So sánh motif thách cướ iở truyện cổ tíc hở dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu motif thách cưới trong truyện cổ tích các dân tộc việt nam (Trang 85)

7. Bố cục của luận văn

3.3. So sánh motif thách cướ iở truyện cổ tíc hở dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số

Qua quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy, motif thách cưới xuất hiện khá nhiều ở kho tàng truyện cổ tích của các dân tộc. Trong đó, truyện cổ tích của dân tộc Kinh chứa motif thách cưới chiếm số lượng nhiều nhất. Tiếp theo đó là truyện kể của những dân tộc miền núi phía bắc như Mường, Dao, Tày, Thái… Ngoài ra ở những dân tộc phía Nam như Chăm, Khơ Me cũng xuất hiện khá nhiều motif này trong kho

84

tàng truyện cổ tích của họ. Nhưng tựu chung lại, chỉ có những dân tộc có tục thách cưới trong hôn nhân truyền thống thì trong kho tàng truyện cổ tích của họ mới xuất hiện motif thách cưới, đặc biệt nhất là ở những tộc người theo chế độ phụ hệ coi thách cưới nặng về tính chất mua bán. Chứng tỏ, tục thách cưới là tập tục lâu đời quen thuộc, không chỉ có ảnh hưởng không nhỏ trong cuộc sống của người Việt, ở hầu hết các dân tộc mà còn đi vào những tác phẩm văn học dân gian như là một motif khá phổ biến và thú vị.

Khi đi vào trong tác phẩm văn học dân gian với vai trò là một motif, thách cưới cũng phản ánh được phần nào bản sắc văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc thông qua nội dung lời thách cưới, người thách cưới…

Ở nội dung lời thách cưới, khi thách về lượng của cải vật chất làm sính lễ, truyện của dân tộc Kinh thường chủ yếu đòi hỏi vàng bạc châu báu, gạo và trâu, bò, thịt lợn, gà… Trong khi đó, ở các truyện của dân tộc thiểu số còn xuất hiện những sản vật đặc trưng của vùng miền ấy như: ngựa, da trăn, da rái cá, thịt hươu, nai…

Như đã nói ở trên, khi ra lời thách kén rể, nếu như ở dân tộc Kinh một chàng rể xứng đáng phải là người mưu trí, khôn lanh hay phải có học thức thì người dân tộc thiểu số lại quan niệm: ngoài mưu mẹo, chàng trai cần phải có khả năng chinh phục được tự nhiên, hiểu biết về qui luật tự nhiên và biết làm ăn. Chính từ quan niệm ấy phần nào cho thấy đặc điểm tư duy và nhu cầu trong đời sống xã hội của mỗi tộc người.

Nếu như ở dân tộc Kinh, vì chịu ảnh hưởng nặng nề của lễ giáo phong kiến nên người thách cưới và quyết định cuộc hôn nhân luôn luôn là ông bố cô gái, nhưng ở các truyện của dân tộc thiểu số người thách cưới ngoài ông bố ra còn có sự tham gia của bà mẹ. Ở truyện Nóng Bua của dân tộc Chăm thì người đứng ra thách cưới lại chính là bà mẹ cô gái. Hay ngoài ông bố cô gái còn có lời thách của người chú trong truyện Lá O và đứa bé mồ côi. Đặc biệt thú vị hơn cả là truyện Bắn tài của dân tộc H’Mông cô gái là người đưa ra lời thách cưới và tự do lựa chọn ý chung nhân của mình.

Về cốt truyện, motif thách cưới của các dân tộc thiểu số thường phức tạp và phong phú, đa dạng hơn so với dân tộc Kinh. Nếu ở truyện của dân tộc Kinh chỉ được

85

đưa ra một lần, nếu chàng trai thực hiện được thì sẽ được kết hôn. Trong khi, lời thách cưới ở truyện người thiểu số, lời thách được đưa ra nhiều lần, có truyện lên tới ba lần. Hơn nữa độ khó và phức tạp cũng hơn hẳn truyện kể của dân tộc Kinh. Điều này làm cho người đọc có cảm giác đọc truyện của dân tộc thiểu số về motif này li kì và hấp dẫn hơn rất nhiều.

