Quan điểm của Hồ Chí Minh về tính chất của nền văn hóa mới

Một phần của tài liệu xây dựng đời sống văn hóa của hội liên hiệp phụ nữ tỉnh cà mau dưới ánh sáng tư tưởng hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 35)

5. Kết cấu luận văn

1.4.Quan điểm của Hồ Chí Minh về tính chất của nền văn hóa mới

Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Hồ Chí Minh đã bắt tay ngay vào việc xây dựng một nền văn hóa mới. Nhiều vấn đề về văn hóa đã được đặt ra và giải quyết ngay trong những ngày đầu của chính quyền cách mạng, như: giải quyết nạn dốt, giáo dục nhân dân tinh thần cần, kiệm, liêm, chính; cấm hút thuốc phiện, lương giáo đoàn kết và tự do tín ngưỡng… Như vậy, nền văn hóa mới ra đời đã gắn liền với nước Việt Nam mới. Nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp là nền văn hóa kháng chiến, kiến quốc, nền văn hóa dân chủ mới. Khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nền văn hóa được xây dựng là nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Nền văn hóa mới Việt Nam khác với nền văn hóa cũ. Theo Hồ Chí Minh nền văn hóa cũ chủ yếu tập trung vào văn hóa thực dân phong kiến. Đó là nền văn hóa mang tính chất nô dịch, ngu dân, muốn biến cả dân tộc Việt Nam thành một dân tộc “ngu dốt”, “đần độn”, biến con người Việt Nam thành người vừa “câm” vừa “điếc”, muốn “đình chỉ hẳn đời sống tinh thần của họ”[15,Tr.4 -5]. Người đã phân tích sâu sắc nền văn hóa đó trong nhiều bài viết trong những năm 1920, đặc biệt trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp được xuất bản năm 1925.

Về tính chất của nền văn hóa mới mà chúng ta đang xây dựng theo Hồ Chí Minh luôn bao hàm ba tính nguyên tắc: tính dân tộc, tính khoa học và tính đại chúng.

Tính dân tộc của nền văn hóa được Hồ Chí Minh biểu đạt bằng nhiều khái

niệm, như đặc tính dân tộc, cốt cách dân tộc, nhằm nhấn mạnh đến chiều sâu bản chất rất đặc trưng của văn hóa, giúp phân biệt, không nhầm lẫn với văn hóa của dân tộc khác. Người cho rằng, để được như vậy, phải “trau dồi cho văn hóa, văn nghệ có tinh thần thuần túy Việt Nam”, phải “lột tả cho hết tinh thần dân tộc”, đó là chủ nghĩa yêu nước, đoàn kết, khát vọng độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường… của dân tộc. Người cho rằng, “nếu dân tộc hóa mà phát triển cực điểm thì tức là đến chỗ thế giới hóa nó, vì lúc bấy giờ văn hóa thế giới sẽ phải chú ý đến văn hóa của mình và văn hóa thế giới”. Tính dân tộc của nền văn hóa không chỉ thể hiện ở chỗ biết giữ gìn. Kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mà còn phải phát triển

những truyền thống tốt đẹp ấy cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới của đất nước[16,Tr.173].

Tính khoa học của nền văn hóa mới thể hiện ở tính hiện đại, tiên tiến,

thuận với trào lưu tiến hóa phải đấu tranh của thời đại. Tính khoa học của văn hóa đòi hỏi phải đấu tranh chống lại những gì trái với khoa học, phản tiến bộ, phải truyền bá tư tưởng triết học mácxít, đấu tranh chống lị chủ nghĩa duy tâm, thần bí, mê tín dị đoan, phải biết gạn đục, khơi trong, kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Tính đại chúng của nền văn hóa được thể hiện ở chỗ nền văn hóa ấy phải

