Đánh giá tình trạng dinh dƣỡng của trẻ

Một phần của tài liệu Điều tra tình trạng suy dinh dưỡng và thừa cân, béo phí của trẻ 2 5 tuổi tại trường mầm non hùng vương thị xã phúc yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 35)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.2.Đánh giá tình trạng dinh dƣỡng của trẻ

3.2.1. Đánh giá tình trạng dinh dƣỡng theo các chỉ số W/A, H/A, W/H 3.2.1.1. Tình trạng suy dinh dƣỡng

Kết quả nghiên cứu tình trạng dinh dƣỡng của trẻ từ 2 – 5 tuổi ở trƣờng mầm non Hùng Vƣơng đƣợc thể hiện dƣới các bảng: Bảng 3.3, Bảng 3.4, Bảng 3.5 và Bảng 3.6.

Bảng 3.3. Tỷ lệ trẻ thiếu cân (W/A) của trẻ em từ 2 – 5 tuổi

Tuổi Nam (n=128) Nữ (n=128) Chung (n=256) SL % SL % SL % 2 0/30 0 0/30 0 0/60 0 3 0/30 0 4/30 13,33 4/60 6,67 4 1/33 3,03 2/30 6,67 3/63 4,76 5 0/35 0 1/38 2,63 1/73 1,37 Tổng 1/128 0,76 7/128 5,66 8/256 3,2 0.45 0.09 0.87 0.03 0.08 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 2 3 4 5 Mức giảm (kg/m2) Tuổi Nam Nữ

Cân nặng theo tuổi (W/A): Chỉ số này đƣợc dùng để phản ánh tình trạng dinh dƣỡng của cá thể hay cộng đồng. Cân nặng theo tuổi thấp là hậu quả của thiếu dinh dƣỡng hiện tại. Chỉ số cân nặng có thể thay đổi trong một thời gian ngắn. Đây là một chỉ tiêu nhạy, dễ thu thập và xử lý, thƣờng đƣợc áp dụng trong các nghiên cứu đƣợc triển khai tại cộng đồng.

Bảng 3.3 cho thấy, tỷ lệ trẻ thiếu cân của Trƣờng Mầm non Hùng Vƣơng rất thấp (3,2%), thấp hơn nhiều so với bình quân cả nƣớc là 14,5% năm 2014 [24]. Qua đây cho thấy, số lƣợng trẻ đang thiếu dinh dƣỡng hiện tại thấp. Trƣờng Mầm non Hùng Vƣơng thuộc phƣờng Hùng Vƣơng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Thị xã Phúc Yên là một đô thị lớn của tỉnh, là trung tâm công nghiệp, thƣơng nghiệp, du lịch và dịch vụ tổng hợp của tỉnh, hệ thống cung cấp dịch vụ tƣơng đối hoàn chỉnh,… Vì vậy, trẻ em đƣợc sống trong môi trƣờng điều kiện kinh tế, vật chất đầy đủ, cha mẹ có kiến thức nuôi dạy trẻ nên tình trạng dinh dƣỡng của trẻ đƣợc đảm bảo, chỉ có một tỷ lệ nhỏ trẻ bị thiếu cân có thể do một bộ phận nhỏ cha mẹ thiếu kiến thức chăm sóc trẻ, điều kiện kinh tế khó khăn, hoặc do trẻ bị ốm.

Tỷ lệ thiếu cân của trẻ lớn nhất ở trẻ 3 tuổi (6,67%) và thấp nhất ở trẻ 2 tuổi (0%).

Trong cùng một độ tuổi, tỷ lệ trẻ em nữ thiếu cân luôn cao hơn so với trẻ em nam (trẻ em nam là 0,76%, trẻ em nữ là 5,66%). Ở trẻ em nam, tỷ lệ thiếu cân chỉ có ở trẻ 4 tuổi (3,03%). Ở trẻ em nữ, tỷ lệ thiếu cân lớn nhất lúc trẻ 3 tuổi (13,33%), thấp nhất lúc trẻ 2 tuổi (0%).

