Trong việc miêu tả đời sống, thơ Tố Hữu mang đậm tính sử

Một phần của tài liệu Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy trong thơ tố hữu (Trang 31)

b. Từ láy bộ phận

3.1.2. Trong việc miêu tả đời sống, thơ Tố Hữu mang đậm tính sử

Khuynh hướng sử thi đã có ở thơ Tố Hữu ngay từ chặng đường đầu,

nhưng bộc lộ rõ rệt và ngày càng đậm nét và đầy đủ là từ cuối tập Việt Bắc,

đặc biệt là trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. “Cái tôi” trữ tình trong thơ Tố Hữu ngay từ đầu đã là “cái tôi” chiến sĩ, về sau càng trở thành “cái tôi” nhân danh cộng đồng, nhân danh Đảng và dân tộc. Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu là con người thể hiện tập trung những phẩm chất của giai cấp dân tộc, đến cuộc kháng chiến chống Mĩ được nâng lên thành những hình tượng anh hùng mang tầm vóc thời đại và lịch sử được thể hiện với tất cả niềm cảm phục, ngưỡng mộ và giọng thơ ngợi ca, trân trọng. Nhà thơ ít nói đến những diễn biến đời thường của cuộc sống mà thường tập trung khắc họa những bối cảnh rộng lớn, những biến cố quan trọng tác động mạnh mẽ đến vận mệnh dân tộc, đó là cảnh xây dựng đất nước thật vĩ đại, hào hùng, cảnh cả nước lên đường ra trận, không khí hành quân của các chiến sĩ.

Khoá luận tốt nghiệp 32

Sáo kêu vi vút trên không Sáo kêu dìu dặt trong lòng hồng quân

Sáo kêu réo rắt xa gần

Sáo kêu giục giã bước chân quân hồng

[ Tiếng sáo ly quê]

Trong đoạn thơ trên để diễn tả tiếng sáo, nhà thơ dẫ sử dụng láy lại đến ba lần phụ âm đầu. Ba phụ âm được lặp lại đó là: phụ âm xát, hữu thanh, môi

-v trong từ “vi vút”, phụ âm xát hữu thanh, đầu lưỡi thẳng, -gi,

-d, trong từ “dìu dặt”, “giục giã”; phụ âm xát, hữu thanh, đầu lưỡi cong -r trong từ “réo rắt”. Sự láy lại liên tiếp các từ láy đó khiến âm hưởng của câu

thơ trở nên rộn rã bởi âm thanh của tiếng sáo khi khoan, khi nhặt, khi thanh, khi trầm, khi bổng lên cao, khi hạ xuống thấp. Sự láy lại những phụ âm đầu còn gợi lên không khí hành quân khẩn trương, gấp gáp và tinh thần mạnh mẽ hăng say của chiến sĩ quân hồng.

Trong những năm kháng chiến, hình ảnh con đường là sự thu nhỏ của không gian đất nước trong đó. Đó là không gian cả nước cùng ra trận, là tinh thần “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Hình tượng con đường làm nên diện mạo Tổ Quốc. Trên những nẻo đường của núi rừng Việt Bắc in dấu chân người chiến sĩ, là con đường cách mạng và kháng chiến.

Ví dụ 6:

Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm, rầm rập như là đât rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng Anhs sao đấu súng, bạn cùng mũ nan

Khoá luận tốt nghiệp 33

[Việt Bắc]

Đoạn thơ nói lên khí thế hành quân trên con đường ra trận của những người chiến sĩ. Khí thế hào hùng được thể hiện qua một loạt các phụ âm rung, các từ láy “đêm đêm”, “rầm rập”, “điệp điệp”, “trùng trùng”. Trên con

