0
Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Tại sao trong dạy học BTVL cần vận dụng lý thuyết phát triển BTVL?

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU DẠY HỌC BÀI TẬP CHƯƠNG DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI LỚP 11 THPT THEO LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN BÀI TẬP VẬT LÝ (Trang 27 -27 )

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.3. Tại sao trong dạy học BTVL cần vận dụng lý thuyết phát triển BTVL?

- Vai trò của BTVL trong dạy học vật lí là hết sức quan trọng, việc sử dụng chúng trong giờ học lại càng quan trọng trong việc phát triển tính tích cực nhận thức của học sinh.

- Để nâng cao hiệu quả của một giờ dạy BTVL và đặc điểm nâng cao hiệu quả của BTVL vừa chữa, chúng ta không nên thỏa mãn với việc tìm ra lời giải và đáp số mà hãy nhìn nhận bài tập vừa chữa dưới góc độ khác nhau, với những lời giải khác nhau (nếu có), hãy xem xét ý nghĩa các số liệu, đối chiếu chúng với thực tế, rút ra những nhận xét bổ ích, chỉ ra được mấu chốt của từng lời giải, đâu là cái mới, cái cũ, ... Nói cách khác, chúng ta phải mổ xẻ bài tập vừa chữa cũng như lời giải bài tập đó để tìm ra cái mới trong đó.

- Mặt khác, trong thực tế dạy học học sinh thường gặp nhiều bài tập cùng dạng tuy chúng có thể khác nhau về cách diễn đạt nhưng lại dùng những công thức, kiến thức giống nhau để lập luận và tìm ra lời giải. Nếu như vậy thì sẽ không hiệu quả khi chúng ta yêu cầu học sinh cứ giải hết bài tập này đến bài tập khác trong cùng một dạng, nó vừa mất thời gian dễ dẫn đến nhàm chán và không phát huy được các đối tượng học sinh khá giỏi. Chính vì vậy mà đối với bài tập điển hình để chữa, sau đó thông qua bài tập điển hình nhận xét, đánh giá chỉ ra lời giải cho các bài tập khác.

- Trong tài liệu tham khảo học sinh thường gặp các bài toán phức tạp mà khi giải chúng buộc các em phải chia thành các bài tập nhỏ để giải, đó là các BTCB. Việc chuyển BTTH thành các BTCB là công việc khó khăn nhất của học sinh vì các em khó phát hiện mình gặp bao gồm những BTCB nào. Thế thì chúng ta hãy xuất phát từ BTCB và biến nó thành BTTH (mở rộng bài tập). Nếu làm được điều này thì khi gặp những BTTH, các bài tập cùng dạng với bài tập vừa chữa học sinh dễ dàng tìm ra lời giải. Nói như vậy có nghĩa là thông qua BTCB học sinh nắm được BTTH thông qua lời giải BTCB học sinh có lời giải BTTH.

- Phát triển BTCB thành BTTH làm cho học sinh không chỉ nắm được một bài tập mà thông qua đó nắm được nhiều bài tập nữa, học sinh không những nắm kiến thức một cách chắc chắn và sâu sắc mà còn làm tăng sự hứng thú, năng lực làm việc độc lập, tích cực nhận thức của học sinh. Vì ở đây học sinh vừa cố gắng hoàn thành nhiệm vụ cho mình bằng cách tự đặt ra các đề bài tập. Lúc này giáo viên chỉ đóng vai trò làm trọng tài và cố vấn là chủ yếu.

- Tuy nhiên, trong các giờ dạy bài tập không nên phức tạp bài toán quá nhiều và mất thời gian cho công việc này. Chúng ta nên phân bố thời gian một cách hợp lý để hoàn thành nhiệm vụ chữa bài tập, đó là củng cố kiến thức cũ, giúp học sinh nắm kiến thức mới, phát triển năng lực làm việc độc lập, tích cực nhận thức đồng thời giúp học sinh nắm bắt thêm những dạng toán tương tự, những BTTH trên cơ sở những BTCB vừa chữa.

1.2.4. Quy trình dạy học một bài học BTVL theo lý thuyết phát triển DHVL

Dạy học một bài học BTVL theo lý thuyết phát triển DHVL thực hiện theo quy trình sau:

- Giáo viên xác định hệ thống BTCB của chương.

+ Xác định nội dung kiến thức cơ bản của chương. + Các phương trình biểu diễn.

+ Lựa chọn BTCB. + Mô hình hoá bài tập.

- Học sinh giải BTCB (tập dượt để hiểu rõ và ghi nhớ kiến thức cơ bản). - Giáo viên khái quát hoá phương pháp giải BTCB và phân tích bài tập các dữ kiện a,b,c... liên hệ với x bằng những phương trình, kiến thức cơ bản là

f(a,b,c) = f. Nắm được phương trình này sẽ giải quyết được hàng loạt bài tập khác. - Giáo viên phát triển bài tập bằng cách hoán vị giả thiết, kết luận để được BTCB có độ khó tương đương.

- Giáo viên yêu cầu học sinh phát triển bài tập theo hướng 1 (làm theo mẫu) bằng ngôn ngữ nói. Điều này có tác dụng tốt trong việc học sinh nắm vững kiến thức cơ bản và bồi dưỡng năng lực diễn đạt bằng ngôn ngữ nói cho học sinh.

- Giáo viên phát triển BTCB theo hướng phát triển giả thiết hoặc phát triển kết luận, giáo viên có thể phân tích: nếu trong BTCB không cho a mà cho a1, a2, a3

(a liên hệ với a1, a2, a3 bằng kiến thức cơ bản mà học sinh đã học) thì các em có giải được không ? Từ đó em hãy đặt lại vấn đề bài tập đã cho, các em học sinh khá có thể tham gia xây dựng bài mới.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU DẠY HỌC BÀI TẬP CHƯƠNG DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI LỚP 11 THPT THEO LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN BÀI TẬP VẬT LÝ (Trang 27 -27 )

×