Bảng 3.4. Tỷ lệ trẻ chậm tăng trƣởng chiều cao (H/A) của trẻ em từ 2 – 5 tuổi Tuổi Nam (n=128) Nữ (n=128) Chung (n=256) SL % SL % SL % 2 0/30 0 1/30 3,33 1/60 1,67 3 1/30 3,33 1/30 3,33 2/60 3,33 4 1/33 3,03 1/30 3,33 2/63 3,17 5 0/35 0 0/38 0 0/73 0 Tổng 2/128 1,59 3/128 2,5 5/256 2,04

Chiều cao theo tuổi (W/A): Chiều cao theo tuổi phản ánh tiền sử dinh dƣỡng. Chiều cao theo tuổi thấp phản ánh tình trạng thiếu dinh dƣỡng kéo dài hoặc thuộc về quá khứ làm đứa trẻ còi cọc.

Kết quả của Bảng 3.4 cho thấy, tỷ lệ trẻ chậm tăng trƣởng chiều cao của Trƣờng Mầm non Hùng Vƣơng rất thấp (2,04%), thấp hơn nhiều so với bình quân chung của cả nƣớc năm 2014 là 24,9%. Điều này cho chứng tỏ trẻ tại trƣờng mầm non Hùng Vƣơng đƣợc chăm sóc tƣơng đối tốt, rất ít trẻ bị thiếu dinh dƣỡng kéo dài hoặc quá khứ trẻ bị còi cọc.

Tỷ lệ chậm tăng trƣởng chiều cao của trẻ lớn nhất ở trẻ 3 tuổi (3,33%), và thấp nhất ở trẻ 5 tuổi (0%).

Trong cùng một độ tuổi, tỷ lệ trẻ em nam chậm tăng trƣởng chiều cao ít hơn trẻ em nữ (trẻ em nam là 1,59%, trẻ em nữ là 2,05%). Ở trẻ em nam, tỷ lệ chậm tăng trƣởng chiều cao lớn nhất lúc trẻ 3 tuổi (3,33%), thấp nhất lúc trẻ 5 tuổi (0%). Ở trẻ em nữ, tỷ lệ chậm tăng trƣởng chiều cao lúc 2 tuổi, 3 tuổi và 4 tuổi đều là 3,33%, lúc trẻ 5 tuổi tỷ lệ này bằng 0%.

Bảng 3.5. Tỷ lệ trẻ còi cọc (W/H) của trẻ em từ 2 – 5 tuổi Tuổi Nam (n=128) Nữ (n=128) Chung (n=256) SL % SL % SL % 2 0/30 0 0/30 0 0/60 0 3 0/30 0 1/30 3,33 1/60 1,67 4 1/33 3,03 1/30 3,33 2/63 3,17 5 0/35 0 0/38 0 0/73 0 Tổng 1/128 0,76 2/128 1,67 3/256 1,21

Cân nặng theo chiều cao (W/H): Cân nặng theo chiều cao là chỉ số đánh giá tình trạng dinh dƣỡng hiện tại. Chỉ số này phản ánh tình trạng SDD thấp làm cho đứa trẻ ngừng lên cân hoặc tụt cân nên bị còi hay còn gọi là “Wasting”. Cân nặng theo chiều cao thấp phản ánh sự không tăng cân hay giảm cân nếu so sánh với trẻ có cùng chiều cao.

Kết quả Bảng 3.5 cho thấy, tỷ lệ trẻ còi cọc của Trƣờng Mầm non Hùng Vƣơng chiếm tỷ lệ rất nhỏ (1,21%).

Tỷ lệ còi cọc của trẻ em lớn nhất ở trẻ 4 tuổi (3,17%), thấp nhất ở trẻ 2 tuổi và 5 tuổi (0%).

Trong cùng một độ tuổi, tỷ lệ trẻ em nam còi cọc ít hơn trẻ em nữ (trung bình ở trẻ em nam là 0,76%, trẻ em nữ là 1,67%). Ở trẻ em nam, tỷ lệ còi cọc chỉ có ở trẻ 4 tuổi (3,03%). Ở trẻ em nữ, tỷ lệ còi cọc chỉ có ở trẻ 3 và 4 tuổi (3,33%).

