Vai trò của tổ chức Hội Liên hiệp phụ nữ trong công tác xây dựng đờ

Một phần của tài liệu xây dựng đời sống văn hóa của hội liên hiệp phụ nữ tỉnh cà mau dưới ánh sáng tư tưởng hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 39)

5. Kết cấu luận văn

2.2Vai trò của tổ chức Hội Liên hiệp phụ nữ trong công tác xây dựng đờ

đời sống văn hóa

Trong xu thế hội nhập và phát triển, trước yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phụ nữ còn gặp nhiều khó khăn, rào cản nhất định. Hội Liên hiệp phụ nữ với vai trò là hệ thống chính trị bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng cho các tầng lớp phụ nữ. Với vai trò thế, Hội đã tham mưu nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả hỗ trợ phụ nữ, nhất là phụ nữ nghèo làm chủ hộ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu chính đáng. Mở rộng công tác phối hợp, ký kết chương trình liên tịch với các ngành chức năng như ngân hàng Cơ sở xã hội, Sở Lao động thương binh xã hội, Sở Nông nghiệp phát triển nông nghiệp, Ban dân tộc tỉnh…tăng cường khai thác các nguồn lực như vốn vay hỗ trợ phát triển kinh tế, tập huấn, hướng dẫn mô hình điểm chuyển giao khoa học kỹ thuật, khuyến nông, lâm, ngư. Tổ chức nhiều loại hình đào tạo nghề cho phụ nữ nghèo, phụ nữ nông thôn, dân tộc thiểu số từ chương trình mục tiêu quốc gia và đào tạo nghề; Hỗ trợ doanh nghiệp nữ phát triển sản xuất – kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh và tiếp cận, mở rộng thị trường trong thời kỳ hội nhập, xây dựng mái ấm tình thương, xóa nhà tạm, tham gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa cho chị em trong địa bàn tỉnh, đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm, hoàn thành chỉ tiêu xóa nhà tạm của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nữ.

Hoạt động hỗ trợ phụ nữ xây dựng “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” được cấp Hội chỉ đạo lồng ghép vào các phong trào thi đua yêu nước “Phụ nữ tích cực học tập, xây dựng gia đình hạnh phúc”, cuộc vận động “5 không 3 sạch”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”… Ngoài ra, Hội Liên hiệp phụ nữ tổ chức các buổi họp mặt nhằm giúp các chị em ôn lại truyền thống văn hóa và tạo cơ hội chị em chia sẽ công việc phát triển kinh tế gia đình để các chị em nghèo học hỏi thêm. Động viên các chị em nghèo vượt lên, Hội cũng hỗ trợ vốn và

quan tâm hết mức đối với các chị em khó khăn trong kinh doanh, cũng như sản xuất.

Nhìn chung, công tác tuyên truyền và giám sát thực hiện luật pháp, chính sách của các cấp Hội trong những năm gần đây được chú trọng và thực hiện hiện quả. Các cấp hội đã tập trung giám sát việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội có liên quan đến phụ nữ và trẻ em như: Nghị quyết 11- NQ/BCT của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị định 19/2003/NĐ-CP của Chính phủ; giám sát việc thực hiện Quyết định số 81/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/01/2009 về việc hỗ trợ kinh phí cho hộ nghèo đón tết Nguyên đán Kỷ Sửu; Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 18/4/2005 về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, đặc biệt là phụ nữ vùng sâu, vùng xa; Nghị quyết số 30A/2008/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nhanh và bền vững đối với 101 xã có hoàn cảnh khó khăn; Nghị định số 110/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 về chính sách đối với người lao động dôi dư; Các văn bản về chính sách của địa phương đối với lao động ngừng, nghĩ việc; các chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em…, giám sát tình hình của các hội viên tỉnh nhà. Nhằm giúp chị em phụ nữ hiểu rõ vai trò và trách nhiện của mình đối với gia đình và xã hội. Ngoài ra, cấp hội còn chủ động tham mưu chính sách có liên quan đến phụ nữ và công tác cán bộ nữ, tích cực tham gia ý kiến xây dựng văn bản luật pháp của Nhà nước và các chính sách phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, các vấn đề liên quan đến đời sống phụ nữ, trẻ em. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Cà Mau đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trước việc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho phụ nữ, động viên các chị em tham gia các phong trào nhằm tạo cho các chị em học hỏi thêm từ các Hội của tỉnh bạn.

