- Tháng 8/2000: TPCP lần đầu tiên được đưa vào giao dịch trên trung tâm giao dịch chứng khoáng TP.HCM (HOSE).
- Tháng 11/2003: Chính phủ ban hành Nghị định 141/2003/NĐ-CP về việc về việc phát hành TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và TPCQĐP bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ trong phạm vi cả nước.
TPCP do Chính phủ phát hành gồm: Tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình Trung ương, trái phiếu đầu tư, trái phiếu ngoại tệ và công trái xây dựng tổ quốc.
- Tháng 8/2005: TPCP được đưa vào giao dịch trên trung tâm GDCK Hà Nội. Tuy nhiên đến thời điểm này, rất nhiều phiên đấu thầu thất bại do nhiều nguyên nhân khác nhau mà lãi suất là một trong những nguyên nhân lớn.
- Tháng 6/2006: Quyết định số 2276/QĐ-BTC về tập trung đấu thầu TPCP tại Trung tâm GDCK Hà Nội và Quyết định 46/2006/QĐ-BTC ban hành quy chế về việc phát hành TPCP theo lô lớn.
- Tháng 1/2008: Quyết định 86/2008/QĐ-BTC phê duyệt đề án xây dựng thị trường TPCP chuyên biệt.
- Tháng 5/2008: UBCKNN quyết định chuyển TPCP từ sàn TP.HCM sang niêm yết tại sàn Hà Nội.
- Tháng 9/2009: Hệ thống giao dịch Trái phiếu Chính phủ chuyên biệt chính thức được Sở GDCK Hà Nội (HNX) đưa vào vận hành.
Ngày 24/9/2009, thị trường Trái phiếu Chính phủ được chính thức khai trương đi vào hoạt động. Đây là kết quả của nhiều năm chuẩn bị của Bộ Tài chính, NHNN, UBCKNN, KBNN, SGDCKHN và các đơn vị liên quan kể từ khi Đề án xây dựng thị trường TPCP chuyên biệt được chính thức phê duyệt vào ngày 15/01/2008. Thị trường TPCP chuyên biệt ra đời trong giai đoạn nền kinh tế nước ta đang rơi vào tình trạng khủng hoảng cơ cấu, cả lãi suất và lạm phát đều tăng cao, nợ xấu ngân hàng đang ở mức báo động, sản xuất trong nước có dấu hiệu ngưng trệ và tăng trưởng GDP có dấu hiệu chững lại; điều đó đã khẳng định quyết tâm kiên định của Chính phủ trong việc xây dựng một thị trường trái phiếu Chính phủ hiệu quả, nhằm phát huy vai trò của thị trường trái phiếu trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển, tái cấu trúc nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế.
Sau 5 năm hoạt động, thị trường TPCP đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, trở thành kênh huy động quan trọng cho đầu tư phát triển, cung cấp công cụ chỉ báo để phục vụ điều hành kinh tế vĩ mô, đặc biệt là trong việc phối hợp điều hành chính sách tài chính - tiền tệ của Chính phủ, đồng thời góp phần củng cố hình ảnh và độ tín nhiệm của Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế. Những kết quả cụ thể có thể được khái quát như sau:
1. Khuôn khổ pháp lý cho thị trường TPCP được hoàn thiện, thúc đẩy thị trường phát triển
Trong 5 năm qua, hệ thống khuôn khổ pháp lý đối với thị trường TPCP đã dần được hoàn chỉnh. Sự ra đời của Luật Quản lý nợ công, Luật về đầu tư công, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán…đã tạo ra nền tảng pháp lý quan trọng cho việc tổ chức phát hành, giao dịch cũng như sử dụng công cụ giao dịch TPCP. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định về tổ chức và quản lý thị trường TPCP như Nghị định 01/2011/NĐ-CP về phát hành TPCP, TP được Chính phủ bảo lãnh và TP chính quyền địa phương, Nghị định số 15/2011/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ, Nghị định 58/2012/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán...
Bộ Tài chính cũng đã ban hành nhiều văn bản quan trọng như Quyết định 261/QĐ-BTC ngày 1/2/2013 phê duyệt “Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam đến năm 2020”, Thông tư 17/2012/TT-BTC hướng dẫn phát hành TPCP tại thị trường trong nước, Thông tư 234/2012/TT-BTC hướng dẫn quản lý giao dịch TPCP, TPCQQĐP và TP được CPBL, Quyết định 160/QĐ-UBCK của Chủ tịch UBCKNN ban hành quy định chào mua, chào bán trên thị trường TPCP…Các văn bản pháp lý nêu trên đã tạo một hành lang pháp lý thống nhất và xuyên suốt về thị trường sơ cấp và thứ cấp TPCP, tạo được định hướng rõ ràng cho việc phát triển thị trường trái phiếu nói chung, thị trường TPCP trước mắt cũng như trong tương lai.