phục vụ nhân dân và do nhân dân xây dựng nên. Hồ Chí Minh nói, “văn hóa phục vụ ai? Cố nhiên, chúng ta phải nói là phục vụ công nông binh, tức là phục vụ đại đa số nhân dân”; “Quần chúng là những người sáng tạo, công nông là những người sáng tạo. Những quần chúng không chỉ sáng tạo ra những của cải vật chất cho xã hội. Quần chúng còn là người sáng tác nữa…”. Nền văn hóa mới Việt Nam bổ sung những thiếu hụt, phát triển những nội dụng mới do những nhu cầu mới của nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước đang đặt ra, cũng như xu thế chung của thời đại đang đòi hỏi. Quan điểm Hồ Chí Minh về tính chất dân tộc của văn hóa là quan điểm rất hoàn chỉnh. Tính dân tộc mà Hồ Chí Minh nêu cao là tính dân tộc hướng tới tính quốc tế, tính nhân loại; tính dân tộc không tan biến vào tính quốc tế, tính quốc tế lại nâng tính dân tộc lên ngang tầm thời đại, cải hai đều làm phong phú cho nhau. Phải chăng tính dân tộc mãi mãi là động lực lớn trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa mới. Cũng như Nguyễn Ái Quốc đã viết từ năm 1924, đối với Việt Nam thì chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước…, nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế, cần phải phát động cho được động lực đó để đưa phong trào cách mạng đi lên[4,Tr.930].

Chƣơng 2

HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH CÀ MAU VẬN DỤNG TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.1. Vài nét về tổ chức xã hội của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Cà Mau

Cà Mau là tỉnh tận cùng phía Nam của nước Việt Nam, được tách từ tỉnh Minh Hải tháng 01 năm 1997. Vị trí lãnh thổ: điểm cực Nam 830 vĩ độ Bắc (thuộc xã Viên An huyện Ngọc Hiển), điểm cực Bắc 933 vĩ Bắc (thuộc xã Biển Bạch huyện Thới Bình), điểm cực Đông 10524 kinh Đông (thuộc xã Tân Thuận huyện Đầm Dơi), điểm cực Tây 10443 kinh Đông (thuộc xã Đất Mũi huyện Ngọc Hiển).

Các kết cấu hạ tầng cơ sở như đường giao thông, đường điện… được quan tâm đầu tư đáng kể, các lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông, cũng như các dịch vụ y tế, văn hóa xã hội, vui chơi giải trí không ngừng phát triển, có đủ điền kiện đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, doanh nhân và du khách.

Những năm gần đây, kinh tế Cà Mau có sự tăng trưởng khá, bình quân hàng năm đạt trên 10%. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ. Năm 2006, GDP tăng 11,94%, trong đó GDP bình quân đầu người đạt 640 USD, kim gạch xuất khẩu đạt 580 triệu USD. Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ [28].

Dân số Cà Mau có 1.200.000 người, phân bố tương đói đều, mật độ trung bình 230 người/km2 người Kinh chiếm 97% dân số, còn lại là người Khơmer, người Hoa và một số dân tộc ít người khác. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 60%, đa số là lao động trẻ, cần cù, có thể đáp ứng nhu cầu cho nhiều lĩnh vực. Địa giới hành chính được chia thành 8 huyện và 1 thành phố; có 101 xã, phường, thị trấn; 860 ấp, khóm. Thành phố Cà Mau là trung tâm tỉnh lý nằm trên trục quốc lộ 1A và quốc lộ 63 cóc ý nghĩa chiến lược cả kinh tế, quốc phòng. Nhịp độ phát triển đô thị của Cà Mau là thành phố; thị trấn Năm Căn, Sông Đốc, Cái Đôi Vàm, Cửu biển Khánh Hội, Ông Trang, Rạch gốc, Gành Hào… cũng đang hình thành dáng dấp đô thị sầm uất của dải hành lang đô thị ven biển.

