từ năm 1996 dến năm 2008
- Từ những thành công và hạn chế của công tác XHHGD của tỉnh Hà Tây tròn những năm 1996-2008, có thể rút ra những kinh nghiệm sau đây:
Một là: Thường xuyên quán triệt nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.Đảng bộ tỉnh đã xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Chủ trương coi giáo dục là quốc sách hàng đầu được tuyên truyền sâu rộng trong các ban ngành, đoàn thể, nhân dân. Nâng cao nhận thức của cộng đồng, mỗi dòng họ, mỗi gia đình về vị trí, vai trò của giáo dục- đào tạo với sự phát triển của đất nước, đối với tương lai mỗi người ngày càng rõ hơn.
Tỉnh xác định công tác XHHGD không chỉ là một giải pháp tình thế trong khi Nhà nước chưa đủ sức đầu tư đầy đủ cho GD& ĐT, mà là một giải pháp chiến lược trong suốt giai đoạn lịch sử xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với đặc thù là trong xã hội có nhiều thành phần kinh tế, có thu nhập khác nhau nhưng cần được đảm bảo mức công bằng tương đối trong hưởng thụ các quyền
lợi về GD& ĐT. Xây dựng phong trào “Cả nước trở thành một xã hội học tập” gắn
chặt chẽ với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.
Hai là: Nắm vững và vận dụng sáng tạo quan điểm và chủ trương XHHGD của Đảng vào thực tiễn của Tỉnh, có bước đi thích hợp với điều kiện của từng địa phương. Các cấp uỷ Đảng, HĐND, UBND đề ra các văn bản chỉ đạo, xây dựng các chương trình, đề án phát triển GD&ĐT. Trong các hội nghị giao ban thường kỳ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đã đưa công tác XHHGD vào chương trình hội nghị. Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện sự lãnh đạo của các chi bộ Đảng đối với GD&ĐT là tiêu chí đánh giá xếp hạng chi bộ đảng và đảng viên hàng năm. Các HĐGD đã xây dựng quy chế hoạt động, phân công trách nhiệm cho từng thành viên, xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động phù hợp với thực tiễn của địa phương, tham mưu cho HĐGD ra các quyết định cụ thể về GD&ĐT.
Những chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tây đưa ra, phải trên cơ sở quan điểm của Đảng, tuy nhiên nó phải được vận dụng sáng tạo vào tình hình cụ thể của địa phương.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra giáo dục; chuyển dần quản lý nhà nước về giáo dục nặng về hành chính sang quản lý chất lượng và từ quản lý nhà nước theo cách kiểm soát sang giám sát mọi hoạt động giáo dục. Nâng cao vai trò các tổ chức xã hội nghề nghiệp giáo dục như Hội Giáo chức, Hội Khuyến học, liên hiệp hội các trường ngoài công lập… trong phát triển giáo dục.
Ba là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, làm cho các cấp, các ngành, mọi người dân trong tỉnh, đề cao trách nhiệm làm tốt công tác XHHGD trong thời kỳ CNH- HĐH. Tuyên truyền biểu dương kịp thời gương người tốt, việc tốt về công tác XHHGD và có động viên khen thưởng. Công tác tuyên truyền về yêu cầu công tác XHHGD giữ vai trò hết sức quan trọng. Tăng cường công tác tuyên truyền cho hoạt động XHHGD, điều này được thể hiện rõ nhất ở ĐHGD, HĐGD, HKH, giúp cho người dân hiểu được vai trò, vị trí quan trọng của giáo dục.
Tăng cường mối quan hệ phố hợp giữa các ngành GD&ĐT với các sở, ban ngành, đoàn thể của tỉnh trong công tác giáo dục học sinh luôn được chú trọng và ngày càng phát triển đạt được nhiều kết quả tốt thông qua việc ký kết, ban hành các nghị quyết, kế hoạch liên tục hàng năm học. Xây dựng mối liên kết, phối hợp chặt chẽ và đồng bộ các lực lượng xã hội, phát huy được vai trò của các tổ chức xã hội trong việc xây dựng ba môi trường giáo dục: nhà trường- gia đình- xã hội.
Bốn là: Nêu cao trách nhiệm của cơ quan chuyên trách và đội ngũ cán bộ, giáo viên. Tỉnh đã đặt trọng tâm vào tạo bước chuyển biến chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Xác định xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong toàn ngành là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài bởi vì sự nghiệp giáo dục nước ta luôn phát triển đặt ra yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao về trình độ, chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của nhà giáo và năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ quản lý giáo dục.
Tỉnh chỉ đạo triển khai Nghị quyết cần có sự phân công cụ thể tới các cấp, các ngành; tổ chức thực hiện cần có các biện pháp cụ thể; đặc biệt coi trọng công tác kiểm tra, đôn đốc thường xuyên liên tục. Cần có cơ chế, chính sách phù hợp phát huy tính năng động, sáng tạo và khai thác nội lực trong ngành; quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn huy động từ xã hội; chống thất thoát, lãng phí; chống những biểu hiện tiêu cực trong giáo dục.