Quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam về

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại công ty công nghệ thông tin điện lực miền bắc (Trang 25)

về phát triển nguồn nhân lực nói chung và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin nói riêng.

1.5.1 Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực nói chung:

Đảng và Nhà nƣớc nhấn mạnh việc phải phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH, phấn đấu đến năm 2020 đƣa Việt Nam cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại gắn với phát triển kinh tế tri thức.

14

Trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, lần đầu tiên thuật ngữ “nguồn nhân lực chất lƣợng cao” đƣợc sử dụng trong Văn kiện của Đảng: “Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao”. Ðại hội XI của Ðảng, năm 2011 xác định vấn đề phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao, là một trong ba khâu đột phá của chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2020, có ý nghĩa sâu sắc, quyết định cho sự phát triển của đất nƣớc, là nhân tố nền tảng để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.

1.5.2. Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát triển CNTT và nguồn nhân lực CNTT:

Đảng và nhà nƣớc Việt Nam đã xác định phát triển CNTT là công cụ quan trọng hàng đầu để hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nƣớc trong bối cảnh kinh tế mới của thế giới, mà yếu tố then chốt là phát triển nguồn nhân lực CNTT.

Sau khi thống nhất đất nƣớc, Hội đồng Chính phủ đã ban hành các nghị quyết số 173-CP năm 1975 và số 245-CP năm 1976 về tăng cƣờng ứng dụng toán học và máy tính điện tử trong quản lý kinh tế, tăng cƣờng quản lý và sử dụng máy tính điện tử trong cả nƣớc;

Nghị quyết 49/CP ngày 04 tháng 08 năm 1993 của Chính phủ về phát triển CNTT Việt Nam;

Chỉ thị 58/TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH;

Luật CNTT số 67/2006/QH11 ngày 12/07/2006;

Quyết định số 698/QĐ-TTg về Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020, ngày 01/6/2009; Quyết định số 1755/QĐ-TTg về Đề án “Đƣa Việt Nam sớm trở thành nƣớc mạnh về CNTT và TT”, ngày 22 tháng 09 năm 2010…

15

1.6. Tổng quan tình hình nghiên cứu:

Trong những năm gần đây, vấn đề nghiên cứu các giải pháp phát triển nguồn nhân lực Công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nƣớc, doanh nghiệp đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu đề cập đến, cụ thể:

- Đề tài nghiên cứu khoa học “Chính sách phát triển nhân lực và thu hút nhân tài CNTT thành phố Đà Nẵng”, KS. Phạm Kim Sơn chủ nhiệm (2005), nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng và phƣơng hƣớng về chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài CNTT ở thành phố Đà Nẵng;

- Luận văn thạc sĩ ngành Kinh tế phát triển “ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT của TP.HCM đến năm 2020”, Nguyễn Hoàng Nhiên (2008), đánh giá việc đào tạo nguồn nhân lực CNTT ở TP.HCM năm 2007 và trình bày một số giải pháp nhằm đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực CNTT có chất lƣợng;

- Luận văn “Đào tạo nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam”, Đỗ Thị Ngọc Ánh (2008), đánh giá thực trạng nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam giai đoạn 1997 - 2007 và đề xuất một số giải pháp chủ yếu về giáo dục- đào tạo nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân lực CNTT đáp ứng tiến trình đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc;

- Luận văn “Thực trạng nguồn nhân lực khoa học- công nghệ ở TP.HCM. Những giải pháp phát triển đến năm 2010”; Phạm Văn Quý (2005); - Luận án “Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH”; Lê Thị Hồng Điệp ( 2010);

Các đề tài trên đã nêu lên thực trạng chung và đƣa ra những giải pháp khái quát nhằm phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin cho các Tỉnh, Thành và các đơn vị hành chính sự nghiệp, nhƣng chƣa tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển nguồn nhân lực Công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp nhà nƣớc, vì vậy chỉ đƣa ra đƣợc những giải pháp chung chung về phát triển nguồn nhân lực Công nghệ thông tin trong từng giai đoạn chứ chƣa đi sâu

16

nghiên cứu với các trƣờng hợp cụ thể của doanh nghiệp Công nghệ thông tin làm công tác phụ trợ kinh doanh mua bán điện trong tình hình thực tế hiện nay.

