Trong việc biểu hiện tâm hồn, thơ Tố Hữu hướng tới cái ta

Một phần của tài liệu Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy trong thơ tố hữu (Trang 26)

b. Từ láy bộ phận

3.1.1. Trong việc biểu hiện tâm hồn, thơ Tố Hữu hướng tới cái ta

Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc, đất nước. Ngay từ đầu, “cái tôi” trữ tình trong thơ Tố Hữu đã là “cái tôi” nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc

Thơ Tố Hữu ngay từ dòng đầu đã hòa nhập được với cuộc đời chung. “Cái tôi” trữ tình ấy trên hành trình thơ không qua một chặng đường nào đơn độc, kể cả những ngày tù đầy phải trải qua giờ phút cô đơn, xa cách cuộc đời. Trong một lần trò chuyện về thơ, Tố Hữu mong ước là không lặp lại mình. Điều mong ước tuy giản dị nhưng thật lớn lao đối với cuộc đời thơ dài qua nhiều thập kỷ. Tố Hữu đã thực hiện được mong ước ấy. Vẫn là giọng điệu trữ tình thiết tha, vẫn là cái nhìn sắc sảo trên dòng thời cuộc, trong cơn lốc xoáy, trước ngã ba đường và ở cả những phút giây bình yên, thanh thản. Nhưng rồi thơ anh đã khác đi biết bao, mỗi chặng đường lại mang một vẻ đẹp riêng.

Sự gắn bó sâu sắc giữa cái riêng và cuộc đời chung là đặc điểm xuyên suốt trong thơ, đảm bảo cho thơ Tố Hữu lúc nào cũng khác đi với chính mình,

nhưng vẫn là mình. “Cái tôi” của tác giả lộ hình hơn cả ở tập thơ đầu Từ ấy. Ở Từ ấy, Tố Hữu đã đặt ra vấn đề trước cuộc đời. Người thanh niên trí

thức, khi tâm hồn bừng sáng lý tưởng cách mạng, đã nhìn cuộc đời từ nhiều phía, trong chiều sâu và tầm xa, trong quan hệ giữa cái riêng và cái chung,

dân tộc và thời đại, sự sống và cái chết, hạnh phúc và hy sinh. Từ ấy mang

theo hơi thở và máu thịt của cuộc đời chung, nhưng trước hết là của tác giả: sôi nổi, trẻ trung và thanh khiết quá, cái cao cả của lý tưởng, của cuộc đời

Khoá luận tốt nghiệp 27 nỗi niềm tâm sự và có cả tiếng nói quyết tâm của ý chí trên con đường đấu tranh.

“Cái tôi” của một người cộng sản trẻ tuổi đẫ hòa nhập với cuộc đời chung, gắn bó với muôn người, ở giữa mọi người.

Ví dụ 1:

Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải khắp trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời [ Từ ấy ]

Đoạn thơ thể hiện tâm trạng vui mừng của tác giả khi được ánh sáng lí tưởng chiếu rọi. Sự gặp gỡ lí tưởng dẫn đến sự thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa con người với toàn bộ thế giới, đem lại sự gắn bó ruột thịt với muôn

người lao khổ để tạo thành sức mạnh to lớn của cách mạng. Từ láy “trang trải” và “gần gũi” đã góp phần thể hiện điêù đó. Từ láy “trang trải” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm đầu “tr”, phần vần được tạo bởi nguyên âm -a

(nguyên âm hàng sau, không tròn môi, độ mở rộng) và kết thúc bằng phụ âm

vang mũi -ng, đã tạo nên ấn tượng rộng mở, sự chia sẻ, vượt qua giới hạn của cái tôi để chan hòa với muôn người. Còn “gần gũi” do cặp nguyên âm -â (nguyên âm hàng sau, không tròn môi, hơi hẹp) kết hợp với -u (nguyên âm hàng sau, tròn môi, độ mở hẹp) và cách điệp phụ âm hữu thanh -g. Chính đặc điểm cấu tạo này khiến từ láy “gần gũi” tạo cho người đọc ấn tượng trầm,

nhỏ và tối đã diễn tả khả năng đồng cảm sâu xa của nhà thơ, sự gắn bó của nhà thơ với moị người là hoàn toàn tự nguyện. Niềm vui tràn trề của một tâm hồn trong trạng thái bừng ngộ hòa vào niềm vui hân hoan của một thế hệ thanh niên cách mạng tạo nên một cảm xúc say mê, ngây ngất trong ngày đầu

