CHƯƠNG 3: BẢO MẬT MẠNG CỤC BỘ KHÔNG DÂY

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ mạng không dây (Trang 72)

mất kết nối, giống như điện thoại di động, người dùng có thể roam giữa các vùng di động khác nhau. Trong một tổ chức lớn, khi phạm vi phủ sóng của wireless rộng thì việc roaming khá quan trọng vì người dùng có thể vẫn giữ kết nối với mạng khi họ ra ngoài.

2.3.4 Văn phòng nhỏ- Văn phòng gia đình:

Trong một số doanh nghiệp chỉ có một vài người dùng và họ muốn trao đổi thông tin giữa các người dùng và chỉ có một đường ra Internet. Với những ứng dụng này (Small office-home office-SOHO), thì một đường wireless LAN là rất đơn giản và hiệu quả. Các thiết bị wireless SOHO thì rất có ích khi các người dùng muốn chia sẻ một kết nối Internet.

CHƯƠNG 3: BẢO MẬT MẠNG CỤC BỘKHÔNG DÂY KHÔNG DÂY

3.1 Giới thiệu:

Bảo mật là vấn đề hết sức quan trọng đối với người dùng trong tất cả các hệ thống mạng (LAN, WLAN…). Nhưng do bắt nguồn từ tính cố hữu của môi

trường không dây. Để kết nối tới một mạng LAN hữu tuyến cần phải truy cập theo đường truyền bằng dây cáp, phải kết nối một PC vào một cổng mạng. Với mạng không dây chỉ cần có thiết bị trong vùng sóng là có thể truy cập được nên vấn đề bảo mật mạng không dây là cực kỳ quan trọng và làm đau đầu những người sử dụng mạng.

Điều khiển cho mạng hữu tuyến là đơn giản: đường truyền bằng cáp thông thường được đi trong các tòa nhà cao tầng và các port không sử dụng có thể làm cho nó disable bằng các ứng dụng quản lý. Các mạng không dây (hay vô tuyến) sử dụng sóng vô tuyến xuyên qua vật liệu của các tòa nhà và như vậy sự bao phủ là không giới hạn ở bên trong một tòa nhà. Sóng vô tuyến có thể xuất hiện trên đường phố, từ các trạm phát từ các mạng LAN này, và như vậy ai đó cũng có thể truy cập nhờ vào các thiết bị thích hợp. Do đó mạng không dây của một công ty cũng có thể bị truy cập từ bên ngoài tòa nhà công ty của họ.

Hình 3.1 thể hiện một người lạ có thể truy cập đến một LAN không dây từ bên ngoài như thế nào. Giải pháp ở đây là phải làm sao để có được sự bảo mật cho mạng chống được việc truy cập theo kiểu này.

Hình 3.1: Một người lạ truy cập vào mạng

Bảo mật là vấn đề rất quan trọng và đặc biệt rất được sự quan tâm của những doanh nghiệp. Không những thế, bảo mật cũng là nguyên nhân khiến doanh nghiệp e ngại khi cài đặt mạng cục bộ không dây (wireless LAN). Họ lo

ngại về những điểm yếu trong bảo mật WEP (Wired Equivalent Privacy), và quan tâm tới những giải pháp bảo mật mới thay thế an toàn hơn.

Một số hình thức tấn công xâm nhập mạng không dây phổ biến a) Tấn công không qua chứng thực:

Tấn công không qua chứng thực là sự khai thác gần như hoàn hảo lỗi nhận dạng trong mạng 802.11. Trong mạng 802.11 khi một nút mới gia nhập

vào mạng nó sẽ phải đi qua quá trình xác nhận cũng như các quá trình có liên quan khác rồi sau đó mới được phép truy cập vào mạng. Bất kỳ các nút ở vị trí nào cũng có thể gia nhập vào mạng bằng việc sử dụng khoá chia sẻ tại vị trí nút đó để biết được mật khẩu của mạng. Sau quá trình xác nhận, các nút sẽ đi tới các quá trình có liên quan để có thể trao đổi dữ liệu và quảng bá trong toàn mạng. Trong suốt quá trình chứng thực chỉ có một vài bản tin dữ liệu, quản lý và điều khiển là được chấp nhận. Một trong các bản tin đó mang lại cho các nút khả năng đòi hỏi không qua chứng thực từ mỗi nút khác. Bản tin đó được sử dụng khi một nút muốn chuyển giữa hai mạng không dây khác nhau. Ví dụ nếu trong cùng một vùng tồn tại nhiều hơn một mạng không dây thì nút đó sẽ sử dụng bản tin này. Khi một nút nhận được bản tin "không qua chứng thực" này nó sẽ tự động rời khỏi mạng và quay trở lại trạng thái gốc ban đầu của nó.

Trong tấn công không qua chứng thực, tin tặc sẽ sử dụng một nút giả mạo để tìm ra địa chỉ của AP đang điều khiển mạng. Không quá khó để tìm ra địa chỉ của AP bởi nó không được bảo vệ bởi thuật toán mã hoá, địa chỉ của chúng có thể được tìm thấy nếu chúng ta lắng nghe lưu lượng giữa AP và các nút khác. Khi tin tặc có được địa chỉ của AP, chúng sẽ gửi quảng bá các bản tin không chứng thực ra toàn mạng khiến cho các nút trong mạng ngay lập tức dừng trao đổi tin với mạng. Sau đó tất cả các nút đó sẽ cố kết nối lại, chứng thực lại và liên kết lại với AP tuy nhiên do việc truyền các bản tin không qua chứng thực được lặp lại liên tục khiến cho mạng rơi vào tình trạng bị dừng hoạt động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ mạng không dây (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w