Tác giả rút ra đƣợc vấn đề cốt lõi là cần nghiên cứu cụ thể về tâm lý, hoài bão, trình độ, năng lực, động lực… làm việc của cán bộ công nhân viên tại cơ quan hiện đang công tác, cũng nhƣ chính sách đãi ngộ, lƣơng thƣởng, đào tạo, môi trƣờng làm việc… của Công ty để phát triển nguồn nhân lực Công nghệ thông tin chất lƣợng và ổn định trong thời gian tới. Trong phạm vi nội dung môn Quản trị nguồn nhân lực trong ngành Quản trị kinh doanh mà giảng viên hƣớng dẫn và bản thân tôi hình thành ý tƣởng cần nghiên cứu từ thực tiễn để thực hiện đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại Công ty Công nghệ thông tin Điện lực miền Bắc”.

17

CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Quy trình nghiên cứu

2.1.1. Xác định Đối tượng/Phạm vi nghiên cứu

2.1.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu là đội ngũ nhân lực làm công tác Công nghệ thông tin tại hai phòng Công nghệ phần mềm và phòng kỹ thuật vận hành. Các chính sách, biện pháp quản lý, sử dụng và phát triển đội ngũ này tại Công ty Công nghệ thông tin Điện lực miền Bắc.

2.1.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian, tập trung tìm hiểu giải pháp phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đang sử dụng tại Công ty công nghệ thông tin Điện lực miền Bắc, cụ thể là Phòng công nghệ phần mềm, phòng kỹ thuật vận hành. Những yếu tố nào làm ảnh hƣởng đến công tác này, những mặt đạt đƣợc và hạn chế ra sao. Làm rõ nguyên nhân và đƣa ra một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại Công ty.

Về thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn 2011-2013.

2.1.2. Tìm hiểu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu

Cơ sở lý luận và thực tiễn của luận án:

Cơ sở lý luận: Luận án đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận và lý luận kinh tế chính trị học của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về con ngƣời, phát triển nguồn nhân lực và các quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực CNTT trong quá trình CNH, HĐH cùng các lý thuyết quản trị nguồn nhân lực liên quan đến đề tài.

Cơ sở thực tiễn: Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp CNTT khác ở Việt Nam và trên thế giới về phát triển nguồn nhân lực CNTT và thực trạng phát triển nguồn nhân lực CNTT của Công ty CNTT Điện lực miền Bắc.

18

2.1.2.1. Lý thuyết lãnh đạo, quản trị cổ điển

Trƣờng phái cổ điển bao gồm một số tác giả với những nghiên cứu về quản trị kinh doanh, dƣới đây là một số tác giả điển hình và những tƣ tƣởng chủ yếu của họ.

+ Lý thuyết lãnh đạo, quản trị khoa học

Frederich Taylor (1856 - 1915): Taylor xuất thân là một công nhân và trở thành kỹ sƣ trải qua quá trình ban ngày đi làm, ban đêm đi học hàm thụ đại học. Trong quá trình làm việc trong nhà máy luyện cán thép, Taylor đã có nhiều cơ hôi quan sát và thực hành lãnh đạo, quản trị trong nhà máy. Ông là tác giả với những nghiên cứu và lý thuyết khá nổi tiếng về lãnh đạo, quản trị trong thời gian từ 1890 đến 1930. Những nguyên tắc cơ bản trong lý thuyết của Taylor là:

- Xây dựng các phƣơng pháp khoa học để thực hiện công việc, nhiệm vụ của từng công nhân.

- Lựa chọn công nhân một cách khoa học và huấn luyện họ phƣơng pháp khoa học để thực hiện công việc.

- Tổ chức giáo dục và giám sát công nhân để đảm bảo họ thực hiện theo đúng phƣơng pháp.

- Xây dựng và củng cố quan hệ giữa ngƣời lao động và nhà lãnh đạo, quản trị

Biện pháp thực hiện: Ðể thực hiện những nguyên tắc của mình, Taylor đã tiến hành:

- Nghiên cứu các loại thời gian làm việc của công nhân theo từng công việc. - Phân chia công việc của từng công nhân thành những công việc bộ phận nhỏ để cải tiến và tối ƣu hóa.

- Xây dựng hệ thống khuyến khích ngƣời lao động làm việc, thực hiện trả công theo lao động.