2. Thị trường TPCP đã thực hiện tốt chức năng huy động vốn trung và dài hạn cho Ngân sách để phục vụ đầu tư phát triển
Từ tháng 9/2009 đến tháng 9/2014, đấu thầu tập trung tại Sở GDCK Hà Nội đã huy động được 654.493 tỷ đồng cho Ngân sách Nhà nước, trong đó Kho bạc Nhà nước huy động được 513.292 tỷ đồng, gấp hơn 13 lần so với giai đoạn 2000 – 2008. Đặc biệt từ năm 2012, đấu thầu trở thành kênh chủ đạo trong huy động vốn cho ngân sách qua phát hành trái phiếu; giá trị huy động qua đấu thầu tăng mạnh, năm 2013 đạt 194.000 tỷ đồng, đạt gần 18% tổng mức đầu tư toàn xã hội.
* Thị trường sơ cấp: Khối lượng phát hành tăng mạnh qua các năm. Năm 2013, tăng 165% so với năm 2010, bình quân tăng 55% mỗi năm, cụ thể theo bảng dưới đây:
Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2010 2011 2012 2013 Khối lượng phát hành 68,292 80,704 141,340 181,093 Nguồn: Bộ Tài chính
trường trái phiếu Chính phủ/GDP qua các năm:
Nguồn: Bộ Tài chính
* Thị trường thứ cấp: thanh khoản được cải thiện thể hiện tâm lí tích cực của các thành viên trên thị trường, khối lượng giao dịch bình quân ngày từ mức 1.200 tỷ năm 2012 lên mức 1.600 tỷ năm 2013.
Tính đến 2014, tổng giá trị danh mục TPCP đang lưu hành đạt xấp xỉ 680.000 tỷ đồng, tăng hơn 4 lần so với năm 2009 và tương đương 18% GDP. Quy mô thị trường TPCP đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 23%/năm trong 5 năm qua, được đánh giá có mức tăng trưởng dẫn đầu các nền kinh tế mới nổi tại khu vực Đông Á cũng như khu vực ASEAN + 3.
Thanh khoản thị trường được cải thiện đáng kể, giá trị giao dịch bình quân phiên đã tăng gấp 7,5 lần trong vòng 05 năm, từ 365 tỷ đồng/phiên năm 2009 lên 2.734 tỷ đồng/phiên trong 6 tháng đầu năm 2014. Tỷ lệ doanh số giao dịch thứ cấp so với giá trị TPCP lưu hành theo đó cũng tăng lên gấp 2,6 lần.
- Ngày 24/12/2014, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã tổ chức phiên đấu thầu trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) phát hành. Phiên đấu thầu có tổng khối lượng gọi thầu 6.000 tỷ đồng với 3 loại kỳ hạn: 3 năm (3.000 tỷ), 5 năm (2.000 tỷ) và 10 năm (1.000 tỷ). Huy động thành công 5 nghìn tỷ đồng trái phiếu, cụ thể:
+ Trái phiếu kỳ hạn 3 năm có 12 thành viên tham gia dự thầu, khối lượng dự thầu hợp lệ đạt 7.600 tỷ đồng. Lãi suất đặt thầu nằm trong khoảng 5,90-6,80%/năm. Kết quả, huy động thành công 3.000 tỷ đồng trái phiếu 3
năm với lãi suất trúng thầu 6,14%/năm, thấp hơn 0,06% so với lãi suất trúng thầu phiên trước đó (ngày 17/12/2014).
+ Trái phiếu kỳ hạn 5 năm có 7 thành viên tham gia dự thầu, khối lượng dự thầu hợp lệ đạt 3.350 tỷ đồng. Lãi suất đặt thầu nằm trong khoảng 6,80-7,50%/năm. Kết quả, huy động thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu 5 năm với lãi suất trúng thầu 7,00%/năm, bằng với lãi suất trúng thầu phiên trước đó (ngày 17/12/2014).
+ Trái phiếu kỳ hạn 10 năm không có lãi suất trúng thầu.
Từ ngày 24/8/2012, toàn bộ tín phiếu Kho bạc đấu thầu qua Ngân hàng Nhà nước được tập trung giao dịch trên thị trường TPCP, tạo thành một thị trường giao dịch thống nhất, cung cấp đầy đủ thông tin cho công chúng đầu tư về giao dịch của TPCP kỳ hạn dài và ngắn.
