Nhóm giải pháp riêng

Một phần của tài liệu Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính (Trang 45)

2.1- Trái phiếu Chính phủ:

- Phương thức phát hành: hoàn thiện phương thức phát hành TPCP. Đẩy mạnh phương thức phát hành qua đấu thầu và đấu giá qua SGD chứng khoán vì đây là phương thức tiên tiến và tạo khả năng tạo thị trường giaodịch sôi động và phát triển các nhà tạo lập thị trường TPCP, đồng thời đây cũng là phương thức phát hành mà lãi suất trái phiếu được xác định theo cơ chế thị trường.

Việc phát hành qua SGD chứng khoán cần theo các bước sau: Chỉ phát hành trái phiếu kì hạn năm trở lên, đảm bảo nâng dần tỉ trọng nguồn vốn trung và dài hạn huy động cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển, đồng thời bổ sung hàng hóa cho TTCK; tiếp tục áp dụng hình thức đấu thầu cạnh tranh và không cạnh tranh, nâng cao tỉ lệ đấu thầu không cạnh tranh, tạo điều kiện cho các thành viên chưa có kinh nghiệm tham gia thị trường; Cần kế hoạch hóa hoạt động đấu thầu theo định kì phát hành với các loại kì hạn đa dạng để tạo khung lãi suất chuẩn cho thị trường tài chính. Phát triển hình thức bảo lãnh phát hành TPCP, đồng thời có biện pháp thích hợp nhằm thúc đẩy các tổ chức bảo lãnh phát hành nhằm phân phối chứng khoán ra công chúng; Đối với hình thức bán lẻ qua Kho bạc Nhà nước,do chi phí phát hành lớn, khó tạo thị trường giao dịch thứ cấp nên cần hạn chế phát hành. Bên cạnh huy động vốn trong nước nên tiếp tục đẩy mạnh phát hành trái phiếu chính phủ ra nước ngoài nhằm thu hút vốn cho đầu tư phát triển, giảm sự phụ thuộc các điều kiện khi vay vốn nước ngoài.

- Lãi suất TPCP : nên áp dụng lãi suất thả nổi đối với TPCP. Để tăng tính hấp dẫn của TPCP nên áp dụng lãi suất điều chỉnh theo lạm phát và áp dụng phương thức trả lãi linh hoạt như trả lãi trước, trả lãi định kỳ…để nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro và đa dạng hoá danh mục đầu tư. Xây dựng một cơ chế lãi suất thực sự hấp dẫn nhà đầu tư kể cả trong điều kiện lạ m phát hay thiểu phát nhằm tối đa lợi nhuận của nhà đầu tư trên cơ sở dung hòa với lợi ích của Chính phủ.

2.2- Trái phiếu Chính quyền địa phương:

Là một phương thức vay nợ của chính quyền địa phương, phát hành trái phiếu đô thị được thực hiện trên cơ sở các điều kiện về môi trường pháp lý, cơ chế tài chính thích hợp. Trong điều kiện ở VN, để thị trường trái phiếu đô thị trở thành một kênh huy động vốn thực hiện các dự án đầu tư mở rộng và chỉnh trang các đô thị lớn, thời gian tới cần thiết phải thực hiện các giải pháp sau:

Nhóm thứ nhất: Các giải pháp tạo cơ sở tiền đề phát triển thị trường trái phiếu chính quyền địa phương

- Đẩy mạnh phân cấp NSNN nhằm tạo ra cơ chế tài chính linh hoạt chi chính quyền các tỉnh, thành phố chủ động mở rộng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị. Đồng thời, tăng cường nguồn thu cho NSNN địa phương đảm bảo nguồn vốn trả nợ khi đến hạn.

