Lời thách để thử tài, kén rể tốt

Một phần của tài liệu motif thách cưới trong truyện cổ tích các dân tộc việt nam (Trang 57)

7. Bố cục của luận văn

2.2.2. Lời thách để thử tài, kén rể tốt

Ở dạng thức này, thường mở đầu câu truyện bằng chi tiết ông bố muốn kén cho cô con gái xinh đẹp của mình một tấm chồng xứng đáng. Duy nhất có trường hợp ở truyện Bắn tài (dân tộc H’Mông) thì người đưa ra lời thách cưới là bố của cô gái nhưng lại dựa vào ý muốn của con gái mình.

Những truyện chứa motif ở dạng thức này chiếm tỷ lệ nhiều thứ hai chỉ sau dạng thức lời thách với mục đích từ chối. Trong 47 truyện có motif thách cưới thì có 13 truyện chứa motif ở dạng thức này, với tỷ lệ 27.66%. Gồm những truyện: Quân tử, Chàng rể hay chữ, Cô Chín, Giận mày tao ở với ai, Kén rể (dân tộc Kinh), Kén rể

(dân tộc Chăm), Ông già kén rể (dân tộc Khơ me), Chú ba lấy vợ, Bắn tài, Kén rể

(dân tộc Tày), Lá O và đứa bé mồ côi, Người con rể thông minh, Chàng đốn củi.

Để chọn được người tài giỏi, lanh lẹ buộc các ông bố phải đặt ra một lời thách cưới và ra điều kiện nếu thực hiện được sẽ được làm con rể trong nhà. Những điều kiện thì rất khác nhau, tùy theo nguyện vọng của ông bố cô gái muốn chàng rể của mình phải là người như thế nào để ra điều kiện mà tìm kiếm.

Có những người muốn con rể mình phải là một người học rộng, chữ nhiều nên đưa ra điều kiện sẽ gả con gái cho người giải được hai câu đối ông đưa ra, hoặc ở rể ba năm nhưng không được nói động đến tên con gái là Chín… (Chàng rể hay chữ, Cô Chín). Lại có người muốn một anh con rể tài giỏi, hơn người (phải thi bắn cung với các hoàng tử trong truyện Chàng đốn củi, hoặc có thể chăn một đàn trâu lớn, đàn dê và có thể đập được nát đá trong truyện Lá O và đứa bé mồ côi) hoặc chàng rể phải là người thông minh, tài trí (Mang một sợi dây tro làm lễ vật, uốn thẳng sừng trâu trong truyện Người con rể thông minh)... Cũng có những ông bố vợ muốn tìm một chàng rể phải thật lém lỉnh, mưu trí và táo bạo nhưng phải biết việc, thạo việc như trong truyện Giận mày tao ở với ai, Kén rể (dân tộc Tày), Chú Ba lấy vợ…

hoặc phải thật là hiền lành, không bao giờ được chửi bậy trong Kén rể (dân tộc Kinh) và Ông già kén rể (dân tộc Khơ Me). Có thể thấy quan niệm về một chàng rể xứng đáng là vô cùng đa dạng, phong phú, yêu cầu về tài năng mà ông bố vợ tương lai đưa

56

ra chi phối mạnh mẽ đến nội dung, sự phát triển của cốt truyện và hành động của nhân vật.

Ở dạng thức này, khi lời thách cưới được đưa ra thì có rất nhiều người đến xin được thử thách để được ở rể, nhưng đều không thành công mà người thực hiện được lại chính là những chàng mô côi, anh trai nghèo. Họ đã dùng chính tài năng, sức mạnh và sự khôn khéo của mình để thực hiện được lời thách, ở một số truyện nhân vật còn nhận được sự giúp đỡ của các thế lực siêu nhiên hoặc do chính cô gái giúp đỡ (Lá O và đứa bé mồ côi). Cuối cùng họ đã làm cho các ông bố vợ không thể không phục và phải gả con gái cho.

Ở chức năng của lời thách cưới là để kén được rể tài, chúng tôi nhận thấy có những truyện cổ tích của những dân tộc khác nhau nhưng lại có sự tương đồng về cốt truyện, chỉ khác nhau một vài chi tiết nhỏ. Ví dụ như truyện Giận mày tao ở với ai

thì ở dân tộc Kinh có một bản kể và ở dân tộc Nùng cũng có một bản kể giống bản kể trên hoàn toàn là truyện Không bao giờ biết giận nên chúng tôi chỉ xếp nó là dị bản. Đặc biệt cũng là cốt truyện này, ở dân tộc Chăm cũng có một bản kể Kén rể gần giống như vậy về lời thách làm cho bố cô gái nổi giận thì sẽ được kết hôn, chỉ khác một vài chi tiết nhỏ nên chúng tôi vẫn xét nó là một bản kể chính. Tương tự như thế cũng có trường hợp truyện Kén rể của dân tộc Kinh và Ông già kén rể của dân tộc Khơ Me với lời thách trong thời gian ở rể không được chửi bậy thì sẽ gả con cho. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có lẽ là do những điểm tương đồng về mặt văn hóa hoặc sự giao lưu, du nhập của cùng một cốt truyện giữa các dân tộc với nhau.

