Ứng xử trong mối quan hệ thầy trò

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng sử của người việt qua tục ngữ ca dao (Trang 36)

7. Bố cục khóa luận

2.2.2.1. ứng xử trong mối quan hệ thầy trò

Khi Nho giáo xâm nhập vào Việt Nam, đã bị truyền thống văn hóa dân tộc đồng hóa, đưa vào đó những nét đặc thù của mình, làm cho yếu tố Nho giáo bị biến đổi sao cho phù hợp. Nếu như Nho giáo nguyên thuỷ coi

trọng “võ” thì ở Việt Nam lại ngược lại, tuy phải lâm vào cảnh chống giặc

ngoại xâm triền miên nhưng từ dân chúng cho tới triều đình rất ít quan tâm

đến “võ”, trong khi đó việc trọng “văn”, trọng tình người lại được quan tâm

hơn cả. Người cầm quyền nhìn thấy ở Nho giáo nói chung và ở văn nói riêng là một công cụ cai trị đất nước. Còn người bình dân thì thấy đây là một công cụ văn hóa, một con đường làm nên nghiệp lớn. Người Việt luôn coi trọng và

đề cao cái chữ “một kho vàng không bằng một nang chữ”. Trên khắp đất

nước Việt Nam đâu đâu cũng ham học chữ, thi văn:

“ Chẳng tham ruộng cả ao liền

Tham vì cái bút cái nghiên anh đồ”.

Để học được cái chữ, học được cái đạo làm người thì cần phải có người thầy hướng dẫn. Trong gia đình là cha mẹ, ra ngoài đời là người thầy, đó là tất cả những người được kính trọng. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền

cũng là thầy” hoặc “không thầy đố mày làm nên”. Đối với người thầy, trò

bao giờ cũng phải có lòng biết ơn, kính trọng như đối với cha mẹ của mình vậy.

Để học được cái chữ thì trước hết là học đạo làm người “tiên học lễ

hậu học văn”. Tại trường học của các thầy (ông đồ) xưa kia, kỷ luật được tôn

trọng chặt chẽ đến mức khắc nghiệt. Các thầy vẫn dùng những hình phạt, chuyện mắng mỏ xảy ra thường xuyên. Nhưng trong xã hội cũ, người ta lại không thấy đây là điều sai trái. Thậm chí các phụ huynh còn khẳng định hộ

các ông thầy “thứ nhất hay chữ, thứ nhì dữ đòn”. Đối với người học trò phải có tinh thần hiếu học, ham hiểu biết “có học thì mới nên khôn”, để học tốt thì cần phải “học ăn, học nói, học gói, học mở” và học ở mọi lúc, mọi nơi với mọi đối tượng “học thầy không tày học bạn”, “đi một ngày đàng học một

sàng khôn”.

Đạo làm trò luôn luôn phải kính trọng, quý mến thầy. Người ta ở đời nhờ có cha mẹ sinh ra mình, lại phải nhờ có thầy dạy cho mình thì mình mới khôn, mới biết việc này, việc nọ, mới nên con người, cho nên học trò ở với thầy cũng như con ở với cha mẹ vậy. Đạo thầy trò đối với người Việt là mối quan hệ rất thiêng liêng.

Đạo lí Việt Nam phải vượt qua âm mưu đồng hóa ngoại bang giữ

được bản sắc của dân tộc mình, hẳn cũng bắt nguồn từ nếp sống “tôn sư

trọng đạo” như thế. Từ ông vua tối cao quyền uy đến những người dân

thường khi gặp thầy đều khoanh tay cúi chào. Ai sống trong xã hội nông thôn xưa mới thấy hy vọng của nhân dân đặt vào những ông thầy thật to lớn. Thầy không chỉ dạy chữ nghĩa mà thầy còn là người cố vấn cho toàn bộ cuộc đời. Đau ốm đến xin thầy cắt thuốc, tang ma đến xin thầy chỉ vẽ, lễ tiết đến xin thầy nghi thức. Thầy viết văn cho làng cúng thần thánh, cho các gia đình mở đám hội, đám chay. Ông thầy gần như cuốn từ điển sống. Thầy được kính trọng là vì thế. Đó là nét đẹp văn hóa ngàn đời của đạo lý Việt Nam.