Mặc dù, những năm gần đây Nhà nước đã đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo hướng phi tập trung hóa, trao nhiều quyền hơn cho chính quyền địa phương trong lĩnh vực thu chi NSNN, để kinh tế đất nước tăng trưởng mạnh và bền vững phải dựa trên cơ sở phát triển thực và bền

vững của từng địa phương, những đổi mới trên vẫn chưa đủ mà cần phải thực hiện mạnh mẽ hơn với các nội dung sau:

Thứ nhất, tăng cường nguồn thu cho địa phương

Điều chỉnh tăng thu ngân sách địa phương đảm bảo nguyên tắc sau: cân đối hợp lý nguồn thu giữa NSTW và NSĐP, tăng cường hơn nữa năng lực tự chủ sáng tạo của địa phương nhưng không phát vỡ sự cân bằng tổng thể trên cả nước.

Điều chỉnh phân định lại nguồn thu lớn cho NSĐP. Nhà nước đẩy mạnh phân định tăng nguồn thu cho NSĐP, các nguồn thu thuế, hoặc phí lệ phí có nguồn gốc của nó xác định rõ, khi địa phương khai thác các nguồn thu này mà không ảnh hưởng đến các địa phương khác. Cụ thể là các loại phí, thuế thu nhập phát sinh từ hoạt động kinh doanh chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất do được hưởng lợi từ các công trình đầu tư công. Đồng thời, cho phép địa phương có quyền chủ động trong việc xác định mức thu. Tuy nhiên, để tính ổn định chung và hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương Nhà nước nên xây dựng mức thuế suất và định mức phí trần để giới hạn sự khai thác quá mức của các địa phương.

Xây dựng chế độ hợp lý đối với các loại phí dịch vụ thuộc hạ tầng cơ sở do chính quyền địa phương đầu tư cung cấp mà có tính cạnh tranh với khu vực tư theo nguyên tắc “người hưởng lợi phải trả tiền”. Hiện nay, theo pháp lệnh phí và lệ phí liên quan đến các dịch vụ thuộc hạ tầng cơ sở cung cấp, gồm các loại phí như: phí giao thông qua xăng dầu; phí sử dụng đường bộ; phí qua cầu, qua đò, qua phà; lệ phí trước bạ xe ô tô, xe máy; phí vệ sinh; phí bến bãi, hè đường; phí thoát nước. Vì vậy, nên bổ sung thêm loại phí giao thông đô thị đối với các phương tiện cơ giới đường bộ trong các đô thị, để chi trả các khoản chi phí bảo trì đường bộ và một phần chi phí đầu tư. Mặt khác, việc áp dụng loại phí này, còn có tác dụng hạn chế dân đô thị sử dụng các loại phương tiện vận chuyển cá nhân, góp phần chống ách tắc giao thông tại các đô thị lớn.

Thứ hai, phân cấp về vay nợ cho chính quyền địa phương

Xây dựng mức giới hạn vay nợ riêng cho từng địa phương: Mỗi địa phương cần phải được xây dựng một mức giới hạn tín dụng riêng. Xác định mức giới hạn này trên cơ sở các điều kiện kinh tế xã hội và năng lực quản lý phù hợp. Giai đoạn đầu, khi chưa có tổ chức xếp hạng tín nhiệm, xếp hạng tín nhiệm chính quyền địa phương để xây dựng hạn mức vay nợ có thể dựa trên các thông số về đánh giá hiệu quả quản lý, phát triển kinh tế xã hội sau:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP địa phương qua các năm, triển vọng phát triển trong tương lai.

+ Tốc độ tăng dân số, mức thu nhập bình quân đầu người của địa phương.

+ Trình độ và hiệu quả quản lý điều hành kinh tế xã hội của bộ máy chính quyền nhà nước địa phương.

+ Tình hình điều hành ngân sách địa phương qua các năm, những triển vọng về tăng nguồn thu ngân sách trong tương lai.

+ Mức độ phụ thuộc giữa NSĐP vào NSTW.