Tiểu kết chương

Việc nghiên cứu motif thách cưới trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam ở cả hai vai trò là motif chi tiết và motif chủ đề đã giúp chúng tôi có được cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về đặc điểm và cấu tạo của motif. Với vai trò là motif chi tiết, motif thách cưới thường xuất hiện ở những kiểu truyện về nhân vật mang lốt, về nhân vật mồ côi, người em út, người nghèo khó… và giữ vai trò là motif khởi đầu và motif dẫn dắt trong những cốt truyện chứa nó. Với vai trò này, motif thách cưới chủ yếu xuất hiện trong truyện cổ tích thần kì, tương đương với motif thử thách nhân vật lý tưởn. Còn với vai trò là motif chủ đề, motif thách cưới chủ yếu xuất hiện trong kiểu truyện thử tài kén rể ở truyện cổ tích thế sự như là sự hiện diện của một phong tục hôn nhân truyền thống được lưu giữ lại trong tác phẩm.

86

KẾT LUẬN

Từ việc triển khai đề tài Motif thách cưới trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam, chúng tôi thu được những kết quả sau:

Thứ nhất, motif thách cưới là một trong những motif phổ biến trong hệ thống motif của cổ tích Việt Nam. Nó có vai trò và vị trí quan trọng, chi phối đến hoạt động của nhân vật và sự phát triển của các cốt truyện chứa nó. Hơn nữa, thông qua motif này, chúng ta còn có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về phong tục hôn nhân truyền thống Việt Nam - tục thách cưới. Phong tục này không chỉ in sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của mỗi con người Việt Nam dù ở bất kì dân tộc nào mà nó còn được họ thể hiện, sáng tạo đưa vào tác phẩm văn học dân gian với vai trò của một motif khá thú vị.

Thứ hai, motif thách cưới trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng về các dạng thức. Mỗi dạng thức lại mang theo những đặc trưng, bản sắc riêng của từng tộc người. Qua quá trình khảo sát và tổng kết tình hình tư liệu, chúng tôi có thể đưa ra được những nhận xét, đánh giá như sau: Motif thách cưới là motif đặc trưng chỉ xuất hiện ở kho tàng truyện cổ tích của những tộc người mà trong phong tục hôn nhân truyền thống có tục thách cưới. Nói như thế không có nghĩa là bất kì dân tộc nào có phong tục này cũng đều xuất hiện motif thách cưới. Chúng tôi nhận thấy tần số xuất hiện motif này cao nhất ở những tộc người theo chế độ hôn nhân phụ hệ, đặc biệt trong truyền thống hôn nhân rất coi trọng tục thách cưới. Vì thế trong motif thách cưới chỉ có hình thức chàng trai đi hỏi vợ và nhận được lời thách cưới từ những ông bố cô gái chứ không hề có trường hợp ngược lại.

Thứ ba, sau khi thống kê chúng tôi nhận thấy motif này xuất hiện ở khá nhiều dân tộc khác nhau nhưng số lượng truyện chứa motif này ở dân tộc Kinh là nhiều hơn cả và đa dạng về các dạng thức xuất hiện. Ở tiêu chí phân loại dựa vào mục đích thách cưới có bốn tiểu loại nhỏ là: Lời thách cao để từ chối, bội ước; Lời thách làm việc thể hiện tài trí, Lời thách để chữa bệnh cho cô gái, Lời thách với những mục đích khác.

Thứ tư, cấu tạo của motif thách cưới trong truyện cổ tích Việt Nam được chúng tôi khái quát và làm rõ ở hai vai trò: motif thách cưới với vai trò là motif chi tiết và

87

motif thách cưới với vai trò là motif chủ đề. Mỗi loại có một vai trò nhất định đối với cốt truyện cổ tích chứa nó. Với vai trò là motif chi tiết, motif thách cưới thường xuất hiện ở truyện cổ tích thần kỳ trong những kiểu truyện về nhân vật người mang lốt, nhân vật mồ côi, người em út, người nghèo khổ… và có chức năng khởi đầu và dẫn dắt trong cốt truyện.

Ở vai trò là motif chủ đề, motif thách cưới lại chủ yếu xuất hiện trong loại cổ tích thế sự. Đồng thời qua việc so sánh motif này về mặt kiểu truyện và kiểu nhân vật giữa truyện cổ tích của dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số có thể thấy được, motif này xuất hiện với số lượng khá nhiều ở dân tộc Kinh, nhưng ở truyện kể của dân tộc thiểu số thì lại có biểu hiện phong phú, đa dạng hơn cho nên hấp dẫn hơn so với cốt truyện của dân tộc Kinh.