2.2.2.2. ứng xử đối với những người làm nghề buôn bán

Văn hóa của cộng động nông nghiệp lúa nước Việt Nam là nền văn hóa trọng tình trọng tĩnh, coi trọng một xã hội trầm lắng ít biến động với nền kinh tế tự cấp, tự túc. Vì thế người Việt có cái nhìn ít nhiều phê phán với việc

buôn bán. Mặc dù người Việt quan niệm “phi thương bất phú” không buôn

bán không giàu được, nhưng người Việt nói chung vẫn quan niệm buôn bán

có dính đến lừa lọc, gian lận “đi buôn một ngày không tày đi cày nói dối”, “đong đầy bán vơi” hoặc “buôn tranh bán cướp”. Những suy nghĩ đó, nó đã

ăn sâu vào tâm thức và tình cảm mỗi người, khiến cho nghề buôn không thể

phát triển được, nó còn được khái quát thành quan niệm “dĩ nông vi bản, dĩ

thương vi mạt” (lấy nông làm gốc, lấy thương làm ngọn) và đường lối “trọng nông ức thương”. Dưới thời Hồng Đức, nhà vua từng định đuổi tất cả các thị

dân nào không có hộ khẩu ở Thăng Long phải về quê làm ruộng. Bởi vậy, tục ngữ mới có những câu như phương châm đòi hỏi của cộng đồng với các

thương gia “đi chơi tuỳ chốn, bán vốn tuỳ nơi” hoặc “khôn ngoan chẳng lo

thật thà. Lường thưng tráo đáo chẳng qua đong đầy”. Và tục ngữ cũng

khuyên những người làm nghề buôn bán đừng vì tiền mà sống mất tình mất

nghĩa “ăn một miếng để tiếng cả đời”.

Nho giáo ở Trung Hoa không hề cản trở nghề buôn phát triển mà ngược lại còn góp phần hỗ trợ, thúc đẩy nghề buôn phát triển hơn. Nhưng khi sang đến Việt Nam, do tính cộng đồng và tính tự trị làng xã nghiêm ngặt nên nghề buôn bị coi là nghề thấp kém nhất trong xã hội. Sở dĩ việc buôn bán của nước ta không được thịnh là bởi ta không biết trọng nghề buôn, hai nữa là không dám đi xa, chỉ muốn gần nhà, gần làng, gần quê, và thứ nữa cũng là do dân ta không có lòng thành thật và kiên nhẫn.

Để lấy lại vị thế của “nghề buôn”, tục ngữ - ca dao cũng có quan

niệm trong buôn bán, con người ứng xử giỏi là con người biết rõ công việc

Muốn vậy, họ cần phải hiểu rõ cần phải buôn, bán trong thời điểm nào, tránh

việc “mùa hạ buôn bông, mùa đông buôn quạt”. Muốn bán được hàng, phương châm xử thế tích cực nhất là “bán hàng chiều khách” và “bán rẻ còn

hơn đẻ lãi”, trong việc buôn bán tuyệt đối không được “buôn gian bán lận”.

Trong buôn bán con người muốn phát triển không thể đơn độc được “buôn

có bạn bán có phường”. Người Việt quan niệm con người muốn tồn tại trong

cộng đồng phải luôn tự sửa mình. Và một trong những điều để người khác đánh giá mình tốt hay xấu là thái độ của người ấy đối với tiền bạc. Ca dao có

câu: “thứ nhất là tu tại gia. Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa”. Có lẽ là do ở

nhà và ở chợ, con người hay phải tiếp xúc với tiền bạc, rất dễ bộc lộc mình. Tục ngữ ca dao nói nhiều đến tiền bạc và luôn ví nó như một thứ xấu xa, một

sự biểu hiện của nhân tình thế thái và có ngụ ý phê phán rõ rệt “nén bạc đâm

toạc tờ giấy” hay “mạnh vì gạo bạo vì tiền”.

Những câu tục ngữ mang quan niệm nhân thế của người Việt chính là biểu hiện của sự ứng xử mang tính thực tiễn. Một mặt nó biểu hiện nhân tình thế thái có ngụ ý phê phán rõ rệt, mặt khác nó dạy con người ta liệu bề ứng xử sao cho phải đạo.

Nói về nghệ thuật ứng xử của người Việt, không thể không nói đến những nhận xét và kinh nghiệm đúc rút từ biết bao đời nay của cha ông ta thông qua tục ngữ, ca dao. Người Việt bao giờ cũng lấy cái tâm, cái thiện làm gốc cho sự ứng xử. Tuỳ theo từng hoàn cảnh, tuỳ theo từng đối tượng mà ứng xử theo quan niệm lâu đời của cộng đồng có tính tới giá trị thực tế cao trong những hành động và hành vi ứng xử.