Mặt khác, trong quá trình khảo sát và phân tích chúng tôi phát hiện cùng là lời thách làm những việc thể hiện tài trí nhưng ở dân tộc Kinh và những dân tộc thiểu số khác ở đồng bằng lại có đôi chút khác biệt với những dân tộc ở vùng cao, sống gần với núi rừng. Chẳng hạn như ở dân tộc Kinh ngoài những thử thách để đánh giá về trí tuệ và sự khôn khéo, những ông bố vợ còn rất coi trọng về học vấn của chàng rể tương lai. Tiêu biểu ở dạng thức này có truyện Chàng rể hay chữCô Chín. Ở truyện thứ nhất, ông bố vợ mong muốn kén một tấm chồng xứng đáng cho con gái. Và người xứng đáng nhất phải là một người tinh thông chữ nghĩa và thơ phú, học rộng biết nhiều nên đã treo hai câu đối trước nhà và chỉ gả con cho người nào giải

57

được. Hay như ở truyện Cô Chín, để kén được chàng rể khéo léo và hay chữ, ông bố cô gái đã đưa ra lời thách trong thời gian ở rể không được nói động đến tên cô gái là

Chín.

Như vậy nếu muốn thực hiện được lời thách này thì anh con trai phải học rộng và biết nhiều chữ nghĩa thì mới có thể thực hiện được lời thách. Từ nội dung của lời thách ta có thể thấy chính đặc điểm của đời sống xã hội đã ảnh hưởng, ăn nhập cả vào trong truyện kể. Ở một trình độ phát triển đi trước những dân tộc thiểu số khác, trong xã hội người Kinh chế độ khoa bảng và học vấn rất được trọng dụng. Nó chính là thước đo phân biệt đẳng cấp và vị trí trong xã hội. Cũng chính vì thế mà những ông bố vợ muốn kén cho con mình một tấm chống xứng đáng, tài giỏi thì tiêu chí tuyển chọn sẽ căn cứ vào trình độ học vấn và chữ nghĩa là điều tất yếu.

Còn đối với truyện kể của những dân tộc thiểu số, đặc biệt là những dân tộc ở vùng cao, gần rừng núi thì xuất phát từ đặc điểm xã hội sống dựa vào tự nhiên và luôn gắn bó mật thiết với tự nhiên vì thế mà tiêu chí đánh giá chàng rể cũng có chút khác biệt. Họ quan niệm một chàng trai tài giỏi phải là người không chỉ có khả năng chinh phục, chế ngự được tự nhiên mà còn phải hiểu rõ qui luật, đặc tính của tự nhiên. Chính vì thế có đến hai truyện có nội dung thách cưới là khả năng bắn tên để chọn ra con rể (Chàng cóc – dân tộc Hà Nhì, Bắn tài – dân tộc H’Mông). Ngoài ra còn có thử thách đi kiếm củi (kiếm một lúc 9 gánh củi xách về trong truyện Chàng cóc), thử thách chăn một đàn trâu lớn, một đàn vịt, đàn dê lớn (Lá O và đứa bé mồ côi). Đặc biệt nhất phải kể đến là tài năng và trí tuệ của anh lính trong truyện Người con rể

thông minh. Chính nhờ khả năng hiểu rõ và nắm bắt được những đặc điểm, qui luật của tự nhiên, anh lính nghèo đã tìm ra cách có được một sợi dây tro làm lễ vật hay có thể uốn được sừng trâu cho thẳng và thực hiện thành công lời thách của nhà vua. Hơn nữa, cũng chính nhờ khả năng đó, mà chàng rể thông minh này còn dùng mẹo để nhà vua không thể bội ước với mình được cũng bằng cách thách nhà vua uốn cho quả bầu khô kia thẳng lại. Cuối cùng nhờ tài trí của mình, anh lính thông minh đã rất xứng đáng trở thành phò mã.

Chỉ có trường hợp ở truyện Quân tửTướng cóc ra trận là nhân vật chàng trai nhờ sự giúp đỡ của các con vật trả ơn, truyện Lá O và đứa bé mồ côi, nhân vật

58

được sự giúp đỡ của cô gái nên mới thực hiện được lời thách còn phần lớn những truyện còn lại nhân vật đều bằng chính khả năng, trí tuệ và sự khôn khéo của mình để thực hiện được.

Dưới đây là mô hình của dạng thức này:

Một phần của tài liệu motif thách cưới trong truyện cổ tích các dân tộc việt nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)