Qua đây, cho ta thấy đươ ̣c Hô ̣i Liên h iê ̣p p hụ nữ tỉnh Cà Mau luôn nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm nòng cốt của mình trong công tác xây dựng đời sống văn hóa cho phụ nữ và xây dựng gia đình luôn chủ động, tích cực chỉ đạo, triển khai các hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ trọng tâm “Hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Ngoài ra, Hô ̣i Liên hiê ̣p phu ̣ nữ tỉnh Cà

Mau đã vâ ̣n đô ̣ng hô ̣i viên đoàn kết, phấn đấu thực hiê ̣n tốt các chỉ tiêu Nghi ̣ quyết đã đề ra . Hô ̣i không ngừng phát huy vai trò , vị trí của mình trên các lĩnh vực với tinh thần trách nhiê ̣m cao cả , bằng cả tấm lòng làm theo lời Bác , đưa hô ̣i viên ngày càng phát triển về mo ̣i mă ̣t đời sống.

2.3. Thực trạng của việc xây dựng đời sống văn hóa của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Cà Mau.

2.3.1. Thành tƣ̣u của viê ̣c xây dựng đời sống văn hóa của Hội Liên hiê ̣p phụ nữ tỉnh Cà Mau. phụ nữ tỉnh Cà Mau.

2.3.1.1. Trong lĩnh vực kinh tế, lao động và viê ̣c làm

Phụ nữ có vị trí ở mọi ngành nghề, công việc. Trong những năm gần đây (2011 -2012), tỉ lệ phụ nữ trong tổng số lao động có việc làm là 49,4% so với tỉ lệ 50,6% của nam giới. Tỷ lệ phụ nữ và nam giới tham gia hoạt động kinh tế ở mức gần bằng nhau, với 83% phụ nữ so với mức 85% của nam giới

Với hơn 50% lực lượng lao động trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, đội ngũ cán bộ nữ khoa học, phụ nữ nông dân đã có góp phần rất quan trọng vào thành tựu sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp của tỉnh Cà Mau. Hướng ứng các nội dung thi đua “tích cực học tập, lao động sáng tạo” trong phong trào thi đua của Hội Liên hiệp phụ nữ, đội ngũ cán bộ, các nhà khoa học nữ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã khắc phục khó khăn, nghiên cứu thí nghiệm lại tạo giống, công nghệ mới phục vụ sản xuất nhằm đem lai kết quả cao cho nhà nông.

Phụ nữ tỉnh Cà Mau giữ vai trò chủ đạo trong trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ chế biến thủy hải sản… đã tham gia ngày càng tích cực, có hiệu quả các hoạt động khuyến nông, các hoạt động phổ biến, hướng dẫn ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất… đã mạnh dạn tiếp thu, ứng dụng khoa học kỹ thuật và phương pháp làm ăn mới, góp phần tạo ra sản phẩm cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Một số chị em ở huyện Cái Nước, U Minh đã mạnh dạn phát triển kinh tế trang trại nuôi heo và nuôi gà đạt được kết quả cao nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế gia đình. Ngoài ra, nhiều chị em doanh nghiệp hộ gia đình, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế thị trường như huyện Phú Tân, Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Năm Căn đã chuyển đổi cơ cấu nuôi tôm công nghiệp

nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh nhà. Có thể nói, trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, phụ nữ tỉnh Cà Mau vốn có vai trò to lớn từ bao đời, ngày nay càng chứng tỏ khả năng đóng góp của mình vào thành tựu phát triển nền nông nghiệp tỉnh nhà, góp phần bảo đảm an ninh lương thực.