Thứ năm, thông qua đối chiếu, so sánh motif này trong hệ thống truyện cổ tích của dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số chúng tôi đã rút ra được những nhận xét sơ bộ về những nét tương đồng và dị biệt khá thú vị về đời sống văn hóa, xã hội, tinh thần của mỗi tộc người, thể hiện sự đa dạng và phong phú trong văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam.

Từ việc nghiên cứu về Motif thách cưới trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu motif góp phần tạo điều kiện để những nhà nghiên cứu có cơ sở phân loại truyện cổ Việt Nam theo hệ thống phân loại quốc tế. Thông qua đây, chúng tôi mong muốn được phát triển đề tài này theo những hướng nghiên cứu khác như so sánh motif thách cưới ở truyện cổ tích và truyền thuyết Việt Nam để làm rõ sự tương tác, chuyển hóa về mặt thể loại. Vì đây là một motif phổ biến, có tính chất quốc tế cho nên nếu có thể đi xa hơn nữa, chúng tôi muốn phát triển đề tài này theo hướng so sánh motif thách cưới trong cổ tích Việt Nam với các nước Đông Nam Á hoặc thế giới.

88

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Tuấn Anh (2008), “Nhân vật “gây trở ngại và thử thách” của kiểu truyện “người mang lốt” trong truyện cổ tích thần kì các dân tộc Việt Nam”, Tạp chí Văn học dân gian (5), tr.20-24.

2. Lê Trọng Ân (2004), Tìm hiểu tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Cao (2013), Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Ngữ Văn, Người hướng dẫn TS. Hồ Quốc Hùng, Trường đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Đổng Chi (2000), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam tập 1 và tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Nguyễn Hữu Chúc, Ninh Viết Giao (2001), Truyện cổ các dân tộc miền núi Bắc miền Trung, Nxb Thuận Hóa - Nghệ An - Thanh Hóa, Tp, Hồ Chí Minh.

6. Mạc Đình Dì (1985), Truyện cổ Mảng, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

7. Chu Xuân Diên (2001), Văn hóa dân gian - Mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại, Nxb Giáo dục, TP.Hồ Chí Minh.

8. Nguyễn Tấn Đắc (2001), Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

9. Thiệu Á Đông (2010), Phong tục dân gian cưới hỏi, Nxb Thời đại, Hà Nội. 10. Ninh Viết Giao (1980), Truyện cổ Thái, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

11. Quách Giao (2011), Truyện cổ dân tộc Mường, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 12. Đặng Thị Thu Hà (2007), “Sự phản ánh một số nghi lễ và phong tục cổ xưa trong

kiểu truyện cổ tích về đề tài người lấy vật”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (9), tr.127-137.

13. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, TP, Hồ Chí Minh.

14. Đinh Xăng Hiền (1985), Truyện cổ Hê-rê, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

15. Phạm Quang Hoan (1995), “Nghi thức đám cưới của người H’Mông ở Kỳ Sơn, Nghệ An”, Tạp chí Văn học dân gian (2), tr.10-16.

89

16. Trần Kiêm Hoàng (2010), Truyện cổ Raglai, Nxb Dân Trí, Hà Nội.

17. Nguyễn Thị Huế (1997), “Chủ đề thử tài kết hôn - Sự biến đổi từ phong tục dân tộc học đến motif truyện cổ tích thần kỳ”, Tạp chí Văn hóa dân gian (3), tr.81-84. 18. Nguyễn Thị Huế (1997), “Người mang lốt – môtip đặc trưng của kiểu truyện cổ

tích về nhân vật xấu xí và tài ba”, Tạp chí Văn học (3), tr.55 – 62.

19. Nguyễn Thị Huế (1999), “Nhân vật xấu xí mà có tài trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam”, Tạp chí Văn học (4), tr.105-113.

20.Thu Hương (2006), Truyện cổ Nùng, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội

21. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (2005), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

22. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2011), “Motif “phần thưởng” trong kiểu truyện người em (qua khảo sát truyện cổ tích thần kì Việt Nam)”, Tạp chí Văn học dân gian (5), tr.33-40.