+ Hiệu quả trong việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

+ Mức chi đầu tư phát triển, nhu cầu vay mượn và các giải pháp cân đối ngân sách của địa phương qua các năm cũng như trong thời giai tới.

+ Hạn mức tín dụng này sẽ được ổn định trong khoảng thời gian từ 3-5 năm, nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện kế hoạch đầu tư trung hạn của NSNN, sau đó sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với các kế hoạch ngân sách giai đoạn tiếp theo.

- Công khai hóa thông tin về tình hình tài chính địa phương, hiệu quả của các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn pháp hành, để nhà đầu tư có thể phân tích đánh giá khi mua trái phiếu, cũng như góp phần gia tăng tính thanh khoản của trái phiếu trong các giao dịch thứ cấp.

+ Nhà nước cần sớm điều chỉnh ban hành các chuẩn mực kế toán ngân sách địa phương rõ ràng, thống nhất. Chế độ cập nhật báo cáo thông tin phải được chấp hành nghiêm chỉnh ở các cấp chính quyền địa phương.

+ Quy định về chế độ công khai hóa thông tin cho các đợt phát hành trái phiếu. Đặc biệt là các thông tin về dự án và hiệu quả của dự án được tài trợ bằng nguồn vốn phát hành.

Nhóm thứ hai: Các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu đô thị

- Đẩy mạnh các hoạt động trên thị trường thứ cấp, thực hiện phát triển mô hình ngân hàng đa năng theo hướng mở rộng các hoạt động đầu tư tài chính.

Mặt khác, khi NHNN thực hiện nghiệp vụ lưu ký trái phiếu đô thị địa phương và đưa trái phiếu này vào danh mục hàng hóa giao dịch trên thị trường tiền tệ, cũng như công cụ tái chiết khấu, tái cấp vốn sẽ khuyến khích các NHTM mở rộng các họat động chiết khấu mua bán loại trái phiếu này.

- Bảo hiểm trái phiếu đô thị địa phương (đối với trái phiếu lợi tức): Với tình hình thị trường trái phiếu đô thị nước ta, cần thiết thực hiện các giải pháp sau:

+ Giai đoạn đầu có thể triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trái phiếu chính quyền địa phương bằng công ty bảo hiểm tiền gửi hiện đang hiện hữu.

+ Tiến tới Bộ Tài chính bổ sung danh mục về sản phẩm bảo hiểm phát hành trái phiếu trong đó có trái phiếu chính quyền địa phương, trong các văn bản pháp lý về lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.

+ Từng bước hoàn thiện những quy định tạo khung pháp lý thống nhất cho việc triển khai bảo hiểm trái phiếu nói chung và trái phiếu đô thị nói riêng.

2.3- Trái phiếu Doanh nghiệp:

- Xây dựng và phát triển hệ thống định mức tín nhiệm (ĐMTN)

Thông tin về doanh nghiệp phát hành trái phiếu trên thị trường đối với nhà đầu tư còn rất ít. Nhiều doanh nghiệp phát hành còn không công bố những thông tin bất lợi của mình cho nhà đầu tư biết trước khi phát hành. Điều này, làm cho nhà đầu tư không an tâm trong việc đầu tư trái phiếu công ty. Do vậy, việc thành lập công ty định mức tín nhiệm cho thị trường trái phiếulà đòi hỏi tất yếu và cấp bách.