Là tỉnh xa xôi, còn nhiều khó khăn, trong công tác quản lý nhờ có sự quan tâm lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Cà Mau đã chủ động

trong tham mưu đề xuất, mạnh dạn đổi mới nội dung, phương pháp hoạt với phương châm hướng về cơ sở để triển khai phong trào thi đua và các nhiệm vụ trọng tâm của Hội. Nhất là phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; phong trào “giỏi việc nước, đảm việc nhà” và các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương đã tạo sự lan tỏa sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân nói chung, trong đó của phụ nữ làm chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động của phụ nữ trong giai đoạn mới;…từ đó để xuất hiện nhiều phụ nữ tiêu biểu trên các lĩnh vực; nhiều mô hình trong lao động sản xuất có hiệu quả, xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng các dự án hỗ trợ vốn, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, triển khai công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức bà mẹ, trẻ em; xây dựng đời sống văn hóa, bình đẳng giới, xây dựng gia đình hạnh phúc, bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp của phụ nữ và trẻ em; tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, góp phần tích cực giữ vững trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Cơ cấu tổ chức của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Cà Mau khóa X, nhiệm kỳ 2011- 2016 gồm: Cấp tỉnh : 1 Chủ tịch; 3 phó chủ tịch ; Cấp huyện: 9 Chủ tịch; 18 Phó chủ tịch; 71 Ủy viên ban thường vụ; 218 Ủy viên ban chấp hành; Cấp xã : 101 Chủ tịch; 115 ( 14 cơ sở 2 phó chủ tịch) Phó chủ tịch; 421 Ủy viên ban thường vụ; 1.589 Ủy viên ban chấp hành

Ngoài ra , Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Cà Mau quản lý 8 huyện và 1 thành phố bao gồm 4 đơn vị trực thuộc: Ban tuyên giáo – nữ công, Hội phụ nữ công an, Hội phụ nữ chỉ uy quân sự tỉnh, Hội phụ nữ bộ chỉ uy biên phong tỉnh.

Tình hình tư tưởng các tầng lớp phụ nữ Cà Mau năm 2012, phần lớn ổn định, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; nhất là từ khi Đảng ta triển khai thực hiện Nghị quyết TW 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và phong trào thi đua phụ nữ Cà Mau chung tay xây dựng nông thôn mới đã từng bước đi vào cuộc sống; đã xuất hiện nhiều phong trào hành động Cách mạng trong các tầng lớp phụ nữ. Tình hình dân tộc, tôn giáo tại địa phương cơ bản ổn định; thực hiện các chính sách đối với đồng

bào dân tộc, tôn giáo được cấp ủy, chính quyền, Mặt trận cùng các đoàn thể quan tâm đã tổ chức các hoạt động thăm hỏi, cùng chung vui, cùng chia sẽ với họ. Từ đó, chị em an tâm lao động, sản xuất, kinh doanh làm ra nhiều của cải vật chất góp phần phát triển kinh tế, xã hội tỉnh nhà [29].

2.2. Vai trò của tổ chức Hội liên hiệp phụ nữ trong công tác xây dựng đời sống văn hóa đời sống văn hóa

Trong xu thế hội nhập và phát triển, trước yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phụ nữ còn gặp nhiều khó khăn, rào cản nhất định. Hội Liên hiệp phụ nữ với vai trò là hệ thống chính trị bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng cho các tầng lớp phụ nữ. Với vai trò thế, Hội đã tham mưu nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả hỗ trợ phụ nữ, nhất là phụ nữ nghèo làm chủ hộ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu chính đáng. Mở rộng công tác phối hợp, ký kết chương trình liên tịch với các ngành chức năng như ngân hàng Cơ sở xã hội, Sở Lao động thương binh xã hội, Sở Nông nghiệp phát triển nông nghiệp, Ban dân tộc tỉnh…tăng cường khai thác các nguồn lực như vốn vay hỗ trợ phát triển kinh tế, tập huấn, hướng dẫn mô hình điểm chuyển giao khoa học kỹ thuật, khuyến nông, lâm, ngư. Tổ chức nhiều loại hình đào tạo nghề cho phụ nữ nghèo, phụ nữ nông thôn, dân tộc thiểu số từ chương trình mục tiêu quốc gia và đào tạo nghề; Hỗ trợ doanh nghiệp nữ phát triển sản xuất – kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh và tiếp cận, mở rộng thị trường trong thời kỳ hội nhập, xây dựng mái ấm tình thương, xóa nhà tạm, tham gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa cho chị em trong địa bàn tỉnh, đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm, hoàn thành chỉ tiêu xóa nhà tạm của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nữ.

