- Theo thiết kế tòan bộ trạm được đặt dưới mặt đất với lớp bêtông thành dày 30 cm Điều này (cùng với với việc sử dụng các thiết bị mới, hiện đại) cho phép triệt tiêu
CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU, PHÒNG NGỪA TÁC ĐỘNG XẤU VAØ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
XẤU VAØ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
4.1. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU VAØ PHÒNG NGỪA TÁC ĐỘNG XẤU.
Với phương châm ‘sức khỏe của bệnh nhân và bác sỹ phải được đặt lên hàng đầu’. Lãnh đạo bệnh viện đề ra mục tiêu phải đảm bảo an tòan , hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng gây ra bởi quá trình xây dựng và triển khai dự án.
4.1.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn lắp đặt hệ thống thugom và xây dựng trạm xử lý nước thải. gom và xây dựng trạm xử lý nước thải.
Bệnh viện sẽ chọn đơn vị thi công chuyên nghiệp, có đội ngũ công nhân lành nghề và máy móc hiện đại đảm bảo thời gian thi công nhanh, chất lượng và không để xảy ra sự cố môi trường.
Với hệ thống thu gom :
- Chọn phương án thi công từng đọan (không đào tràn lan), sau khi lắp đặt đường ống thóat nước mỗi đoạn sẽ tiến hành lấp đất, khôi phục mặt đường ngay. Đơn vị thi công sẽ tiến hành đào một hệ thống thu gom mới song song với hệ thống cũ. Trong giai
- Đơn vị thi công sẽõ tiến hành bơm nước thải từ đoạn thi công sang 2 đoạn còn lại để đảm bảo lượng nước thải luôn được xử lý qua hệ thống xử lý cũ, đồng thời đảm bảo vấn đề thóat nước của bệnh viện được đều đặn, tuyệt đối không để xảy ra hiện tượng nước thải bị tràn.
- Tiến hành che chắn khu vực thi công bằng vải bạt.
- Tạo các hố thu tạm bằng bê tông tại các điểm xả cũ. Tại đây bệnh viện vẫn sẽ duy trì việc khử trùng nước thải bằng dung dịch NaClO (trong suốt thời gian thi công).
Với việc xây dựng trạm xử lý
- Khuôn viên xây dựng trạm được rào kín bởi các tấm tôn. Chiều cao hàng rào 2,5m để giảm thiểu bụi và tiếng ồn.
- Chọn phương án đóng cọc khoan nhồi để hạn chế tối đa tiếng ồn, bụi. - Thuê đơn vị chuyên nghiệp để tiến hành đổ betong.
Ngòai ra Ban quản lý dự án sẽ thường xuyên giám sát, nhắc nhở đơn vị thi công thực hiện các biện pháp cụ thể sau:
-Yêu cầu các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng trước khi vào bệnh viện phải vệ sinh sạch sẽ, chở đúng trọng tải, có phương án che chắn không để vật liệu rơi vãi. Chỉ sử dụng các xe chuyên chở có trọng tải từ 2,5 T trở xuống để hạn chế ồn, rung. Yêu cầu các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu phải đảm bảo tắt máy khi tiến hành bốc dỡ nguyên vật liệu.
- Phun nước thẳng vào lớp bụi hoặc phun vào khu vực đường giao thông nội bộ để đảm bảo đủ độ ẩm làm cho bụi lắng, rơi xuống đất và hạn chế bụi cuốn theo gió.
- Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ cho công nhân xây dựng.
- Chỉ tiến hành xây dựng vào thời điểm ban ngày. Tiến hành vệ sinh công trường ngay sau mỗi ngày làm việc.
- Quản lý chặt chẽ các họat động của công nhân (có điểm thu gom rác sinh họat, đi vệ sinh tập trung. Công nhân xây dựng sẽ không ở lại công trình vào ban đêm (ngoại trừ bảo vệ) để hạn chế tối đa lượng chất thải sinh hoạt phát sinh.
- Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom kịp thời xà bần, vật liệu xây dựng.
4.1.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động khi dự án đi vào hoạt động.
4.1.2.1. Đối với các phương tiện chuyên chở hóa chất xử lý, bùn thải.
- Yêu cầu các phương tiện vận chuyển phải vệ sinh trước khi vào bệnh viện. - Chỉ sử dụng các xe tải nhỏ (dưới 1,5T)
- Có phương án che chắn thùng xe. - Không cho xe nổ máy khi xếp dỡ.
- Thường xuyên vệ sinh, xịt nước đường nội bộ xung quanh trạm xử lý.
4.1.2.2. Đối với hoạt động lưu trữ hóa chất xử lý, bùn thải.
- Yêu cầu nhà cung cấp phải vệ sinh sạch sẽ các bao chứa, thùng chứa. Đảm bảo các bao, thùng phải kín.