Thị trường đấu thầu được tổ chức trên nguyên tắc cạnh tranh, công khai minh bạch, đã giúp hình thành mức lãi suất phát hành hợp lý, luôn thấp hơn lãi suất huy động của ngân hàng thương mại, tiết kiệm cho Ngân sách Nhà nước hàng nghìn tỷ đồng, góp phần bình ổn mặt bằng lãi suất và lạm phát. Số lượng mã trái phiếu đã được tinh giảm từ mức trên 300 mã xuống còn 90 mã, quy mô bình quân của các mã tăng 6 lần lên 4.000 tỷ đồng, trong đó các mã chuẩn tăng lên mức 6.000 - 8.000 tỷ đồng, tạo điều kiện để tăng thanh khoản cho giao dịch TPCP trên thị trường thứ cấp.
Quy trình đăng ký, lưu ký TPCP từ khi đấu thầu lên niêm yết, giao dịch được cải tiến liên tục, rút ngắn dần từ 15 ngày, xuống 10 ngày, 6 ngày và hiện nay là 4 ngày, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đấu thầu mua TPCP có thể sớm giao dịch được ngay trên thị trường thứ cấp.
3. Thị trường giao dịch TPCP tăng trưởng mạnh về quy mô và giao dịch
Quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam theo GDP (Nguồn: ADB)
đoạn 2003 – 2008. Tính trung bình mỗi tháng trong giai đoạn này, tổng số dư của thị trường tăng xấp xỉ 15%/tháng, nghĩa là tăng bốn lần sau một năm. Và đây cũng là thời kỳ bùng nổ tăng trưởng tín dụng. Nên một phần lớn nguồn tín dụng ngắn hạn từ trung gian tài chính không ngừng chảy vào thị trường trái phiếu.
- Trong giai đoạn từ năm 2006 đến tháng 9/2013, dư nợ TTTP chiếm từ 14,23% đến trên 18% GDP. Tại thời điểm 30/9/2013, dư nợ thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) là 406.950 tỷ đồng, TTTP được Chính phủ bảo lãnh là 163.553 tỷ đồng, TTTP DN là 96.895 tỷ đồng, TTTP chính quyền địa phương là 12.389 tỷ đồng.
Đối với TTTP được Chính phủ bảo lãnh, trong giai đoạn 2006 - 2012 có mức tăng trưởng mạnh nhất là 408,6%, theo đó là thị trường TPCP tăng trưởng 193,9%, thị trường TPDN tăng trưởng 127% và TTTP chính quyền địa phương tăng trưởng 92,4%.
Cụ thể, lãi suất phát hành TPCP đã giảm từ 3,10% đến 6,0% đối với các kỳ hạn dưới 10 năm, giảm 2,20% đối với kỳ hạn 10 năm. Phương thức phát hành TPCP đã chuyển dịch dần từ bảo lãnh sang đấu thầu. Trước năm 2010, TPCP được phát hành chủ yếu qua phương thức bảo lãnh (chiếm trên 80% khối lượng phát hành). Từ năm 2011 đến nay, TPCP được phát hành chủ yếu bằng phương thức đấu thầu (chiếm đến 95% khối lượng phát hành).
Đối với trái phiếu chính quyền địa phương, giai đoạn 2003 - 2011, trên quy mô toàn quốc, có 3 tỉnh/ thành phố là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai phát hành đạt 15.697 tỷ đồng. Năm 2012, có 2 tỉnh/ thành phố phát hành trái phiếu là TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, với tổng khối lượng phát hành là 4.810 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2013, có 3 tỉnh/thành phố phát hành trái phiếu là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Ninh phát hành đạt 3.820 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2012, dư nợ trái phiếu chính quyền địa phương đạt 9.125 tỷ đồng, tương đương khoảng 0,31% GDP 2012. Tính đến 30/9/2013, dư nợ trái phiếu chính quyền địa phương đạt 12.389 tỷ đồng.
4. Phát triển nhanh, mạnh hệ thống công nghệ hiện đại, tiên tiến đáp ứng nhu cầu của thị trường
Từ nhiều hệ thống đơn lẻ trước đây, đến nay toàn bộ hoạt động đấu thầu, giao dịch, thông tin TPCP đã được thực hiện thống nhất trên một hệ thống hạ tầng công nghệ hiện đại.
Hệ thống thông tin thị trường trái phiếu từng bước được hoàn thiện, đã hình thành cổng thông tin tập trung để cơ quan quản lý và nhà đầu tư có thông tin tổng thể về thị trường sơ cấp, giao dịch thứ cấp, các báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động của thành viên.