Công ty định mức tín nhiệm (CRA) giảm thiểu rủi ro cho nền kinh tế. CRA sẽ đánh giá các ngành kinh tế, phân tích tiền tệ, phân tích đánh giá các phương trình đầu tư của Chính phủ, chẳng hạn như chương trình phát triển mía đường, chương trình xây dựng các nhà máy xi măng,…giúp minh bạch hoá thông tin của doanh nghiệp, tổ chức phát hành trái phiếu. Từ đây, nhà đầu tư có thể biết được mức độ rủi ro khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu địa phương và trái phiếu chính phủ. Từ đó,họ có cơ sở để ra quyết định có đầu tư hay không, và đầu tư thì với lãi suất mong đợi của họ là bao nhiêu? Điều này cũng giúp cho những doanh nghiệp, địa phương và Chính phủ có mức độ tín nhiệm cao sẽ được huy động vốn với chi phí thấp, chứ không cào bằng lãi suất trái phiếu như trước đây. CRA tập trung đánh giá các tổ chức tài chính, ngân hang, bảo hiểm, định chế tài chính phi ngân hàng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn, có niêm yết trên thị trường chứng khoán, doanh nghiệp phát hành chứng khoán ra công chúng, các tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp lớn của nhà nước. CRA cũng đánh giá cả Chính phủ, các địa phương, các bộ trong việc phát hành trái phiếu dài hạn. CRA với vai trò là một tổ chức đánh giá trung gian, độc lập, chuyên nghiệp, sẽ là phương thứctốt nhất để quảng bá hình ảnh của những doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả đầu tư, cơ cấu tài chính để phòng tránh rủi ro về khả năng thanh toán. Thông qua đánh giá các doanh nghiệp, ngân hàng, CRA sẽ giúp Chính phủ có những điều chỉnh chính sách kịp thời, có đối sách để quản lý chương trình xử lý nợ khó đòi.

Ngoài CRA trong nước, thì cần cho phép một số tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín của nước ngoài thực hiện hoạt động định mức tín nhiệm ở Việt Nam. Như vậy, với CRA trongnước và nước ngoài sẽ gọi vốn đầu tư vào Việt Nam: Một trong những lý do khiến các nhà đầu tư chưa dám đầu tư mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam như chúng ta mong đợi, cũng là vì thiếumột công ty định mức tín nhiệ m trên thị trường vốn Việt Nam. Dựa trên các kết quả CRA mang lại, các nhà đầu tư mới có công cụ để thẩm định, lựa chọn danh mục đầu tư, dự báo tìnhhình phát triển doanh

nghiệp và đưa ra quyết định đầu tư. Thông qua bảng xếp hạng tín dụng, nhà đầu tư sẽ hiểu rõ hơn về sức mạnh tài chính của các công ty, dễ dàng đánh giá các tổ chứctài chính có quan hệ kinh doanh hoặc quan tâm tới việc mua trái phiếu của các công ty này.

- Các doanh nghiệp cần nâng cao, đổi mới tư duy quản lý doanh nghiệp và sử dụng vốn có hiệu quả:

Cần tạo được niềm tin cho nhà đầu tư; bảo đảm an toàn tài chính; yêu cầu các doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải tuân thủ theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Quốc tế; đầu tư đổi mới công nghệ, các số liệu phải được hạch toán kịp thời, chính xác với thực trạng. Xây dựng và thẩm định dự án thật kỹ trước khi quyết định đầu tư; phải nhân diện được rủi ro trong hoạt động kinh doanh và có biện pháp hạn chế rủi ro; đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận phải cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm.

- Đẩy mạnh việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế

Với thành công của đợt phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế đầu tiênvào tháng 10/2005, thì việc đẩy mạnh phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế là cần thiếtnhằm đầu tư một số dự án trọng điểm phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước. Cần khuyến khích những doanh nghiệp lớn trong nước phát hành trái phiếu ra thị trường vốn để phát triển doanh nghiệp. Để đảm bảo cho việc huy động vốn ở thị trường quốc tế với chi phí rẻ, Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với thông lệ Quốc tế và minh bạch hoá thông tin; khi đó mới được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh giá cao. Ngoài ra, cần có kế hoạch sử dụng nguồn vốn huy động ngay nhằm tránh lãng phí, mà chúng ta còn phải vừa trả lãi. Vì vậy, phải xem xét những dự án có hiệu quả, sử dụng vốn được ngay, giải ngân được ngay thì mới tính đến phương án phát hành.

Một phần của tài liệu Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)