Gbùn hc lơ lửng sinh ra khử

Một phần của tài liệu xây dựng mới hệ thống thu gom và trạm xử lỳ nước thải bệnh viện nhi đồng 2 (Trang 35)

- Khu vực này cũng đã có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh (đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước ) Đây cũng là điểm thuận lợi cho việc triển khai dự án.

2 Gbùn hc lơ lửng sinh ra khử

97,2% G bùn

a.Tốc độ tăng trưởng của bùn yb Yb = Y/

(1+Kd*θc) 0.299 b.Lượng bùn sinh ra trong 1

ngày G bùn

Gbùn =

Yb*Q*(S0-S) 129039 g/ngày 129.04

Kg/ng ày

- Một dạng bùn thải khác sẽ sinh ra khi tiến hành nạo vét định kỳ các hố ga thoát nước thải. Lượng bùn này cũng cần có các biện pháp thu gom xử lý phù hợp.

- Ngòai ra một lượng nhỏ chất thải nguy hại khác là dầu nhớt (hay các giẻ lau dầu nhớt) sinh ra trong quá trình vận hành thiết bị trạm xử lý. Lượng chất thải này vào khoảng: 2 kg/tháng.

- Các can đựng axit sulfuric (H2SO4) (dùng để trung hòa nước thải khi cần thiết) hay can đựng chất khử trùng (NaClO) cũng có thể xếp vào loại chất thải nguy hại tuy vậy tất cả các can này sẽ được đổi, trả cho nhà cung cấp.

3.1.2. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra.

- Với quy mô xử lý ở mức 1.600 (m3/ngày đêm), diện tích xây dựng nhỏ và nằm hoàn toàn trong khuôn viên Bệnh viện. Khả năng xảy ra các sự cố về môi trường trong quá trình xây dựng và cả khi trạm xử lý đi vào hoạt động là rất nhỏ.

- Tuy nhiên Bệnh viện cũng cần phải lưu ý và lường trước những sự cố có thể xảy ra như sau:

+ Hệ thống cống thu gom nước thải bị tắc nghẽn hay bị vỡ gây tràn nước thải chưa xử lý ra ngoài. Các vách bê tông trạm dưới lòng đất bị rò rỉ hay thấm.

+ Xảy ra các sự cố về cháy nổ do chập điện, sét đánh : sẽ dẫn đến hư hỏng các hệ thống máy móc, thiết bị, gây cháy nổ.

3.2. ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG.

Quá trình xây dựng và triển khai dự án sẽ tác động tới những đối tượng sau:

3.2.1. Các thành phần tự nhiên.

- Quá trình đào đắp, vận chuyển đất đá khi thi công Hệ thống thu gom và Trạm xử lý sẽ làm phát sinh bụi, khí thải, mùi gây ô nhiễm môi trường không khí .

- Họat động của các phương tiện thi công, xe vận tải hay máy móc thiết bị trạm sẽ làm phát sinh tiếng ồn, rung.

* Môi trường tiếp nhận nước thải:

- Hệ thống thoát nước chung của thành phố sẽ phải tiếp nhận nước thải của Bệnh viện. Nếu quá trình xử lý không tốt thì đây sẽ là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng.

- Trong quá trình thi công khi trời mưa đất cát có khả năng bị lôi quấn gây tắc nghẽn cống thóat nước thải.

* Môi trường đất, nước ngầm:

- Trong quá trình thi công cũng như khi hệ thống đi vào vận hành nếu xảy ra tình trạng tràn hay rò rỉ nước thải thì lượng nước thải này có nguy cơ ngấm qua các tầng đất làm ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm.

* Mỹ quan phong cảnh:

- Quá trình đào đường, đào đất làm mất mỹ quan bệnh viện.

- Quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, bùn thải của các phương tiện cơ giới sẽ gây ra bụi bẩn làm ảnh hưởng tới cảnh quan bên trong và khu vực lân cận bệnh viện.

3.2.2. Yếu tố con người.

- Tập thể Y-Bác sỹ, các bệnh nhân trong bệnh viện và người dân khu vực xung quanh sẽ chịu những tác động trực tiếp do quá trình thi công gây ra: Bụi, mùi, khói thải, tiếng ồn...

3.3. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG.

3.3.1. Các tác động về kinh tế, xã hội của dự án

Khi dự án đi vào họat động sẽ đem lại những lợi ích thiết thực cho Bệnh viện và khu vực xung quanh:

- Góp phần làm môi trường bệnh viện thêm sạch, xanh, không khí trong lành. - Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn thải không còn gây ô nhiễm và không mang các mầm bệnh.

- Tạo điều kiện để cán bộ, bệnh nhân bệnh viện cũng như người dân ở khu vực lân cận được làm việc, sống trong môi trường trong lành, tinh thần thoải mái.

Quá trình lắp đặt hệ thống thu gom và xây dựng Trạm xử lý sẽ gây phát sinh: bụi, tiếng ồn, khí thải, nước thải, chất thải rắn.

Do dự án triển khai trong khuôn viên bệnh viện nên các yếu tố trên có thể gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến công tác khám, chữa bệnh. Đặc biệt bụi, khí thải, tiếng ồn sẽ có tác động tiêu cực tới quá trình phục hồi sức khỏe bệnh nhân.

Tuy nhiên quy mô xây dựng là không nhiều, không sử dụng các phương tiện thi công cỡ lớn nên các ảnh hưởng là không quá nghiêm trọng.

Nước thải, rác thải phát sinh từ quá trình thi công cũng như các hoạt động sinh hoạt của công nhân xây dựng nếu không có biện pháp quản lý có thể gây tắc nghẽn hệ thống cống chung của Bệnh viện và làm mất vệ sinh môi trường và mỹ quan phong cảnh trong khu vực.

Với mục tiêu: đảm bảo sức khỏe cho người bệnh là trên hết bệnh viện sẽ phối hợp với đơn vị thi công áp dụng những biện pháp chặt chẽ nhất nhằm giảm tới mức tối thiểu các nguồn gây ô nhiễm.

Các tác động trong quá trình xây dựng là rõ ràng tuy nhiên những tác động này không quá lớn và không kéo dài .Có thể giảm thiểu bằng những biện pháp cụ thể.

3.3.3. Các tác động khi Trạm xử lý nước thải đi vào hoạt động.

3.3.3.1. Tiếng ồn- độ rung.

- Tiếng ồn là một trong những dạng ô nhiễm môi trường rất có hại cho sức khoẻ con ngươì, ảnh hưởng của tiếng ồn đối với cơ thể phụ thuộc vào những tính chất vật lý như cường độ, tần số, thời gian.

- Rung động ảnh hưởng đến cơ thể con người như làm thay đổi nhịp tim, rối loạn dinh dưỡng... khi làm việc với các thiết bị máy móc cơ khí, với bộ phận chuyển động điện hoặc khí nén cũng là nguồn rung động gây tác dụng cục bộ lên cơ thể con người. Ngoài ra trong những điều kiện nhất định ảnh hưởng của sự rung động có thể tăng lên gây thành bệnh run nghề nghiệp.

- Trong môi trường Bệnh viện vấn đề ồn, rung lại càng cần phải quan tâm.

- Khi vận hành các thiết bị trạm xử lý (máy bơm, máy thổi khí, máy ép bùn…) đều phát sinh tiếng ồn, độ rung.

Một phần của tài liệu xây dựng mới hệ thống thu gom và trạm xử lỳ nước thải bệnh viện nhi đồng 2 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w