2.3. ứng xử với môi trường tự nhiên

2.3.1. ứng xử trong việc tận dùng môi trường tự nhiên

Trong quá trình sinh sống, con người luôn gắn bó mật thiết và chặt chẽ với thiên nhiên. Chính vì thế, con người cần phải biết tận dụng tự nhiên, đặc biệt với người dân Việt Nam thì tận dụng tự nhiên đóng vai trò vô cùng

quan trọng. Tận dụng môi trường tự nhiên thể hiện trên hai lĩnh vực ăn uống và giữ gìn sức khoẻ. Để duy trì sự sống hiển nhiên việc ăn uống có tầm quan trọng số một. Người Việt Nam nông nghiệp với bản tính thiết thực đã nói lên

rằng “có thực mới vực được đạo”. Việc ăn đối với người Việt quan trọng tới

mức một đấng toàn năng như trời cũng phải tránh, cũng không được xâm

phạm “trời đánh tránh miếng ăn”.

Trong cơ cấu bữa ăn của người Việt thì hạt gạo là quan trọng nhất,

hạt gạo được ví như là của “ngọc thực” cần phải được nâng niu, trân trọng

bởi để làm ra được một hạt gạo là vô cùng gian khổ

“ai ơi bưng bát cơm đầy.

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Và “cày đồng đang buổi ban trưa.

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.

Tục ngữ ca dao có rất nhiều câu nói lên vai trò của cơm gạo như

“người sống vì gạo, cá bạo vì nước”, hay “cơm tẻ no, xôi vò chẳng thiết”.

Việc ăn cơm đều đặn là chỉ số cho nếp sống điều độ, cho sức khoẻ con người

“nhà giàu cơm ngày ba bữa, nhà khó cũng phải đỏ lửa ba lần”, “cơm ba bát,

áo ba manh, đói không xanh, rét không chết”.

Trong bữa ăn của người Việt thì sau lúa gạo là đến các loại rau quả.

Đối với người Việt thì “đói ăn rau, đau uống thuốc” là chuyện tất nhiên.

Cùng với lúa gạo vai trò của rau cũng rất quan trọng. Tục ngữ - ca dao đã có

nhiều câu nói về vai trò đó như “ăn cơm không rau như nhà giàu chết không

kèn trống”, hoặc “ăn cơm không rau như đánh nhau không có người gỡ”.

Đứng thứ ba trong cơ cấu bữa ăn của người Việt là các loại thuỷ sản đa dạng như cá, tôm, cua, ốc, lươn... Đó chính là những sản phẩm đặc thù

của vùng sông nước. Sau “cơm rau” thì đến “cơm cá” là thông dụng nhất “có

cá đổ vạ cho cơm”, cá còn được đánh giá cao hơn cả thịt và rau “đắt cá hơn rẻ thịt” hay “cứt cá hơn lá rau”. Từ các loại thuỷ sản, người Việt đã chế tạo

ra thứ nước chấm đặc biệt, rất ngon và bổ dưỡng vì chứa nhiều đạm đó là nước mắm và mắm.

Cơm mắm không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với bình dân mà đó còn là thứ gia vị quan trọng có mặt trong tất cả bữa ăn của các tầng lớp trong xã hội, đồng thời đó cũng là một thứ quà quê đặc trưng của người dân Việt Nam.

Nhiều bậc thầy về nghệ thuật ẩm thực trên thế giới sau khi tiếp xúc với nền ẩm thực Việt Nam đã nhận xét rằng mắm và nước mắm chính là vua

của ẩm thực Việt Nam. Đối với người Việt nếu như tương cà là “gia bản” thì nước mắm phải được xem là “quốc bản”. Thiếu nước mắm thì chưa thành

bữa cơm Việt Nam.

Cuối cùng chiếm vị trí khiêm tốn trong cơ cấu bữa ăn người Việt mới là thịt. Đó là thịt những loài động vật gần gũi và phổ biến như gà, lợn... Ngoài ra trong thực đơn người Việt có không ít những món ăn được xem là đặc sản có nguồn gốc từ chính những loài động vật ấy. Tục ngữ có câu:

“Sống được miếng dồi chó chết được bó vàng tâm” hay “sống ở trên đời ăn

miếng dồi chó, chết xuống âm phủ biết có hay không”.

Món ăn với đủ thứ từ động vật đến thực vật đều có sẵn ở khắp các vùng miền trong cả nước và được chế biến bằng nhiều cách khác nhau. Trải qua hàng thế kỷ, đã hình thành một kỹ thuật nấu nướng tinh xảo, hợp khẩu vị với người Việt Nam. Có nhiều phương pháp nấu nướng như ninh, luộc, hấp... mỗi món ăn khác nhau, mỗi cách thức khác nhau lại sử dụng các loại gia vị khác nhau. Ngay từ thời thơ ấu chúng ta đã biết đến bài ca dao hài hước

nhưng đồng thời cũng là “bảo bối” của nghệ thuật chế biến thực phẩm ở

nước ta:

“Con gà cục tác lá chanh

Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi Con chó khóc đứng khóc ngồi

Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng giềng Con trâu ngó ngó nghiêng nghiêng

Mày đã có giềng để tỏi cho tao”

Cùng với đồ ăn, đồ uống hút truyền thống của người Việt có nước chè, nước vối, rượu gạo, trầu cau, thuốc lào. Đó đều là những sản phẩm đặc thù của nghề trồng trọt có nguồn gốc từ Đông Nam á cổ đại.

