Những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

Một phần của tài liệu quy định pháp luật về đăng ký hộ kinh doanh thực trạng và giải pháp trên địa bàn quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 31)

Chủ thể khi thực hiện hoạt động kinh doanh lựa chọn loại hình kinh doanh có điều kiện phải thực hiện các quy định pháp luật về các điều kiện cần phải có để tiến hành thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh áp dụng theo các quy định của các luật, pháp lệnh, nghị định chuyên ngành hoặc quyết định có liên quan của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi chung là pháp luật chuyên ngành)23.

Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới các hình thức: - Giấy phép kinh doanh;

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; - Chứng chỉ hành nghề;

- Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; - Xác nhận vốn pháp định;

- Chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được quyền kinh doanh ngành, nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình thức nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Các quy định về loại ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh đối với ngành, nghề đó tại các văn bản quy phạm pháp luật khác ngoài các loại văn bản quy phạm pháp luật đã nêu trên đều không có hiệu lực thi hành.

2.2.2.1. Những ngành nghề kinh doanh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề

Chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định. Chứng chỉ hành nghề được cấp ở nước ngoài không có hiệu lực thi hành tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác24

.

Những ngành, nghề phải đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề như: - Kinh doanh dịch vụ pháp lý;

- Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm; - Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thú y;

- Kinh doanh dịch vụ thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng;

- Kinh doanh dịch vụ kiểm toán;

- Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, mua bán thuốc bảo vệ thực vật; - Kinh doanh dịch vụ xông hơi khử trùng;

- Kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải; - Mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;

- Kinh doanh dịch vụ kế toán; - Dịch vụ môi giới bất động sản; - Dịch vụ định giá bất động sản; - Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản.

2.2.2.2. Những ngành nghề kinh doanh yêu cầu có vốn pháp định

Một số ngành nghề kinh doanh cần phải có vốn pháp định để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Mức vốn pháp định đươc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định theo quy định pháp luật chuyên ngành25

.

Hộ kinh doanh phải có nghĩa vụ bảo đảm mức vốn thực tế không thấp hơn mức vốn pháp định đã được xác nhận trong cả quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Những ngành, nghề phải đòi hỏi có xác nhận vốn pháp định trước khi đăng ký kinh doanh:

- Tổ chức tín dụng - Quỹ tín dụng nhân dân

- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng - Kinh doanh bất động sản

- Dịch vụ đòi nợ - Dịch vụ bảo vệ

- Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài - Sản xuất phim

- Kinh doanh cảng hàng không

- Cung cấp dịch vụ hàng không mà không phải là doanh nghiệp cảng hàng không - Kinh doanh vận chuyển hàng không

- Kinh doanh hàng không

2.2.3. Ngành, nghề đƣợc phép kinh doanh

Hiến pháp 2013 qui định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm26

.

Bộ luật Dân sự quy định về quyền tự do kinh doanh như sau: “Quyền tự do kinh doanh của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo về. Cá nhân có quyền tự do lựa chọn hình thức, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, tự do giao kết hợp đồng, thuê lao động và các quyền khác phù hợp với quy định của pháp luật.27

Mặc dù pháp luật không qui định cụ thể danh mục các ngành nghề được phép kinh doanh, nhưng với việc cho phép tự do trong hoạt động kinh doanh trong Hiến pháp 2013, Bộ Luật Dân sự 2005 cũng được xem là mọi cá nhân được phép kinh

25 Khoản 1 Điều 10, Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2010

26 Điều 13, Hiến pháp 2013

doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Trong nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, ngành, nghề kinh doanh rất đa dạng, phong phú, nếu ngành, nghề được phép kinh doanh được qui định một cách cụ thể sẽ khiến cho sự sáng tạo của người muốn tham gia kinh doanh sẽ bị bó hẹp, không được phát huy một cách mạnh mẽ. Do đó sử dụng phương pháp loại trừ các ngành nghề kinh bị cấm kinh doanh, người tham gia kinh doanh có thể kinh doanh tất cả các ngành, nghề mà minh muốn.