Khoá luận tốt nghiệp 28 được giác ngộ lí tưởng và bước vào cuộc đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc.

Đang say sưa hoạt động bỗng bị bắt ném vào trong xà lim chật hẹp ngăn cách với cuộc sống bên ngoài, người thanh niên ấy không thể không cảm thấy thấm thía nỗi cô đơn vì phải xa phong trào, xa đồng chí. Chính vì vậy, tâm hồn nhạy cảm của người chiến sĩ luôn hướng ra cuộc sống bên ngoài nhà tù, lắng nghe và đón nhận âm thanh của cuộc sống thiên nhiên và con người. Ví dụ 2:

Cô đơn thay là cảnh thân tù Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu

[ Tâm tư trong tù]

Năm 1939, khi vừa tròn 18 tuổi, chàng thi sĩ cách mạng Tố Hữu bị kẻ thù bắt giam. Bài thơ được sáng tác vào năm đó. Trong đoạn thơ này, câu thơ thứ nhất thể hiện tâm trạng cô đơn của tác giả nhưng ba câu thơ sau lại thể hiện tâm trạng vui tươi náo nức khi hướng ra bên ngoài cuộc sống nhà tù. Để

thể hiện tâm trạng đó, Tố Hữu đã sử dụng hai từ láy “rạo rực”, “náo nức”. Hai từ láy được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm đầu “r” (vốn là phụ âm rung) và “n” (là phụ âm vang mũi), phần vần được tạo nên bởi cặp nguyên âm -a (nguyên âm hàng sau, không tròn môi, độ mở rộng) và nguyên âm -ư (nguyên

âm hàng sau, không tròn môi, độ mở hẹp) khiến âm hưởng câu thơ trở nên vui tươi, điều đó giúp nhà thơ tái hiện được bức tranh cuộc sống vô cùng phong phú. Bức tranh này không chỉ tả ngoại cảnh mà còn chất chứa tâm trạng của chủ thể trữ tình, ý thức về “cái tôi” trong mối quan hệ cá nhân với cộng đồng, tập thể quần chúng.

Khoá luận tốt nghiệp 29 Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, hai bản anh hùng ca của dân tộc đã được Tố Hữu miêu tả với biết bao cảm xúc trân trọng, cảm phục. Quần chúng nghèo khổ, những cuộc đời lam lũ trước đây theo Đảng đã vụt trỗi dậy thành những nhân vật anh hùng và đã làm nên bao kỳ tích suốt trong nửa thế kỉ đấu tranh. Tố Hữu là nhà thơ đã nói lên sâu sắc niềm vui, nỗi buồn của dân tộc qua những chặng đường dài lịch sử.

Niềm vui Tháng Tám thật xúc động: Ví dụ 3:

Gió gió ơi! hãy làm dông tố

Cuốn tung lên cờ đỏ máu thêm tươi Vàng vàng bay, đẹp quá sao sao ơi! Ta vật ngã trong dòng người cuộn thác Ôi! thiên đường tai miên man lắng nhạc Từ muôn phương theo gót nện rầm rầm

[Huế Tháng Tám]