Bảng 3.6. Tỷ lệ trẻ mắc các thể suy dinh dƣỡng Các thể SDD Lứa tuổi 2 tuổi (n=60) 3 tuổi (n=60) 4 tuổi (n=63) 5 tuổi (n=73) Mắc ít nhất 1 thể SDD (%) 1,67 8,33 3,17 1,37 Tỷ lệ mắc theo từng thể SDD (%) Nhẹ cân đơn thuần 0 5 1,59 1,37 Thấp còi đơn thuần 1,67 1,67 0 0 Gầy còm đơn thuần 0 1,67 3,17 0 Thể phối hợp 0 1,67 1,59 0

Số liệu Bảng 3.6 cho thấy, tỷ lệ trẻ ở Trƣờng Mầm non Hùng Vƣơng mắc các thể suy dinh dƣỡng rất thấp. Số trẻ mắc ít nhất một thể SDD chiếm tỷ lệ cao nhất ở trẻ 3 tuổi 8,33%, thấp nhất ở trẻ 5 tuổi 1,37%. Tỷ lệ trẻ nhẹ cân đơn thuần cao nhất ở trẻ 3 tuổi 5,0%, thấp nhất ở trẻ 2 tuổi 0%.Tỷ lệ trẻ thấp còi đơn thuần cao nhất ở giai đoạn 2 – 3 tuổi 1,67%, thấp nhất ở giai đoạn 4 – 5 tuổi. Tỷ lệ trẻ gầy còm đơn thuần cao nhất ở lứa tuổi 4 tuổi 3,17%, thấp nhất ở trẻ 2 tuổi và 5 tuổi 0%. Tỷ lệ trẻ mắc thể phối hợp cao nhất ở lứa tuổi 3 tuổi 1,67%, thấp nhất ở lứa tuổi 2 tuổi và 5 tuổi 0%.

3.2.1.2. Tình trạng thừa cân, béo phì

Kết quả nghiên cứu tình trạng thừa cân, béo phì của trẻ từ 2 – 5 tuổi đƣợc thể hiện dƣới Bảng 3.7.

Bảng 3.7. Tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì của trẻ em từ 2 – 5 tuổi (theo chỉ tiêu W/A)

Tuổi Nam (n=128) Nữ (n=128) Chung (n=256) SL % SL % SL % 2 2/30 6,67 2/30 6,67 4/60 6,67 3 0/30 0 1/30 3,33 1/60 1,67 4 1/33 3,03 0/30 0 1/63 1,59 5 1/35 2,86 1/38 2,63 2/73 2,74 Tổng 4/128 3,14 4/128 3,16 8/256 3,17

Thừa cân, béo phì là tình trạng cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ do hậu quả của sự mất cân bằng năng lƣợng, có nghĩa là năng lƣợng đƣa vào cơ thể vƣợt quá năng lƣợng tiêu hao. Dựa vào chỉ tiêu cân nặng theo tuổi để xác định tình trạng béo phì vì đa số cá thể có cân nặng theo tuổi vƣợt quá giới hạn bình thƣờng đều béo. Giới hạn “ngƣỡng”để đƣợc coi là thừa cân là khi chỉ tiêu cân nặng theo tuổi trên + 2SD.

Bảng 3.7 cho thấy, tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì của Trƣờng Mầm non Hùng Vƣơng thấp (3,17%). Nhƣ vậy, số lƣợng trẻ đang thừa dinh dƣỡng hiện tại thấp. Tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì thấp do môi trƣờng sống của trẻ có nền kinh tế phát triển, cha mẹ có kiến thức chăm sóc trẻ, nên số trẻ bị thừa cân, béo phì rất ít.

Tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì lớn nhất ở trẻ 2 tuổi (6,67%), thấp nhất ở trẻ 4 tuổi (1,59%).

Trong cùng một độ tuổi, tỷ lệ trẻ em nam thừa cân, béo phì luôn nhỏ hơn trẻ em nữ (trung bình trẻ em nam 3,14%, trẻ em nữ 3,16%). Ở trẻ em nam, tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì lớn nhất ở trẻ 2 tuổi (6,67%), thấp nhất ở trẻ 3 tuổi (0%). Ở trẻ em nữ, tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì lớn nhất ở trẻ 2 tuổi (6,67%), thấp nhất ở trẻ 4 tuổi (0%).

3.2.2. Đánh giá tình trạng dinh dƣỡng theo BMI

Kết quả nghiên cứu tình trạng dinh dƣỡng theo chỉ số BMI của trẻ từ 2 – 5 tuổi đƣợc thể hiện dƣới Bảng 3.8 và Bảng 3.9.