CHƢƠNG 3:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU – THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1. Sơ lƣợc về đăng ký kinh doanh trên địa bàn quận Ninh Kiều 3.1.1. Sơ lƣợc về quận Ninh Kiều

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý * Vị trí địa lý

Quận Ninh Kiều nằm trong lòng thành phố Cần Thơ mới – đô thị trực thuộc Trung ương, thành phố đồng bằng cấp quốc gia, quận Ninh Kiều đã trờ thành phần “lõi” của đô thị Cần Thơ. Ngày 02 tháng 01 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 05/2004/NĐ-CP Thành lập quận Ninh Kiều trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của phần lớn các phường nội thành thành phố Cần Thơ cũ. Nơi đây đặt trụ sở của nhiều ban ngành của thành phố, điển hình là Ủy ban nhân dân thành phố tại số 2 đường Hòa Bình, phường Tân An. Đơn vị hành chính của quận gồm có 13 đơn vị phường, 71 khu vực.

Với tổng diện tích tự nhiên 2.922,4 ha với dân số 206.213 người (hơn 95% là thị dân). Phía Bắc giáp quận Bình Thủy; phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Long; phía Tây giáp huyện Phong Điền; phía Nam giáp huyện Phong Điền và quận Cái Răng. Quận Ninh Kiều có tọa độ địa lý 10°01′58″Bắc, 105°45′34″Đông.

- Khí hậu:

Quận Ninh Kiều nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới - gió mùa. Khí hậu điều hoà dễ chịu, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28ºC, số giờ nắng trung bình cả năm: 2.249,2h. Lượng mưa trung bình năm: 1600 mm (năm 2000 khoảng 1.911, năm 2004 khoảng 1.416mm).

Độ ẩm trung bình năm: 82% - 87% (thay đổi theo các năm).

Thuận lợi: Chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm. Các lợi thế này rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của sinh vật, có thể tạo ra một hệ thống nông nghiệp nhiệt đới có năng suất cao, với nhiều chủng loại cây con, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất.

Hạn chế: Mùa mưa thường đi kèm với ngập lũ và triều cường làm ngập các tuyến đường trong nội ô.

- Thủy văn:

Sông Hậu là con sông lớn nhất với tổng chiều dài chảy qua thành phố là 65 km đoạn qua Cần Thơ có chiều rộng khoảng 1,6km. Tổng lượng nước sông Hậu đổ ra biển khoảng 200 tỷ m3/năm (chiếm 41% tổng lượng nước của sông Mê Kông), lưu lượng nước bình quân tại Cần Thơ là 14.800 m3/giây. Tổng lượng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m3

/năm (chiếm gần 1/2 tổng lượng phù sa sông Mê Kông). Sông Cần Thơ bắt nguồn từ khu vực nội đồng tây sông Hậu, có chiều dài khoảng 16 km, chiều rộng từ 280-350m, đi qua các quận Ô môn, huyện Phong Điền, quận Cái Răng, quận Ninh Kiều và đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Sông Cần Thơ có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông.

Bên cạnh đó, quận Ninh Kiều còn có hệ thống kênh rạch dày đặc là phụ lưu của 2 sông lớn là Sông Hậu và sông Cần Thơ đi qua quận nối thành mạng đường thủy, cho nước ngọt suốt hai mùa mưa, nắng tạo điều kiện cho việc cung cấp nước sạch cho toàn quận Ninh Kiều.

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng do đặc thù của quận Ninh Kiều là quận trung tâm của thánh phố Cần Thơ, tập trung đầu mối của các dịch vụ thiết yếu nên kinh tế trên địa bàn quận tiếp tục ổn định và phát triển, tăng trưởng kinh tế đạt khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng.

