Một số giải pháp

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "Nghiệp vụ cho vay và rủi ro cho vay của Ngân Hàng Thương Mại" pdf (Trang 25 - 26)

NHÁNH HÀ NỘI.

3.2.Một số giải pháp

3.2.1. Nhóm giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro trong nghiệp vụ cho vay

- Thẩm định chặt chẽ các dự án cho vay - Tôn trọng quy trình tín dụng

- Tăng tỷ trọng các khoản cho vay đảm bảo bằng tài sản - Xây dựng nhóm khách hàng chiến lược

- Lập quỹ dự phòng rủi ro

- Phân loại rủi ro với các khoản vay lớn

• Thẩm định kỹ các dự án cho vay

Tăng cường công tác thu thập và xử lý thông tin. Thu thập và xử lý kịp thời, chính xác các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng là điều kiện hết sức cần thiết, nó giúp nâng cao hiệu quả công tác tín dụng và hạn chế rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng.

Trong suốt quá trình cấp tín dụng cho khách hàng từ thẩm định dự án tới khi thu hồi gốc và lãi về, ngân hàng luôn phải quan tâm tới tình hình hoạt động kinh doanh và sử dụng vốn của khách hàng. Do đó yếu tố thông tin về khách hàng là rất quan trọng trong công tác đảm bảo an toàn cho món vay. Những thông tin về tài chính, đạo đức, tình hình kinh doanh, uy tín…. của khách hàng. Từ đó ngân hàng sẽ có những nhận định chính xác hơn về khách hàng và có thể đưa ra những quyết định có nên tài trợ hay không.

• Các biện pháp xử lý nợ khó đòi

Đây là một vấn đề bức xúc đối với vác NHTM Việt Nam hiện nay trong việc xử lý các khoản nợ khó đòi đang chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ cho vay quá hạn, đối với khoản nợ này, hầu như đã không còn khả năng thu hồi. Vì vậy ngân hàng cần có những biện pháp xử lý kiên quyết như:

+ Ngân hàng kết hợp với cơ quan pháp luật tiến hành kê khai tài sản thế chấp để phát mại.

+ Nếu trường hợp giá trị tài sản thế chấp đem thanh lý không đủ thu nợ thì ngân hàng buộc khách hàng phải trả tiếp phần còn lại

• Tăng cường kiểm soát, kiểm tra nội bộ

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng là một hình thức quản lý hoạt động của ngân hàng có hiệu quả về chiểu sâu. Hoạt động này làm hoàn thiện công tác của cán bộ tín dụng, góp phần ngăn ngừa, chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Do vậy để nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro cho vay. Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Hà Nội đã thực hiện một số biện pháp:

+ Tăng cường những cán bộ có năng lực nghiệp vụ bổ sung cho phòng kiểm soát

+ Quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ phòng kiểm soát + Phát huy chức năng hoạt động của hội đồng tín dụng và tổ thẩm định để nâng cao chất lượng thẩm định dự án trước khi cho vay.

Bên cạnh đó phòng kiểm soát, kiểm tra phải luôn quan tâm đến việc chỉnh sửa sau thanh tra và tham mưu cho giám đốc xử lý nghiêm túc, kịp thời các sai phạm nhằm hạn chế mức rủi ro thấp nhất cho ngân hàng.

3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ cho vay

- Phân loại các khoản nợ quá hạn để có biện pháp xử lý

- Đề nghị NHTW về các khoản rủi ro bất khả kháng xin trợ cấp nếu quỹ dự phòng không đủ.

- Phân loại nợ để có giải pháp thích hợp

- Tư vấn cho khách hàng về sử dụng vốn có hiệu quả - Đề xuất cấp trên về biện pháp giải quyết nợ tồn đọng - Hoãn nợ, giảm lãi suất tạo điều kiện cho khách hàng

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "Nghiệp vụ cho vay và rủi ro cho vay của Ngân Hàng Thương Mại" pdf (Trang 25 - 26)