Hoạt động hỗ trợ phụ nữ xây dựng “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” được cấp Hội chỉ đạo lồng ghép vào các phong trào thi đua yêu nước “Phụ nữ tích cực học tập, xây dựng gia đình hạnh phúc”, cuộc vận động “5 không 3 sạch”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”… Ngoài ra, Hội Liên hiệp phụ nữ tổ chức các buổi họp mặt nhằm giúp các chị em ôn lại truyền thống văn hóa và tạo cơ hội chị em chia sẽ công việc phát triển kinh tế gia đình để các chị em nghèo học hỏi thêm. Động viên các chị em nghèo vượt lên, Hội cũng hỗ trợ vốn và

quan tâm hết mức đối với các chị em khó khăn trong kinh doanh, cũng như sản xuất.

Nhìn chung, công tác tuyên truyền và giám sát thực hiện luật pháp, chính sách của các cấp Hội trong những năm gần đây được chú trọng và thực hiện hiện quả. Các cấp hội đã tập trung giám sát việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội có liên quan đến phụ nữ và trẻ em như: Nghị quyết 11- NQ/BCT của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị định 19/2003/NĐ-CP của Chính phủ; giám sát việc thực hiện Quyết định số 81/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/01/2009 về việc hỗ trợ kinh phí cho hộ nghèo đón tết Nguyên đán Kỷ Sửu; Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 18/4/2005 về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, đặc biệt là phụ nữ vùng sâu, vùng xa; Nghị quyết số 30A/2008/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nhanh và bền vững đối với 101 xã có hoàn cảnh khó khăn; Nghị định số 110/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 về chính sách đối với người lao động dôi dư; Các văn bản về chính sách của địa phương đối với lao động ngừng, nghĩ việc; các chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em…, giám sát tình hình của các hội viên tỉnh nhà. Nhằm giúp chị em phụ nữ hiểu rõ vai trò và trách nhiện của mình đối với gia đình và xã hội. Ngoài ra, cấp hội còn chủ động tham mưu chính sách có liên quan đến phụ nữ và công tác cán bộ nữ, tích cực tham gia ý kiến xây dựng văn bản luật pháp của Nhà nước và các chính sách phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, các vấn đề liên quan đến đời sống phụ nữ, trẻ em. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Cà Mau đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trước việc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho phụ nữ, động viên các chị em tham gia các phong trào nhằm tạo cho các chị em học hỏi thêm từ các Hội của tỉnh bạn.

Qua đây, cho ta thấy đươ ̣c Hô ̣i Liên h iê ̣p p hụ nữ tỉnh Cà Mau luôn nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm nòng cốt của mình trong công tác xây dựng đời sống văn hóa cho phụ nữ và xây dựng gia đình luôn chủ động, tích cực chỉ đạo, triển khai các hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ trọng tâm “Hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Ngoài ra, Hô ̣i Liên hiê ̣p phu ̣ nữ tỉnh Cà

Mau đã vâ ̣n đô ̣ng hô ̣i viên đoàn kết, phấn đấu thực hiê ̣n tốt các chỉ tiêu Nghi ̣ quyết đã đề ra . Hô ̣i không ngừng phát huy vai trò , vị trí của mình trên các lĩnh vực với tinh thần trách nhiê ̣m cao cả , bằng cả tấm lòng làm theo lời Bác , đưa hô ̣i viên ngày càng phát triển về mo ̣i mă ̣t đời sống.

2.3. Thực trạng của việc xây dựng đời sống văn hóa của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Cà Mau.

2.3.1. Thành tƣ̣u của viê ̣c xây dựng đời sống văn hóa của Hội Liên hiê ̣p phụ nữ tỉnh Cà Mau. phụ nữ tỉnh Cà Mau.

Một phần của tài liệu xây dựng đời sống văn hóa của hội liên hiệp phụ nữ tỉnh cà mau dưới ánh sáng tư tưởng hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 35)