đường ấy, dường như cả nước cùng ra trận. Từ láy “đêm đêm” được cấu tạo bởi phụ âm đầu “đ”, phần vần được tạo bởi nguyên âm -ê (nguyên âm hàng

trước, không tròn môi, hơi hẹp) và kết thúc bằng phụ âm vang mũi. Đặc điểm cấu tạo này khiến từ láy này tạo cho người đọc ấn tượng về sự kéo dài, triền miên không dứt, đêm này nối tiếp đêm khác, các chiến sĩ vẫn hành quân

không ngừng. Những bước đi của các anh được thể hiện bằng từ láy “rầm rập” đã diễn tả được những bước chân mạnh mẽ, dứt khoát trên con đường ra

trận. Ấn tượng này còn được tô đậm bằng từ láy “điệp điệp”, “trùng trùng”

diễn tả hình ảnh đoàn quân ra trận thật đông đảo, hàng tiếp hàng tạo thành những lớp sóng trùng điệp nối tiếp nhau đến tận chân trời. Sự lặp lại của năm

vần [-ung] cho ta hình dung về hình ảnh những anh bộ đội và khí thế hành

quân của họ. Đồng thời sự lặp lại vần ở những vị trí khác nhau trong đoạn thơ còn thể hiện tâm hồn lãng mạn, mơ mộng của những anh bộ đội cụ Hồ.

Cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lịch sử, dân tộc chứ không phải cảm hứng thế sự đời tư, nổi bật trong thơ Tố Hữu là vấn đề vận mệnh cộng đồng, chứ không phải vấn đề số phận cá nhân. Điều đó đã dẫn tới những con người trong thơ Tố Hữu là con người của sự nghiệp chung với những cố gắng phi thường, các nhân vật trữ tình thường mang phẩm chất tiêu biểu cho dân tộc, thậm chí mang tầm vóc lịch sử và thời đại. Đó là các anh chị dân công được tác giả miêu tả trong cảnh phá đường.

Ví dụ 7:

Khoá luận tốt nghiệp 34

Lục cục lào cào Anh cuốc em cuốc Đá lở đất nhào

[Phá đường]

Để miêu tả cảnh phá đường hết sức khẩn trương của các anh chị dân

công, phụ âm -h ở dòng thơ đầu tiên được lặp lại liên tiếp, câu thơ thứ hai lại tiếp tục láy vần -uc và vần -ao kết hợp với nhịp điệu ngắn như những nhát

cuốc nhanh và mạnh, đã thể hiện tâm thế làm việc hăng say, nhiệt tình của những con người mang trong mình lí tưởng đánh giặc ngoại xâm giải phóng dân tộc.

Đoạn thơ sau lại giúp chúng ta hình dung rõ hơn về hình ảnh người mẹ chiến sĩ.

Ví dụ 8:

Bầm ơi có rét không bầm

Heo heo gió nuí, lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non.

[Bầm ơi]

Trong một dòng thơ mà tác giả sử dụng liên tiếp hai từ láy.Từ láy “heo heo” có -e là nguyên âm hàng trước,không tròn môi, hơi rộng) kết hợp với sự lặp lại của phụ âm tắc thanh hầu -h khiến cho âm hưởng của câu thơ như

trùng hẳn xuống. Hai câu thơ cuối tạo ra lối gieo vần độc đáo. Chữ thứ sáu

của câu lục được gieo với chữ thứ tư của câu bát bằng vần -un. Sự kết hợp giữa nguyên âm trầm tối -u với phụ âm vang mũi -n tạo ra những âm tiết nửa

khép thể hiện những ưu tư trong lòng nhà thơ. Các từ “lâm thâm”, “heo heo gió núi”, “ruộng cấy”, “lội, bùn” cho ta hình dung về một công việc hết sức

Khoá luận tốt nghiệp 35 quen thuộc nhưng đầy vất vả, lam lũ của những bà mẹ chốn thôn quê. Nhớ về Việt Bắc là Tố Hữu không nguôi nỗi nhớ về những bà mẹ đã từng chở che cho mình trong kháng chiến.

