Phân phối chương trình đến các trạm phát truyền hình mặt đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu truyền hình số vệ tinh theo tiêu chuẩn châu Âu thế hệ thứ hai (DVBS2) và khả năng ứng dụng tại Việt Nam (Trang 79)

Truyền hình số mặt đất DTT đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Một trong những cách phổ biến để phân phối chia sẻ các chương trình truyền hình đến các trạm phát số mặt đất là sử dụng vệ tinh.

Sử dụng DVB-S2 cho phép truyền nhiều dòng ghép kênh MPEG theo cấu hình 1 sóng mang trên 1 bộ phát đáp. Do vậy khối khuếch đại cao tần HPA trên vệ tinh có thể làm việc tại điểm làm việc bão hòa để đạt được hiệu suất cao nhất.

Ví dụ, một bộ phát đáp với băng thông 36MHz và α = 0,2 có thể truyền được tốc độ symbol 30 Mbaud, sử dụng DVB-S2. Nếu muốn truyền 2 dòng ghép kênh

DTT với tốc độ bit 24 Mbit/s thì hiệu suất sử dụng phổ cần thiết là (48: 30) = 1,6 bit/s/Hz. Hiệu suất này tương ứng với điều chế QPSK. Tỷ số C/N yêu cầu vào khoảng 6 dB. Để đảm bảo chất lượng của tuyến truyền dẫn, anten của trạm phát lên có đường kính 3m (EIRP = 64 dBW) và anten của trạm mặt đất có đường kính 1,2m. Nếu thay thế DVB-S2 bằng cách sử dụng DVB- DSNG thì thiết lập hệ thống như sau: 8PSK 2/3, tốc độ symbol 13,3 Mbaud, C/N yêu cầu 9 dB đồng thời bộ phát đáp phải điều chỉnh để OBO = 5,5 dB. Do C/N yêu cầu cao hơn, EIRP của anten phát phải bằng 75 dBW và kích thước anten trạm thu không được nhỏ hơn 2 m. Như vậy, sử dụng DVB-S2 cho phép thu nhỏ kích thước anten và trạm upink rẻ hơn.

Hình 3.5. Phân phối chương trình đến các trạm phát truyền hình mặt đất [9]

3.2.3. Các ứng dụng lưu động DSNG sử dụng DVB-S2

Chuẩn DVB-S2 được thiết kế dành cho cả các ứng dụng lưu động DSNG. Trong lĩnh vực này, DVB-S2 cũng thể hiện rõ sự hiệu quả của mình. Ví dụ: Với một băng tần 9MHz trên bộ phát đáp vệ tinh, một xe truyền hình lưu động DVB-S2 (kích thước anten 1,2m, EIRP=61 dBW) có thể truyền được dòng dữ liệu tốc độ 19,8 Mbit/s trong điều kiện trời tốt và chuyển sang 14,85

Mbit/s khi có mưa lớn. Trong khi đó, nếu dùng DVB-DSNG thì chỉ có thể đạt được 10,7 Mbit/s. Thậm chí xét một trạm DSNG gọn nhẹ (flyaway) với đường kính anten 90cm và bộ khuếch đại HPA công suất 12 W. DVB-S2 kết hợp với ACM có thể đạt được 9,9 Mbit/s (QPSK, 2/3, roll-off 0,2) trong điều kiện tốt, 8,9

Mbit/s (QPSK 3/5) trong điều kiện bình thường và 3,68 Mbit/s (QPSK 1/4) khi trời xấu. Như vậy đã đủ để có chất lượng tốt với mã hóa MPEG-2, còn với DVB-S thì cần tăng công suất lên 5 dB nữa mới có thể đạt được tốc độ 6,1 Mbit/s.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu truyền hình số vệ tinh theo tiêu chuẩn châu Âu thế hệ thứ hai (DVBS2) và khả năng ứng dụng tại Việt Nam (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w