Bên cạnh đó, sự đóng góp của đội ngũ lao động nữ trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế của tỉnh Cà Mau tô thêm diện mạo cho tỉnh nhà. Lao động nữ đã tham gia ngày càng nhiều trong khu vực phi nông nghiệp, đặc biệt là ngành và lĩnh vực kinh tế có yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao và khu vực dịch vụ, khu vực phi chính thức. Chính vì thế, Đảng bộ và Hội Liên hiệp phụ nữ đã phát động các phong trào “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế” nhằm giúp chị em có nguồn vốn lưu động trong kinh doanh và trong sản xuất kinh tế. Các mô hình được chị em trong Hội ứng dụng nhiều vào phát triển kinh tế đó là: mô hình đan lưới, làm cá khô, nuôi heo, nuôi gà, nuôi tôm, trồng các loại hoa màu, trồng cây ăn trái trên bờ vuông đã đem lại cho các chị ở nông thôn có thời gian nhàn rỗi nhằm giúp chị em có thêm thu nhập cải thiện đời sống, từng bước giảm nghèo, tăng nhanh hộ khá giàu. Ngoài ra, các chị em còn tham gia góp phần khôi phục các ngành nghề truyền thống như: Dệt chiếu, thêu tay, làm chổi, kết lườm… tạo việc làm cho một bộ phận chị em vùng sâu, vùng xa có việc làm có thêm thu nhập nhằm giúp các con em chị được đến trường.

Ngoài ra, Năm 2011 Hội đã đạt kết quả rất cao trong các phong trào phụ nữ tỉnh Cà Mau giúp nhau phát triển kinh tế như: Huy động vốn không tính lãi (cho mượn tiền, vàng, cây, con giống, phân bón, ngày công…), với số tiền là: 34.616.725.000 đồng; huy động tiền, cho vay thông qua mô hình tiết kiệm – tín dụng với số tiền là: 40.528.000.000 đồng; khai thác vay vốn từ các ngân hàng (hình thức tín chấp) với số tiền là: 490.846.000.000 đồng; tăng cường hỗ trợ các nguồn vốn vay do Hội khai thác và quản lý với số tiền lên tới 1.932.624.000 đồng; số cán bộ, hội viên, phụ nữ được tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn kiến thức làm kinh tế 126.908 lượt.

Cùng với sự đi lên của kinh tế - xã hội tỉnh, những năm qua, phụ nữ Cà Mau ngày càng khẳng định vai trò và vị trí của mình trên mọi lĩnh vực, chứng minh khả năng và sự đóng góp quan trọng của lực lượng chiếm hơn một nửa dân số địa phương.

Phụ nữ có mặt ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống, đã và đang góp sức to lớn vào phát triển kinh tế - xã hội tỉnh. Không chỉ nâng cao nhận thức về giới, phụ nữ Cà Mau đã chủ động phát huy bản thân, tỏ rõ năng lực bằng những thành tích trong công tác, học tập và đặc biệt là trong lao động sản xuất. Từ các hoạt động đẩy mạnh hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập của tổ chức hội các cấp, phụ nữ Cà Mau đã nỗ lực vươn lên tạo lập kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.

Một mô hình nhiều năm qua phát huy hiệu quả rất tốt trong việc trợ giúp phụ nữ nghèo cải thiện đời sống là mô hình huy động vốn nội lực thông qua nhiều hình thức như: cho mượn tiền, vàng, giúp nhau gần 7 tỷ đồng, thành lập 394 tổ, có 7.673 thành viên với số vốn 560 triệu đồng, giúp cho 370 lượt hộ nghèo khắc phục khó khăn trong sản xuất. Hiện mô hình này đang được 100% cơ sở hội xây dựng và duy trì hoạt động. Bên cạnh đó, phụ nữ còn được đầu tư cho vay vốn ưu đãi để sản xuất kinh doanh từ nhiều nguồn: Vốn vay tín chấp của ngân hàng Chính sách xã hội, nguồn dự án do hội quản lý, tổng số dự nợ đến nay trên 304 tỷ đồng; được trang bị kiến thức sản xuất hiệu quả từ các lớp tập huấn khuyến nông khuyến ngư do hội tổ chức; được học nghề ở địa phương… Từ những trợ lực này, nhiều phụ nữ đã tạo thêm nguồn kinh tế đáng kể cho gia đình, giúp gia đình vươn lên thoát nghèo, nhất là ở những vùng nông thôn; thâm chí có nhiều trường hợp, phụ nữ đã giữ vai trò kinh tế chính của gia đình.