Về đồ uống, ngay từ xa xưa, sử sách Trung Quốc đã ghi chép là dân Việt ta thường nấu lá vối làm nước uống và cây chè xanh cũng là một loài cây thổ sản ở nước ta. Nước chè tươi, chè hạt, chè khô cũng là thứ đồ uống khá phổ biến trong dân gian. Không một gia đình Việt Nam nào lại không có trong nhà một bộ ấm chén để pha trà. Người ta uống chè lúc sáng sớm, uống khi tiếp khách, uống lúc ăn cơm xong. Tục uống trà phổ biến đến thế, gắn bó với người Việt đến thế bởi đó chính là thứ đồ uống của văn hóa nông nghiệp,

của những người ưa cuộc sống ổn định, luôn bình thản, người Việt nói “trà

dư hậu tửu” là như vậy.

Rượu là thứ đồ uống có mặt trên đất nước ta từ rất sớm. Thực ra thì rượu không nằm trong danh mục vật phẩm thoả mãn nhu cầu thiết yếu, không có không sống được. Nhưng do đặc tính đặc biệt của hơi men, rượu đã đi vào cuộc sống của người dân đất Việt. Uống chút rượu để ấm lòng, để vui

anh em, và trong một số lễ tiết rất cần có rượu vì “không có rượu không

thành lễ”. Và trong bài ca dao xưa, mượn cái hơi men cay nồng của rượu,

chàng trai đã mạnh dạn tỏ tình với cô gái mà mình đang “thương thầm nhớ

trộm” .

“Còn trời, còn nước, còn non

Còn cô bán rượu anh còn say sưa”.

Một thú vui nữa của nam giới cần phải kể đến nữa đó là tục hút thuốc lào. Thuốc lào là một thứ cây gần giống với thuốc lá, người ta phơi khô, thái nhỏ rồi cho vào điếu mà hút. Từ quan đến dân ai ai cũng hút thuốc

lào. Thuốc lào và điếu lào đã trở thành sự đam mê tột độ, trai gái yêu nhau

được ví là “say như điếu đổ”. Ca dao Việt Nam có câu: “Nhớ ai như nhớ thuốc lào

Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên”

Cây trầu, cây cau đã có trên đất nước Việt Nam từ hàng mấy nghìn năm trước công nguyên, từng là cây vật tổ của nhiều vùng. ăn trầu là phong tục cực kỳ lâu đời ở Việt Nam , và nó cũng trở thành biểu tượng văn hóa đặc

biệt. Nó được dùng khi tiếp khách “miếng trầu là đầu câu chuyện”, là biểu tượng của tình cảm “miếng trầu ăn nặng bằng chì, ăn rồi em biết lấy gì trả

ơn”, nó còn là biểu tượng của hôn nhân “miếng trầu nên dâu nhà người”

miếng trầu còn thể hiện lòng thành kính đối với các thế hế trước cho nên trên mâm cỗ bàn thờ cúng gia tiên của người Việt bao giờ cũng có trầu cau.

Trong ăn uống, cũng đòi hỏi nơi con người một thứ văn hóa ứng xử

cao - văn hóa ăn uống. Bài học đầu tiên mà các cụ dạy cho con cháu là “ăn

trông nồi ngồi trông hướng”, vì mọi thành viên trong bữa ăn Việt Nam đều

phụ thuộc vào nhau nên phải có ý thức khi ngồi ăn và mực thước trước khi

ăn. Ngồi vào mâm cơm phải biết mời chào “lời chào cao hơn mâm cỗ”, lúc ăn phải có ý tứ, phải biết “liệu cơm gắp mắm”. Đồng thời dân gian cũng khuyên người ta phải biết lao động để có cái ăn “có khó mới có miếng ăn.

Không dưng ai dễ mang phần đến cho”. Cuộc sống của cư dân nông nghiệp

luôn trọng tĩnh, coi trọng xã hội trầm lắng ít biến động nên có cái nhìn khắt khe với việc buôn bán và đề cao việc tích cóp nhặt nhạnh của người dân

“buôn thuyền bán bè không bằng ăn dè hà tiện”. Và cuộc sống có gian khổ

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng sử của người việt qua tục ngữ ca dao (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)