Bảng 3.8. Tỷ lệ trẻ suy dinh dƣỡng Tuổi Nam (n=128) Nữ (n=128) Chung (n=256) SL % SL % SL % 2 0/30 0 0/30 0 0/60 0 3 0/30 0 3/30 10,0 3/60 5,0 4 0/33 0 1/30 3,33 1/63 1,59 5 0/35 0 2/38 5,26 2/73 2,74 Tổng 0/128 0 6/128 4,65 6/256 2,33

Bảng 3.8 cho thấy, tỷ lệ trẻ suy dinh dƣỡng ở Trƣờng Mầm non Hùng Vƣơng rất thấp (2,33%). Tỷ lệ này lớn nhất ở trẻ 3 tuổi (5%), thấp nhất ở trẻ 2 tuổi (0%).

Trong cùng một độ tuổi, tỷ lệ suy dinh dƣỡng của trẻ en nữ luôn lớn hơn trẻ em nam (trẻ em nam 0%, trẻ em nữ 4,65%).

Bảng 3.9. Tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì Tuổi Nam (n=128) Nữ (n=128) Chung (n=256) SL % SL % SL % 2 3/30 10,0 1/30 3,33 4/60 6,67 3 1/30 3,33 2/30 6,67 3/60 5,0 4 2/33 6,06 0/30 0 2/63 3,17 5 3/35 8,57 1/38 2,86 4/73 5,48 Tổng 9/128 6,99 4/128 3,22 13/256 5,08

Bảng 3.9 cho thấy, tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì ở Trƣờng Mầm non Hùng Vƣơng thấp (5,08%). Tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì lớn nhất ở trẻ 2 tuổi (6,67%), thấp nhất ở trẻ 4 tuổi (3,17%).

Trong cùng một độ tuổi, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em nam luôn lớn hơn trẻ em nữ (trẻ em nam 6,99%, trẻ em nữ 3,22%). Ở trẻ em nam, tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì lớn nhất ở trẻ 2 tuổi (10,0%), thấp nhất ở trẻ 3 tuổi (3,33%). Ở trẻ em nữ, tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì lớn nhất ở trẻ 3 tuổi (6,67%), thấp nhất ở trẻ 4 tuổi (0%).

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu về điều tra tình trạng suy dinh dƣỡng và thừa cân, béo phì của trẻ từ 2 – 5 tuổi Trƣờng Mầm non Hùng Vƣơng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, tôi rút ra một số kết luận sau:

- Các chỉ số nhân trắc: chiều cao, cân nặng của trẻ em tăng dần theo tuổi, chỉ số BMI của trẻ em giảm dần theo tuổi.

- Tình trạng suy dinh dƣỡng: Tỷ lệ trẻ thiếu cân, tỷ lệ trẻ chậm tăng trƣởng chiều cao, tỷ lệ trẻ còi cọc, tỷ lệ trẻ mắc các thể suy dinh dƣỡng của Trƣờng Mầm non Hùng Vƣơng thấp.

- Tình trạng thừa cân, béo phì: Tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì của Trƣờng Mầm non Hùng Vƣơng thấp.

- Tình trạng dinh dƣỡng theo chỉ số BMI (WHO 2006): Tỷ lệ trẻ suy dinh dƣỡng, tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì ở Trƣờng Mầm non Hùng Vƣơng thấp.

2. Kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu ở trên tôi xin đƣa ra một số ý kiến sau:

Việc đánh giá tình trạng dinh dƣỡng dựa theo các chỉ số nhân trắc cần đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, định kỳ và tiến hành nghiên cứu sâu, rộng hơn nữa.

Gia đình cần quan tâm hơn nữa đến dinh dƣỡng cho trẻ, ƣu tiên chi tiêu ăn uống cho trẻ. Tăng cƣờng tiếp cận kiến thức khoa học để chăm nuôi trẻ, hạn chế sử dụng kiến thức kiểu truyền miệng, thiếu căn cứ khoa học.

Nhà trƣờng cần trao đổi để gia đình trẻ hiểu đƣợc tầm quan trọng của dinh dƣỡng hợp lý cho trẻ và phối hợp cùng nhà trƣờng đảm bảo dinh dƣỡng cho trẻ.