Không chỉ dừng lại ở mục tiêu giúp phụ nữ làm kinh tế để ổn định đời sống, Hội phụ nữ chú trọng giúp phụ nữ vươn lên làm giàu chính đáng. Những năm gần đây, theo xu thế phát triển của xã hội, Hội đã vận động thành lập được nhiều câu lạc bộ doanh nghiệp nữ để tập hợp, đoàn kết, tạo điều kiện cho chị em chia sẻ thuận lợi, khó khăn, giúp đỡ lẫn nhau trong kinh doanh. Mô hình này đang phát huy hiệu quả tốt, qua đó xuất hiện ngày càng nhiều nữ doanh nhân thành đạt, đóng góp

cho phát triển kinh tế địa phương và hướng về cộng đồng bằng những hoạt động xã hội ý nghĩa. Hiện nay, Hội đã thành lập được 13 câu lạc bộ doanh nghiệp nữ với 256 thành viên.

Với những thành quả đạt được trên lĩnh vực kinh tế, mặc dù còn chưa tương xứng với tiềm năng. Song, phụ nữ Cà Mau đã chứng minh sự đóng góp không nhỏ vào phát triển kinh tế tỉnh nhà, góp phần to lớn cùng Đảng và Nhà nước xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ.

Tiếp tu ̣c đổi mới , xây dựng tổ chức Hô ̣i vững ma ̣nh , phát triển hội viên mới, gắn với xóa trắng hô ̣i viên ; tăng cường công tác giáo du ̣c , học tập nâng cao trình đô ̣ cho chi ̣ em , tham mưu xây dựng đề án nâng cao nguồn nhân lực nữ . Đẩy mạnh phát động đợt thi đua trong các cấp Hội ôn lại truyền thống vẻ vang của phụ nữ, với sự nỗ lực , quyết tâm vượt qua khó khăn , các cấp Hội phụ nữ Cà Mau sẽ vươn lên đáp ứng nhu cầu nhiê ̣m vu ̣ mới , xứng đáng với 8 chữ vàng Bác Hồ trao tă ̣ng: “Anh hùng, bất khuất, trung hâ ̣u, đảm đang”[29].

2.3.1.2. Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội

Lĩnh vực giáo dục đào tạo trong 5 năm qua có nhiều chị em đã nổ lực hoàn thành tốt nhiệm vu ̣ giao. Với phong trào “Giỏi việc nước, đảm viê ̣c trường” các chi ̣ đã tham gia cùng với nhà trường quan tâm chăm sóc và giáo du ̣c thế hê ̣ trẻ , thực hiê ̣n tốt phong trào toàn dâ n đưa trẻ đến trường ; nhiều chi ̣ em đã đa ̣t thành tích cao trong công tác giảng da ̣y và quản lý . Đặc biệt trong công tác vâ ̣n đô ̣ng “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bê ̣nh thành tích trong giáo du ̣c , nói không với vi phạm đa ̣o đức nhà giáo và viê ̣c cho ho ̣c sinh không đa ̣t chuẩn lên lớp”… Nhiều chi ̣ em đã nêu đươ ̣c tấm gương sáng và cảm đô ̣ng về lòng yêu nghề mến trẻ , ý trí vượt khó , quyết tâm rèn luyê ̣n trở thành giáo viên , cán bộ giỏi ; đóng góp công sức vào sự nghiê ̣p nâng cao chất lượng và hiê ̣u quả giáo du ̣c . Đồng thời Hội còn vận động mở 45 lớ p phổ câ ̣p Tiểu ho ̣c và phổ câ ̣p tr ung ho ̣c cơ sở với hơn 1.579 người tham gia học, trong đó có 632 phụ nữ . Từ những h oạt đô ̣ng trên các chi ̣ em đã góp phần không nhỏ vào viê ̣c nâng cao chất lượng giáo dục – đào ta ̣o của tỉnh nhà.

Hoạt động văn hóa thông tin , thể du ̣c thể thao , thông tin tuyên truyền với nhiều hình thức đa da ̣ng , phong phú được đông đảo phu ̣ nữ tham gia tích cực như :

phát thanh , cô ̣ng tác viên , thông tin truyền thông , văn nghê ̣ quần chúng , các loại hình nghệ thuật góp phần định hướng tư tưởng trong cán bộ , hô ̣i viên phu ̣ nữ an tâm trong lao đô ̣ng sản xuất ; phong trào thể du ̣c , thể thao có bước phát triển đáng kể từ trong công nhân viên chức đến phụ nữ nông thôn với nhiều loại hình: cầu lông, đi

Một phần của tài liệu xây dựng đời sống văn hóa của hội liên hiệp phụ nữ tỉnh cà mau dưới ánh sáng tư tưởng hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 39)