19

- Những kết quả qua áp dụng lý thuyết của Taylor là: Năng suất lao động tăng lên rất nhanh và khối lƣợng sản phẩm tăng nhiều. Tuy nhiên, lý thuyết của Taylor nghiêng về "kỹ thuật hóa, máy móc hóa" con ngƣời, sức lao động bị khai thác kiệt quệ làm cho công nhân đấu tranh chống lại các chính sách về lãnh đạo, quản trị.

Herny L. Gantt: Là kỹ sƣ chuyên về hệ thống kiểm soát trong nhà máy. Trên cơ sở các lý thuyết của Taylor, Gantt đã phát triển và đƣa ra lý thuyết của mình, trong đó chủ yếu tập trung vào mở rộng hệ thống khuyến khích vật chất cho ngƣời lao động với các biện pháp nhƣ:

- Khuyến khích công nhân sau một ngày làm việc nếu họ làm việc tốt. - Khuyến khích cho đốc công, quản đốc dựa vào kết quả làm việc của công nhân dƣới sự giám sát trực tiếp của họ nhằm động viên họ trong công việc lãnh đạo, quản trị.

- Biện pháp này đã khuyến khích các đốc công quản lý tốt hơn. Cũng trên cơ sở này, các phƣơng pháp quản trị tiến độ thực hiện mới đƣợc đƣa vào trong quản lý nhƣ phƣơng pháp đƣờng găng (CPM -Critical Path Method) và phƣơng pháp sơ đồ mạng lƣới (PERT - Program Evaluation and Revie Technique). Trong lý thuyết này, khía cạnh lợi ích đƣợc chú ý hơn nhiều.

Frank B (1868 - 1924) và Liliant M. Gibreth (1878 -1972). Hai tác giả này đã nghiên cứu rất chi tiết quá trình thực hiện và quan hệ giữa các thao tác, động tác và cử động với một mức độ căng thẳng và mệt mỏi nhất định của công nhân trong quá trình làm việc, từ đó đƣa ra phƣơng pháp thực hành tối ƣu nhằm tăng năng suất lao động, giảm sự mệt mỏi của công nhân.

- Các phƣơng pháp thuộc trƣờng phái này đã có những đóng góp có giá trị cho sự phát triển của tƣ tƣởng lãnh đạo, quản trị, phát triển kỹ năng lãnh đạo, quản trị qua phân công, chuyên môn hóa quá trình lao động, đồng thời là những ngƣời đầu tiên nêu lên tầm quan trọng của việc tuyển chọn và huấn

20

luyện nhân viên, dùng đãi ngộ để tăng năng suất lao động.

- Tuy nhiên, các tác giả đã phát triển một phƣơng pháp lãnh đạo, quản trị mang tính khoa học hóa một cách thuần túy nhƣ "máy móc hóa con ngƣời", gắn chặt con ngƣời vào một dây chuyền công nghệ để lãnh đạo, quản trị và tăng năng suất lao động.

+ Lý thuyết lãnh đạo, quản trị hành chính

Trƣờng phái lãnh đạo, quản trị hành chính đã phát triển những nguyên tắc lãnh đạo, quản trị chung cho cả tổ chức, tiêu biểu cho trƣờng phái này có các tác giả với các công trình nghiên cứu và lý thuyết nhƣ sau:

Henry Fayol (1841 - 1925): Quan điểm của Fayol là tập trung vào xây dựng một tổ chức tổng thể để lãnh đạo, quản trị quá trình làm việc. Ông cho rằng, năng suất lao động của con ngƣời làm việc chung trong một tập thể tùy thuộc vào sự sắp xếp, tổ chức của nhà lãnh đạo, quản trị. Ðể có thể làm tốt việc sắp xếp, tổ chức doanh nghiệp, Fayol đã đề ra và yêu cầu các nhà lãnh đạo, quản trị nên áp dụng 14 nguyên tắc trong lãnh đạo, quản trị:

- Phân công lao động trong quá trình làm việc một cách chặt chẽ - Phải xác định rõ mối quan hệ quyền hành và trách nhiệm.

- Phải xây dựng và áp dụng chế độ kỷ luật nghiêm ngặt trong quá trình làm việc . - Thống nhất trong các mệnh lệnh điều khiển, chỉ huy

- Lãnh đạo tập trung chỉ huy.