23. Đặng Văn Lung (1997), Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

24. Trương Hiến Mai, Nguyễn Thị Bạch Cúc (2012), Truyện cổ Chăm, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

25. Lữ Huy Nguyên, Đặng Văn Lung (1998), Hợp tuyển truyện cổ tích Việt Nam, Nxb Văn học, Tp. Hồ Chí Minh.

26. Phan Ánh Nguyễn (2012), Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết và cổ tích Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn chuyên ngành Văn học Việt Nam, Người hướng dẫn khoa học TS Hồ Quốc Hùng, Trường đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.

27. Đỗ Kim Ngư (1982), Truyện cổ dân tộc Thuận Hải, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

28. Bùi Mạnh Nhị, Hồ Quốc Hùng, Nguyễn Thị Ngọc Điệp (1999), Văn học dân gian - Những công trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh.

29. Đặng Thị Kim Oanh (2007), Hôn nhân và gia đình của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long, Luận án tiến sĩ khoa học lịch sử, Người hướng dẫn khoa học

90

Ngô Văn Lệ, Nguyễn Khắc Cảnh, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Tp. Hồ Chí Minh.

30. Lô Giàng Páo (1983), Truyện cổ Lô Lô, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 31. Hoàng Phê (2010), Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội.

32. Trần Nguyễn Khánh Phong (2011), Truyện cổ Pa-cô, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

33. Trần Nguyễn Khánh Phong (2011), Truyện cổ Tà Ôi, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

34. Lâm Quý, Phương Bằng (1983), Truyện cổ Cao Lan, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

35. Hoàng Quyết (1972), Truyện cổ Tày Nùng, Ty thông tin văn hóa Cao Bằng, Cao Bằng.

36. Mai Văn Tấn (1987), Truyện cổ Vân Kiều, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 37. Doãn Thanh (1978), Truyện cổ dân gian Dao, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 38. Phùng Thị Đan Thanh (2012), Motif điềm báo và mộng báo trong truyện cổ tích

các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Luận văn thạc sĩ Ngữ Văn, Người hướng dẫn khoa học TS. Hồ Quốc Hùng, Trường đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh.

39. Nông Quốc Thắng (2011) , Truyện cổ các dân tộc Tây Nguyên: Truyện cổ Gia Rai, Truyện cổ Ê Đê, Truyện cổ M’Nông, Truyện cổ Ba Na – Kriêm, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

40. Y Thị (1984), Truyện cổ M’Nông, Sở văn hóa tinh thần Đắc Lắc. 41. Tạ Văn Thông (1984), Truyện cổ Cơ – Ho, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 42. Tạ Văn Thông (1986), Truyện cổ Mạ, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

43. Đặng Thái Thuyên (1983), “Đề tài hôn nhân trong truyện cổ tích thần kỳ Mường”, Tạp chí Văn học (5), tr. 94-104.

44. Hà Văn Thư (1975), Truyện cổ các dân tộc thiểu số miền Nam, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

45. Nguyễn Thị Minh Thư (2009), “Nét khác biệt ở một số motif trong type truyện người con riêng của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (10), tr.116-126.

91

47. Nguyễn Ngọc Thường (1987), “Về mối quan hệ giữa môtíp và cốt truyện”, Tạp chí Văn học (2), tr.57-64.

48.Huỳnh Ngọc Trảng (1983), Truyện cổ Khơ Me Nam Bộ, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 49. Phạm Huyền Trâm (2010), Hình tượng rắn trong truyện kể dân gian Việt Nam,

Luận văn thạc sĩ Ngữ văn chuyên ngành Văn học Việt Nam, Người hướng dẫn khoa học TS. Hồ Quốc Hùng, Trường đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.

50. Lê Vũ Trung (1984), Truyện cổ H’Mông, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

51. Mùa A Tủa (2012), Truyện cổ các dân tộc phía Bắc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

52. Đỗ Như Túy (1982), Truyện cổ Cơ Tu, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

53. Hoàng Tiến Tựu (1983), Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy, nghiên cứu văn học dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

54. Lù Dìn Siểng (1982), Truyện cổ Giáy, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

55. Đặng Đức Siêu (2002), Hành trình văn hóa Việt Nam, Nxb Lao Động, Hà Nội.

Một phần của tài liệu motif thách cưới trong truyện cổ tích các dân tộc việt nam (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)