Trong đoạn thơ này, tác giả đã sử dụng liên tiếp biện pháp điệp “gió gió”, “vàng vàng”, “sao sao”, và các từ láy “miên man”, “rầm rầm” kết hợp với

nhịp điệu câu thơ góp phần diễn tả niềm vui sướng đến tột cùng của nhân vật trữ tình khi đất nước giải phóng. Từ láy “miên man” được sử dụng khá đặc

biệt. Từ láy này được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm đầu “m”, phần vần được tạo thành bởi nguyên âm đôi -iê (nguyên âm hàng trước, không tròn môi, có độ mở hẹp) và nguyên âm -a (nguyên âm hàng sau, không tròn môi, độ mở

rộng) và kết thúc bằng phụ âm vang mũi. Chính đặc điểm cấu tại này khiến từ

láy “miên man” tạo cho người đọc ấn tượng về sự kéo dài triền miên không

dứt. Ấn tượng này rất phù hợp khi miêu tả tâm trạng vui sướng, niềm hân

Khoá luận tốt nghiệp 30 được cấu tạo bởi phụ âm đầu “r” (vốn là phụ âm rung) và -â (nguyên âm hàng sau, không tròn môi, hơi hẹp) và kết thúc bằng âm cuối -m là một âm

vang. Chính đặc điểm cấu tạo này cũng khiến cho từ láy “rầm rầm” gây được

ấn tượng mạnh mẽ, vang xa trong không gian, đã làm rõ được cái vui hả hê, sung sướng sau những năm dài nô lệ của xứ Huế yêu thương nói riêng và của đất nước nói chung trong ngày giải phóng. Cả trời Huế như rợp cờ đỏ sao

vàng tung bay phấp phới trong gió thu, “gió, cờ, sao” cũng trở nên có hồn,

cũng trở nên vui say cùng con người trong ngày vui lớn của đất nước.

Thật khó để diễn tả niềm vui lớn của dân tộc. Tố Hữu đã xáo trộn nỗi niềm riêng chung đến hả hê trong tứ thơ độc đáo. Và chín năm sau là niềm vui trong trẻo khi bầu trời, rừng núi, sông biển đã về ta và nhà thơ có thể chiêm ngưỡng trong ánh sáng của một ngày mới.

Ví dụ 4:

Đẹp vô cùng Tổ Quốc ta ơi! Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt

Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát Chuyến phà dào dạt, bến nước bình ca.

[Ta đi tới]

Đoạn thơ trên diễn tả niềm tự hào, kiêu hãnh về vẻ đẹp của non sông. Trải ra trước mắt người đọc là một không gian mênh mông, rộng lớn với những rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngút ngát, những dòng sông thuyền bè tấp nập… Góp phần làm nên ấn tượng ấy chính là việc sử dụng hai từ láy “ngào

ngạt” và “dào dạt”. Từ láy “ngào ngạt”, “dào dạt” được tạo bởi nguyên âm -a

(nguyên âm hàng sau, không tròn môi, độ mở rộng) kết hợp với phụ âm vang

-ng được lặp lại có sức vang ngân mạnh mẽ, và phụ âm -d (phụ âm tắc, ồn,

Khoá luận tốt nghiệp 31

nguyên âm gần giống nhau trong “ lô, hò, ô” đặt cạnh nhau phụ họa cho nhau khiến câu thơ có sự vang động lòng người. Đặc biệt là cuối dòng thơ hai, ba,

bốn đều kết thúc bằng những âm tiết có nguyên âm -a là nguyên âm sáng, có

độ mở rộng, làm đỉnh của âm tiết khiến câu thơ mở ra một không gian bao la, rộng lớn của đất nước.

Những nội dung phản ánh, những tình cảm bộc lộ đã giúp chúng ta thấy rõ Tố Hữu thực sự là nhà thơ cách mạng, nhà thơ nhân danh cộng đồng, dân tộc. Sử dụng thành công các từ láy với những dụng ý giao tiếp khác nhau với từng nội dung cụ thể, tư láy đã thực sự góp phần lớn làm tăng sắc thái ý nghĩa cho câu thơ giúp Tố Hữu thể hiện một cách tinh tế cái ta chung trong thơ mình.

Một phần của tài liệu Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy trong thơ tố hữu (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)