Báo cáo về kết quả thực hiện Nghị quyết năm 2004 của Quận ủy Ninh Kiều cho biết: Quận có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao (15,5%) có cấu kinh tế chuyền dịch đúng hướng. Cụ thể: thương mại - dịch vụ (chiếm 60,4%), du lịch và công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp – xây dựng (38,3%) và nông nghiệp (1,3%). Với kết quả thu ngân sách đạt 239.79 tỷ đồng. Ninh Kiều trở thành đơn vị dẫn đầu toàn thành phố; thu nhập bình quân cũng cao nhất thành phố với số tuyệt đối 960 USD/người.

Năm 2004 tổng vốn đầu tư trên địa bàn quận đạt 580 tỷ đồng; các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều vượt trội; toàn quận có 30.800 hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa , đạt 92% số hộ dân trong Quận.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tài chính – Kế hoạch quận Ninh Kiều liên quan đến lĩnh vực đăng ký hộ kinh doanh Kiều liên quan đến lĩnh vực đăng ký hộ kinh doanh

Quận Ninh Kiều không thành lập Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện nên việc thực hiện việc đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh được giao cho Phòng Tài chính Kế hoạch thực hiện.

Phòng Tài chính – Kế hoạch quận Ninh Kiều là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Ninh Kiều, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý về các lĩnh vực Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, đăng ký kinh doanh, tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.

Phòng Tài chính – Kế hoạch quận Ninh Kiều chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân quận, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ theo lĩnh vực của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Trong các nhiệm vụ của Phòng Tài chính – Kế hoạch quận Ninh Kiều về các lĩnh vực như lĩnh vực Tài chính, lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư thì việc đăng ký hộ kinh doanh là nhiệm vụ được qui định trong lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư, và được qui định như sau:

- Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các tổ chức kinh tế tập thể và hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn theo quy định của pháp luật.;

- Tổng hợp theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân trên địa bàn quận;

- Định kỳ lập báo cáo theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi các Sở, ngành có liên quan và Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Kế hoạch – Đầu tư.28

3.1.3. Quy trình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh trên địa bàn quận Ninh Kiều

3.1.3.1. Quy trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trên địa bàn quận Ninh Kiều quận Ninh Kiều

* Trình tự thực hiện

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định pháp luật

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở Ủy ban nhân dân quận Ninh Kiều

Công chức tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra nội dung hồ sơ

Trường hợp hồ sơ đầy đủ , hợp lê ̣ thì viết Giấy biên nhận , viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận kết quả nộp tiền và hẹn ngày trả kết quả;

Trường hợp hồ sơ thiếu hoă ̣c không hợp lê ̣ thì viết Phiếu hướng dẫn làm la ̣i hồ sơ

- Bước 3: Nhận kết quả tại Phòng Tài chính - Kế hoạch quận, huyện

Người đến nhận kết quả phải mang theo Giấy biên nhận, trường hợp mất Giấy biên nhận thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân (nếu là cá nhân) hoặc Giấy giới thiệu của tổ chức

Công chức trả kết quả kiểm tra Giấy biên nhận hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy giới thiệu , và ký nhâ ̣n vào Sổ theo dõi tr ả kết quả; trao kết quả cho người nhận

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lể nghỉ)

- Từ thứ hai đến thứ sáu : Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút; Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

- Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.

* Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

* Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh 29;

+ Danh sách cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh 30;

+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình;

+ Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập;

+ Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình;

+ Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì kèm theo bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

* Số lƣợng hồ sơ: 01 bộ

29

Kèm theo phụ lục VII

*Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ

*Đối tƣợng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, hộ gia đình, nhóm người

*Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tài chính - Kế hoạch quận, huyện.

*Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận31

*Lệ phí: 100.000 đồng/1 lần

*Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

-Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh; - Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 56 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;

- Cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 50 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP chỉ được quyền đăng ký một hộ kinh doanh trên phạm vi toàn quốc;

-Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Sơ đồ 1.1: Quy trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

3.1.3.2. Quy trình thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh trên địa bàn

Một phần của tài liệu quy định pháp luật về đăng ký hộ kinh doanh thực trạng và giải pháp trên địa bàn quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 31)