Hệ thống chỉ báo thị trường ngày càng được hoàn thiện. Từ tháng 3/2013, hệ thống Đường cong lợi suất được chính thức áp dụng và hoạt động ổn định, cung cấp thông tin cơ bản về diễn biến lãi suất của các loại kỳ hạn trái phiếu giao dịch trên thị trường thứ cấp. Cùng với hệ thống thông tin về lãi suất hình thành trên thị trường đấu thầu, hệ thống đường cong lợi suất này đã tạo thành một loại chỉ báo tham chiếu cho các cơ quan điều hành kinh tế vĩ mô, tổ chức phát hành cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Sắp tới đây, chỉ số trái phiếu sẽ được bổ sung thêm cho bộ chỉ báo thị trường, giúp cho bức tranh về thị trường TPCP Việt Nam được rõ ràng, minh bạch hơn.
5. Các chủ thể tham gia thị trường TPCP đã phát huy được vai trò, có đóng góp cho sự phát triển chung của thị trường TPCP
Ở cấp độ định hướng và quản lý Nhà nước, việc huy động, sử dụng vốn và phát triển thị trường TPCP đã và đang trở thành một chủ đề được sự quan tâm của Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành liên quan khi hoạch định các chính sách phát triển.
Hệ thống thành viên thị trường gồm 25 thành viên đấu thầu và 54 thành viên giao dịch trên thị trường thứ cấp đã ngày càng phát huy được vai trò là nhà đầu tư đồng thời là trung gian tài chính trên thị trường TPCP. Hiệp hội thị trường Trái phiếu Việt Nam được hình thành cùng thời điểm ra đời của thị trường đã phát huy được vai trò tập hợp và nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động của các thành viên, là cầu nối giữa các thành viên với các cơ quan quản lý và tổ chức thị trường.
Hệ thống các nhà đầu tư đang có những tiến triển tích cực. Mặc dù khối ngân hàng thương mại vẫn đóng vai trò chính với tỷ trọng nắm giữ danh mục TPCP khoảng 86%, nhưng thị trường đã ghi nhận sự tham gia ngày càng tích cực của các công ty bảo hiểm, công ty quản lý quỹ và nhà đầu tư nước ngoài. Từ năm 2009-2010, nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường khá dè dặt với tỷ trọng tham gia thị trường sơ cấp là 4% năm 2009 và tỷ trọng giao dịch trên thị trường thứ cấp là 18,5% năm 2010. Tuy nhiên, từ năm 2011 đến nay, khi kinh tế Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu ổn định và hồi phục, các nhà đầu tư nước ngoài đã bắt đầu tham gia trở lại với tỷ trọng giao dịch trên thị trường thứ cấp ổn định ở mức từ 20%-30%, giá trị trúng thầu và mức độ tham gia đấu thầu trên thị trường sơ cấp là 12%.
Tóm lại: Thị trường trái phiếu nước ta còn non trẻ, quy mô thị trường còn khiêm tốn, chủ thể phát hành không đa dạng, chưa có hệ thống các nhà tạo lập thị trường và hệ thống giao dịch, thanh toán còn nhiều hạn chế mà đặc biệt là giúp cho chính quyền địa phương và doanh nghiệp huy động vốn hầu như chưa tồn tại.
- Thị trường còn khá sơ khai với quy mô quá nhỏ so với GDP, chỉ chiếm khoảng 16% GDP. Các doanh nghiệp phát hành thường là lần đầu, chưa tạo ra một thị trường nhất định và chủ yếu vẫn là các DNNN...nhờ dựa vào uy tín. Hiện tại, TPCP đang "thống lĩnh" thị trường, trong khi trái phiếu của các công ty phát hành còn hạn chế.
- An toàn nhưng lợi nhuận thấp, quy mô quá nhỏ, tính thanh khoản của các loại trái phiếu còn thấp. Thị trường TPCP thiếu một cơ chế giao dịch có khả năng cung cấp thanh khoản cho các trái phiếu Chính phủ như các nhà tạo lập thị trường, hợp đồng mua lại. Nhu cầu giao dịch phát sinh là các giao dịch lớn và ít mang tính tương thích thời điểm, hạn chế tính thanh khoản của trái phiếu.
- Thị trường trái phiếu vẫn chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư. TPCP phát hành với khối lượng và giá trị niêm yết lớn nên những người nắm giữ TPCP trên thị trường sơ cấp chủ yếu là các nhà đầu tư có tổ chức (trừ các đợt phát hành riêng lẻ qua hệ thống Kho bạc).
- Tính cạnh tranh thấp: Trái phiếu Chính phủ chưa cạnh tranh được với sự thuận tiện của hình thức gửi tiết kiệm, đầu tư kỳ phiếu ở các ngân hàng thương mại cùng với tính thanh khoản kém hơn nên chưa thu hút được tiền nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và cá nhân.
- Từ phía các công ty, chưa quen với kênh huy động vốn thông qua phát