Trong thơ của mình, Tố Hữu nói đến những con người chiến đấu vì độc lập dân tộc không chỉ là anh vệ quốc quân, bà Bủ, bà bầm mà còn có hình ảnh những em bé mà tiêu biểu là Lượm. Đoạn thơ sau đây đã khắc hoạ hình ảnh một chú bé liên lạc nhanh nhẹn, tinh nghịch mà dũng cảm.

Ví dụ 9:

Chú bé loắt choắt Cái sắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh

[Lượm]

Trong bốn từ láy dùng để tả vẻ bên ngoài của chú bé Lượm, thì “loắt choắt”, “thoăn thoắt” có sự gợi tả đặc biệt. “Loắt choắt” vừa gợi lên dáng vẻ

nhỏ bé và gầy đến mức như teo lại (do nghĩa của yếu tố choắt tạo nên) nhưng

lại vừa gợi ra sự nhanh nhẹn tinh khôn. Ở khuôn vần -oăn, -oăt trong “loắt choắt”, “thoăn thoắt”, âm thanh phát ra khi phát âm -ă độ mở của miệng bị thu nhỏ do âm đệm -o đứng trước đồng thời hai hàm răng khép lại, thắt vào đầu lưỡi khi cấu âm âm cuối -t hoặc -n. Động tác cấu âm này khiến ta liên

tưởng tới trạng thái làm cho nhỏ đi, bị thu hẹp lại hoặc ngắt ra rất đột ngột và nhanh chóng kết hợp với bản thân thành tố gốc (choắt có nghĩa “nhỏ, bé”

“thoắt” có nghĩa “rất nhanh chóng và đột ngột”) đã tạo nên ý nghĩa của hai từ láy này. Bên cạnh đó là hai từ láy toàn bộ “xinh xinh”, “nghênh nghênh” đã thể

Khoá luận tốt nghiệp 36

chữ, những từ láy liên tiếp : “loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh” với âm thanh của nó cũng gợi lên một cái gì nhanh nhẹn, tươi trẻ của một chú bé liên lạc nhỏ bé nhưng nhí nhảnh, tinh khôn và tháo vát.

Khuynh hướng sử thi trong thơ Tố Hữu được biểu hiện phong phú trong mỗi bài thơ, mỗi đối tượng phản ánh. Những dòng thơ mang giọng điệu hào hùng, mạnh mẽ trước những đối tượng hay nội dụng hướng tới là những vấn đề mang tầm vóc lịch sử, thời đại. Ở phương diện nào, các từ láy cũng đã giúp nhà thơ bộc lộ trực tiếp thái độ, tình cảm, cảm xúc của mình với những đối tượng được nói tới trong tác phẩm.

3.1.3. Trong việc biểu đạt nội dung tư tưởng, giọng thơ Tố Hữu mang tính chất tâm tình, ngọt ngào tha thiết

Trong thơ Tố Hữu, mọi phương diện của đời sống cách mạng, tư tưởng, lẽ sống đến mối quan hệ của người cách mạng với đồng chí, đồng bào, với lãnh tụ, tất cả đều trở thành tình thương mến, thành những ân nghĩa sâu nặng. Dù có những lúc thơ Tố Hữu được cất lên bằng giọng thúc giục, trang trọng, hùng khí, khi là lời kêu gọi, là mệnh lệnh của cách mạng thì Tố Hữu vẫn trở về với giọng điệu đặc trưng của mình là giọng tâm tình, ngọt ngào tha thiết.

Tố Hữu luôn lắng nghe nhịp đời, quan tâm cuộc sống với mọi cuộc đời. Mà chính nhà thơ cũng có bao tâm tư muốn giãi bày, bởi Tố Hữu mang hơi thở tâm hồn mình vào thơ, gợi lên khúc nhạc tâm tình ngọt ngào lắng đọng trong trái tim mỗi người.