- Lợi ích cá nhân phải gắn liền và phục vụ cho lợi ích của tập thể , lợi ích chung.

- Xây dựng chế độ trả công một cách xứng đáng theo kết quả lao động - Lãnh đạo, quản trị thống nhất

- Phân quyền và định rõ cơ cấu lãnh đạo, quản trị trong tổ chức - Trật tự

21

- Công việc của mỗi ngƣời phải đƣợc ổn định trong tổ chức - Khuyến khích sự sáng tạo trong quá trình làm việc

- Khuyến khích phát triển các giá trị chung trong quá trình làm việc của một tổ chức.

Max Weber (1864 - 1920): Nhà xã hội học ngời Ðức, tác giả đã phát triển một tổ chức quan liêu bàn giấy. Khái niệm quan liêu bàn giấy đƣợc định nghĩa: là hệ thổng chức vụ và nhiệm vụ đƣợc xác định rõ ràng, phân công phân nhiệm chính xác, hệ thống quyền hành có tôn ti trật tự. Theo Weber, hệ thống tổ chức kinh doanh phải đƣợc:

- Xây dựng một cơ cấu tổ chức chặt chẽ.

- Ðịnh rõ các quy định, các luật lệ, chính sách trong hoạt động lãnh đạo, quản trị. - Ðịnh rõ quyền lực và thừa hành trong lãnh đạo, quản trị.

- Chester Barnard (1886 - 1961): Tác giả cho rằng một tổ chức là một hệ thống hợp pháp của nhiều ngƣời với ba yếu tố cơ bản:

- Sự sẵn sàng hợp tác. - Có mục tiêu chung. - Có sự thông đạt.

Nếu thiếu một trong ba yếu tố đó tổ chức sẽ tan vỡ. Cũng nhƣ Weber, ông nhấn mạnh yếu tố quyền hành trong tổ chức, nhƣng ông cho rằng nguồn gốc quyền hành không xuất phát từ ngƣời ra lệnh, mà xuất phát từ sự chấp nhận của cấp dƣới. Ðiều đó chỉ có đƣợc khi với bốn điều kiện nhƣ sau:

- Cấp dƣới hiểu rõ mệnh lệnh

- Nội dung ra lệnh phải phù hợp với mục tiêu của tổ chức

- Nội dung ra lệnh phải phù hợp với lợi ích cá nhân của cấp dƣới - Cấp dƣới có khả năng thực hiện mệnh lệnh đó.

Trƣờng phái lãnh đạo, quản trị hành chính chủ trƣơng rằng năng suất lao động sẽ đạt cao trong một tổ chức đƣợc sắp đặt hợp lý, đóng góp trong lý

22

luận cũng nhƣ trong thực hành lãnh đạo, quản trị: những nguyên tắc lãnh đạo, quản trị, các hình thức tổ chức, quyền lực và sự ủy quyền....

2.1.2.2 Nhóm lý thuyết hành vi - tâm lý xã hội trong lãnh đạo, quản trị kinh doanh

Nhóm lý thuyết này nhấn mạnh vai trò con ngƣời trong tổ chức, quan điểm của nhóm này cho rằng năng suất lao động không chỉ do yếu tố vật chất quyết định mà còn do nhu cầu tâm lý xã hội của con ngời. "Vấn đề tổ chức là vấn đề con ngƣời" và họ chỉ ra rằng trong trƣờng phái cổ điển có nhiều hạn chế vì đã bỏ qua yếu tố con ngƣời trong quá trình làm việc.

Mary Parker Pollet (1868 1933)-Tác giả của lý thuyết các quan hệ con ngƣời trong tổ chức. Nữ tác giả này cho rằng, trong quá trình làm việc, ngƣời lao động có các mối quan hệ giữa họ với nhau và giữa họ với một thể chế tổ chức nhất định bao gồm:

- Quan hệ giữa công nhân với công nhân

- Quan hệ giữa công nhân với các nhà lãnh đạo, quản trị

Ðồng thời tác giả cũng nhấn mạnh, hiệu quả của lãnh đạo, quản trị phụ thuộc vào việc giải quyết các mối quan hệ này.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại công ty công nghệ thông tin điện lực miền bắc (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)