Đối với nhà nước và ngân hàng nhà nước :

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "Nghiệp vụ cho vay và rủi ro cho vay của Ngân Hàng Thương Mại" pdf (Trang 27 - 30)

NHÁNH HÀ NỘI.

3.3.1.Đối với nhà nước và ngân hàng nhà nước :

Trong điều kiện hiện nay, để đảm bảo cho hoạt động của ngành NH diễn ra một cách ổn định Nhà nước cần phải thường xuyên có những điều chỉnh về chính sách cho phù hợp với tình hình mới. Tạo điều kiện tốt nhất để các cơ quan, bộ ngành liên quan đến hoạt động này hoạt động một cách thống nhất, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để cải cách cơ chế làm việc còn nhiều bất cập như hiện nay.

Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với các bộ, ngành để xây dựng các giải pháp hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng và tiến tới các chuẩn mực quốc tế.

Hoàn thiện hệ thống giám sát NH theo hướng nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các TCTD, bao gồm việc phân tích báo cáo tài chính và xác định điểm “ nhày cảm”, phát triển và thống nhất cách thức giám sát NH trên cơ sở lý luận và thực tiễn, xây dựng cách tiếp cận tới công việc đánh giá chất lượng quản lý rủi ro trong nội bộ các TCTD, nâng cao đòi hỏi kĩ thuật trong việc trích lập dự phòng rủi ro, xây dựng hệ thống và các biện pháp kiểm soát luồng vốn quốc tế và nợ nước ngoài.

Tập trung vào cơ chế giám sát cho vay và vay bằng ngoại tệ của các NHTM để tránh rủi ro về tỷ giá, ngoại hối kỳ hạn. Qua đó có những cảnh báo sớm cho NHTM. Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và đẩy mạnh việc sử dụng các giấy tờ có giá như thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các lại tín phiếu, trái phiếu của các NHTM. Triển khai hơn nữa trên thị trường tiền tệ các nghiệp vụ như hợp đồng tương lai, giao dịch quyền chọn, giao dịch hoán đổi lãi suất…

3.3.2. Đối với chi nhánh ngân hàng TMCP Á Châu.

Thường xuyên bám sát chủ trương chỉ đạo của cấp trên về hoạt động tín dụng, chủ động tích cực triển khai các giải pháp của chi nhánh phù hợp với đặc điểm tình hình của chi nhánh trong từng thời kỳ. Coi trọng và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện ngăn chặn kịp thời hiện tượng sai lệch có thể xảy ra.

Bộ phận kế toán và tín dụng phải có sự phối hợp chặt chẽ để theo dõi tình hình giao dịch cũng như số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng, kịp thời đưa ra quyết định thích hợp với những khách hàng có dấu hiệu khó khăn về tài chính.

Thực hiện phân loại tài sản có, trích lập dự phòng rủi ro đúng và đủ theo quy định của NHNN nhằm đảm bảo an toàn vốn và hạn chế tổn thất xảy ra khi khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ.

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn tại chi nhánh NH. Tự tìm tòi học hỏi, không ngừng trao đổi về kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức pháp luật, kiến thức xã hội…

Kết luận

Trong nền kinh tế thị trường còn nhiều biến động, hoạt động tín dụng của các NHTM nói chung và của NHTM Á Châu nói riêng hiện nay gặp khá nhiều rủi ro. Để có thể tồn tại và phát triển các NH phải biết vượt lên chính mình, đẩy lùi những khó khăn vướng mắc còn tồn tại trong kinh doanh, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất bằng các biện pháp khác nhau. Song việc ngăn chặn rủi ro một cách tuyệt đối là hoàn toàn thiếu thực tế. Do vậy trong quá trình kinh doanh mỗi NH phải biết chấp nhận rủi ro mức độ nhất định có thể chấp nhận được đảm bảo cho hoạt động NH ổn định và phát triển vững chắc.

Do đó việc phân tích và đưa ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng của NH nói chung và NHTM Á Châu nói riêng là cần thiết và đó cũng là nhân tố quyết định đến sự thành bại của NH.

Sau thời gian học tập tại trường và qua thời gian thực tập tại NHTM Á Châu, với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé vào công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho vay tại chi nhánh nên em đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp. Tuy nhiên với thời gian có hạn và khả năng kiến thức còn hạn chế, báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, em kính mong được sự góp ý bổ sung của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện hơn kiến thức của mình.

Qua đây em cũng xin chân thành biết ơn sâu sắc tới thầy, cô giáo đã tham gia giảng dạy tại trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội đã tận tình giảng dạy chúng em. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tời thầy giáo Lê Văn Chắt người đã hướng dẫn và giúp đỡ em rất tận tình để em hoàn thành bài báo cáo này !

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "Nghiệp vụ cho vay và rủi ro cho vay của Ngân Hàng Thương Mại" pdf (Trang 27 - 30)