Ví dụ 10:

Thì em hỡi! đi đi, đừng tiếc nữa

Ngại ngùng chi? Nấn ná chỉ thêm phiền Đi đi em, can đảm bước chân lên

Khoá luận tốt nghiệp 37

[ Đi đi em ]

Đó là những lời tâm tình tràn đầy cảm xúc lo lắng, thương yêu của một

trái tim đôn hậu, tha thiết. Những trợ từ “thì, đi, ư” và các từ láy “ngại ngùng”, “nấn ná” với phụ âm vang mũi -ng đã khẳng định sắc thái cảm thông sâu sắc,

nhờ đó có thể nhận thấy tình yêu thương dạt dào, niềm cảm thông đặc biệt mà Tố Hữu đã bộc lộ qua những lời tâm tình với thân phận tủi khổ với các em nhỏ.

Lời thơ tâm tình ngọt ngào, dạt dào tình thương mến được thể hiện trong thơ Tố Hữu rất đậm nét, chưa bao giờ lại đằm thắm, dịu dàng như khi nói những gì thuộc về cách mạng, về Đảng, về nhân dân. Phút chia tay chiến khu đã bộc lộ rõ nỗi nhớ sâu sắc bởi bao nhiêu ân nghĩa sâu nặng, bao nhiêu kỉ niệm thân thương.

Ví dụ 10:

Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà, đinh ninh Mình đi mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu.

[ Việt Bắc ]

Trong đoạn thơ này, từ láy “mặn mà” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm đầu -m (vốn là phụ âm vang mũi, kết thúc bằng âm tiết mở) đã thể hiện

được tình cảm đằm thắm, sâu sắc giữa kẻ ở, người đi. Ấn tượng này còn được tô đậm bằng từ láy “đinh ninh” diễn tả mối tình thuỷ chung, son sắt trước sau

như một.

Lời tâm tình trong thơ Tố Hữu không chỉ là những lời tâm tình sẻ chia, cảm thông với những số phận éo le, bất hạnh, thương nhớ về tiền tuyến hậu

Khoá luận tốt nghiệp 38 phương, tình cảm gắn bó thủy chung giữa Đảng với Việt Bắc, giữa miền ngược với miền xuôi… mà còn biểu hiện trong tình cảm đối với Bác.

Ví dụ 11:

Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút

Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười

Quên tuổi già, tươi mãi tuổi đôi mươi

[ Sáng tháng năm]

Một loạt các từ láy “ung dung”, “mênh mông”, “thanh thản” đã khắc

hoạ đậm nét thần thái, cốt cách của con người chủ tịch Hồ Chí Minh. “Ung dung” thể hiện phong thái đàng hoàng, tự tin. Trán “mênh mông” đó là vầng trán cao, rộng. Và “thanh thản” thể hiện tâm hồn trong sáng của Bác.Trong đoạn thơ, các từ láy này đã nhấn mạnh chủ đề chung: nói về vị lãnh tụ của dân tộc ta không chỉ gần gũi, giản dị, thân quen như một người ông, người bác, người cha, người anh trong gia đình mà còn là một vị lãnh tụ luôn ung dung tự tại.

Giọng điệu ngọt ngào tha thiết còn thể hiện ở sự vui tươi, ngạc nhiên. Những từ láy có tác dụng bộc lộ trực tiếp sự gieo vui ấy tạo nên nhịp thơ sôi nổi, rộn rã. Ví dụ 12: A! tiếng hát Ngọt như đường cát Của các em Êm êm

Khoá luận tốt nghiệp 39

Thanh thanh

[ Đêm xanh ]

Từ láy toàn bộ “êm êm”, “thanh thanh” được tạo nên bởi sự kết hợp của

cặp nguyên âm -ê(nguyên âm hàng trước, không tròn môi, và -a (nguyên âm hàng sau, không tròn môi, độ mở rộng) và kết thúc bằng cặp phụ âm cuối -m, -nh là âm vang cùng với thán từ “a” rất phù hợp với việc biểu lộ sự ngỡ ngàng, tràn đầy niềm tin yêu của nhà thơ.