Địa phƣơng cần đầu tƣ nhiều hơn cho giáo dục mầm non, các cơ quan, tổ chức tăng cƣờng ủng hộ tài trợ cho trẻ thông qua các dự án, các chƣơng trình hành động.

Để hỗ trợ tốt cho hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ em, hệ thống y tế chuyên trách và chính quyền địa phƣơng cần tăng cƣờng công tác truyền thông để góp phần nâng cao kiến thức chăm sóc trẻ của bà mẹ và sức khỏe chính của các bà mẹ trong giai đoạn thai sản.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế - Viện Dinh dƣỡng (1998), Hướng dẫn đánh giá tình hình dinhdưỡng và thực phẩm ở một cộng đồng, Nxb Y học, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.Tài liệu tập huấn.

3. Trịnh Văn Bảo, Vấn đề di truyền với sự tăng trưởng, Bàn về đặc điểm tăng trƣởng của ngƣời Việt Nam.

4. Từ Giấy, Hà Huy Khôi (1988), Một số vẫn đề dinh dưỡng thực hành, Nxb Y học, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Kim Hoa (2010), Tìm hiểu tình hình và một số yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì ở trẻ từ 2 đến 5 tuổi tại một số trƣờng mầm non thành phố Huế, Tạp chí Y học thực hành, Số 713.

6. Lê Thị Mai Hoa – Lê Trọng Sơn, Giáo trình dinh dưỡng trẻ em, Nxb Đại học Sƣ phạm.

7. Hà Huy Khôi (1997),Phương pháp dịch tễ học dinh dưỡng, Nhà xuất bản Yhọc, Hà Nội.

8. Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan (2008), Giáo trình sự phát triển thể chất của trẻ em lứa tuổi mầm non, Nxb Giáo dục,Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Lâm, Lê Thị Hải (2001), Hướng dẫn nuôi dưỡng trẻ, Nxb Y học, Hà Nội.

10. Trƣơng Thị Sƣơng, Nguyễn Tuấn Thƣơng và CS (2000), Một vài nhận xét về tình hình bệnh tật trẻ em vùng nông thôn tỉnh Quảng Nam, Tạp chí Y học thực hành (391).

11. Lê Thị Thêm (2006), Một phần tư trẻ em trên thế giới thiếu cân trầm trọng, Dân số và phát triển, số 5, (62)/2006).

12. Lƣơng Thị Kim Tuyến (2004), Giáo trình lý thuyết dinh dưỡng, Nxb ĐH sƣ phạm, Hà Nội.

13. Nguyễn Văn Tuấn, Hoàng Khải Lập (2004) , Nghiên cứu tình trạng sức khỏe, bệnh tật và dinh dưỡng của phụ nữ và trẻ em miền núi phía Bắc Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Mã số B 2002-04-27

14. Đinh Văn Thức, Nguyễn Thế Hƣờng (2000), Tỷ lệ suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan tại hai xã Đặng Cương và Quốc Tuấn, huyện An Hải, hải Phòng năm 2000, Kỉ yếu công trình nghiên cứu khoa học Nhi khoa, NXB Y học, Hà Nội, Tr.18 - 26.

15. Nguyễn Tấn Gi Trọng, Vũ Triệu An, Trần Thị Ân và Cộng sự (1975), Hằng số sinh học ngƣời Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.

16. Trƣờng Đại Học Y Hà Nội (2004), Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, Nxb Y học, Hà Nội.

17. Trƣờng Đại Học Y Hà Nội, Bộ môn Nhi (2009), Bài giảng nhi khoa, Nxb Y học, Hà Nội.

18. Viện Dinh Dƣỡng (2011),Tình hình dinh dưỡng Việt Nam năm 2009- 2010, Nxb Y học Hà Nội.

Tài liệu internet

19. http://www.vietnamplus.vn 20. http://vov.vn/suc-khoe 21. http://baodientu.chinhphu.vn 22. http://moodle.yds.edu.vn 23. http://vi.wikipedia.org 24. http://www.viendinhduong.vn

Một phần của tài liệu Điều tra tình trạng suy dinh dưỡng và thừa cân, béo phí của trẻ 2 5 tuổi tại trường mầm non hùng vương thị xã phúc yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 35)