- Hóa chất xử lý được sắp xếp ngăn nắp trong kho chứa hóa chất. Sau khi sử dụng, pha chế các thùng, bao hóa chất phải được đậy, bịt kín.
- Các bao, thùng đựng hóa chất đều được đổi trả lại cho nhà cung cấp ngay khi nhập đợt hóa chất mới.
- Thường xuyên vệ sinh kho chứa và pha hóa chất xử lý.
- Bùn thải sinh ra sau khi được ép khô sẽ được cho vào các bao (30 kg), buộc kín. Các bao bùn được chứa tạm gần khu vực máy ép bùn rồi định kỳ được xe của đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại đem đi xử lý.
- Với các biện pháp cụ thể trên quá trình vận chuyển, lưu trữ hóa chất, bùn thải sẽ không thể gây ra những tác động xấu tới môi trường bệnh viện.
4.1.2.3. Đối với hoạt động của trạm xử lý.
Vì trạm xử lý được đặt ngầm hoàn toàn dứơi mặt đất nên những ảnh hưởng tới khu vực bên trên là rất ít. Tuy nhiên để loại trừ tối đa những tác động tiêu cực bệnh viện vẫn sẽ áp dụng những biện pháp nghiêm ngặt sau :
- Sử dụng các thiết bị mới 100% từ các nhà sản xuất có uy tín.
-Thường xuyên có kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng máy móc bằng cách tra dầu nhớt, thay mới linh kiện...
- Máy thổi khí, máy ép bùn, máy bơm bùn đều được đặt trên các bệ móng lớn gắn kèm với cơ cấu giảm chất bằng đệm cao su.
- Trạm xử lý nước thải sẽ không sử dụng máy phát điện riêng ( trong trường hợp mất điện đột xuất, trạm sẽ sử dụng điện từ máy phát điện chung của bệnh viện) góp phần hạn chế tiếng ồn gây ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.
-Hệ thống thông, hút gió được thiết kế đảm bảo môi trường làm việc thông thoáng trong trạm.
- Toàn bộ lượng khí thải của trạm (từ bể xử lý kị khí, các buồng vận hành) đều được thu gom bởi quạt hút trong các đường ống kín dẫn tới hệ thống xử lý khí thải tập trung.
- Hệ thống xử lý khí thải tập trung được thiết kế dạng tháp với lớp than hoạt tính. dày 90 cm (đường kính tháp 80cm).
* (Sơ đồ hệ thống xử lý khí : bản vẽ 05)
- Dòng khí sau xử lý sẽ không còn mùi hôi và đảm bảo độ sạch theo tiêu chuẩn TCVN 5937-2005.
- Than hoạt tính sẽ được định kỳ thay mới (03 tháng/1lần).
- Bệnh viện sẽ ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý chất thải nguy hại để thu gom bùn thải cũng như lượng than hoạt tính sau mỗi chu kỳ sử dụng.
- Hệ thống thu gom sẽ được nạo vét định kỳ tại vị trí các hố ga. Bùn nạo vét sau đó cũng sẽ được giao cho đơn vị có chức năng đem đi xử lý.
- Yêu cầu công nhân vận hành để rác thải sinh hoạt đúng nơi quy định. Các hoạt động vệ sinh của công nhân (ngoại trừ rửa tay chân) phải được tiến hành tại các khu vệ sinh của các khoa gần đó (nơi đã có sẵn hệ thống bể tự hoại).
4.1.2.4. Các biện pháp khác:
Ngay sau khi xây dựng xong trạm xử lý nước thải đơn vị thi công sẽ lấp đất, trồng cỏ tái tạo cảnh quan ban đầu. Khu vực phía trên trạm sẽ trở thành một công viên xanh,
4.2. BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ VỚI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
* Các biện pháp phòng chống sự cố tràn, rò rỉ nước thải: - Định kỳ tiến hành công tác nạo vét các hố ga thoát nước thải.
- Bể điều hoà, trạm xử lý được thiết kế với dung tích dư để có thể chứa lượng nước thải đổ về tăng đột biến.
- Trang bị một số bơm lưu động kèm ống dẫn mềm để có thể bơm thoát nước khi cần thiết.
- Toàn bộ hệ thống thành các bể trạm xử lý khi đổ bê tông đều được trộn thêm phụ gia chống thấm.
* Các biện pháp phòng chống sự cố do chập điện, cháy nổ:
- Các máy móc thiết bị phải có lý lịch kèm theo và phải được kiểm tra, theo dõi thường xuyên các thông số kỹ thuật.
- Thiết lập các hệ thống báo cháy, đèn hiệu và thông tin tốt, xây dựng các họng cấp nước chữa cháy hoặc các phương tiện chữa cháy khác như bình khí CO2, cát... và đảm bảo đủ thiết bị để phòng chống cháy nổ.
- Định kỳ kiểm tra độ an toàn các thiết bị phòng chống cháy nổ.
Chương V