Có thể thấy rằng các từ láy trong thơ Tố Hữu có tác dụng rất hiệu quả, góp phần làm cho câu thơ mang đậm sắc thái biểu cảm, thể hiển rõ giọng điệu tâm tình ngọt ngào sâu lắng, tình thương mến dịu dàng tha thiết nơi trái tim nhà thơ. Đồng thời nó cũng góp phần tạo nên giọng điêu riêng rất dễ nhận ra trong thơ Tố Hữu bởi ít có nhà thơ nào lại sử dụng các từ láy nhiều như Tố Hữu.

Tóm lại qua việc tìm hiểu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy trong thơ Tố Hữu trong việc biểu đạt nội dung tư tưởng, chúng tôi thấy rằng hầu hết các từ láy đều có xu hướng cụ thể hóa với việc thể hiện tâm hồn nhà thơ cũng như việc miêu tả đời sống với những tình cảm, cảm xúc khác nhau. Điều đó đã tạo nên sự phong phú và đa dạng của từ láy.

3.2. Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy trong thơ Tố Hữu

3.2.1. Từ láy với việc tạo cấu trúc thơ lục bát

Từ xưa đến nay các nhà nghiên cứu thơ lục bát Tố Hữu đã khẳng định rằng: Thơ lục bát của Tố Hữu đạt đến mẫu mực, điển hình của câu thơ lục bát hiện đại nói riêng và lục bát Việt Nam nói chung. Về thể thơ này Tố Hữu có tiếp thu những tinh hoa của phong trào thơ mới, của thơ ca thế giới cổ điển và hiện đại. Thơ lục bát vốn là thể thơ dân tộc, mà từ láy là lớp từ đặc sắc của tiếng Việt, chỉ có trong tiếng Việt. Cho nên việc

Khoá luận tốt nghiệp 40 sử dụng từ láy trong thể thơ này là rất phù hợp. Từ láy góp phần tạo nên sự uyển chuyển mềm mại trong những câu lục bát, tạo ấn tượng ngọt

ngào, đằm thắm.

Ví dụ 13:

Đường lên xứ lạ Kông Tum

Quanh quanh đèo chật, trùng trùng nuí cao Thông reo bờ suối rì rào

Chim chiều chiu chít ai nào kêu ai?

[Tiếng hát đi đày]

Ở đây, tác giả đã sử dụng rất nhiều từ láy. Đó là những từ láy hoàn

toàn “quanh quanh” được cấu tạo bởi phụ âm môi hóa -q kết hợp với âm đệm -u và -a (nguyên âm hàng sau, không tròn môi, độ mở rộng) và âm cuối vang mũi -nh, còn “trùng trùng” được tạo nên bởi nguyên âm -u (nguyên âm hàng

sau, tròn môi, độ mở hẹp) giúp chúng ta hình dung rõ được sự quanh co, uốn lượn, và đầy hiểm trở của núi rừng nơi mà người chiến sĩ đang bị đày qua.

Hai câu thơ sau xuất hiện hai từ láy âm đó là “rì rào” có phụ âm xát, hữu thanh, đầu lưỡi cong -r được lặp lại hai lần tạo nên thế đối lập với dòng thơ dưới. Phụ âm tắc, hữu thanh, mặt lưỡi -ch được lặp lại bốn lần trong “chim chiều chiu chít” tạo nên không gian rộng lớn với những núi cao, đèo sâu tràn

ngập tiếng chim, tiếng gió trong buổi rừng chiều. Nhà thơ đã tìm đúng những từ vừa có nghĩa lại vừa tạo được lượng âm thanh. Nếu mất đi một vài âm

Một phần của tài liệu Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy trong thơ tố hữu (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)