* Sơ đồ nguyên lí:
Hình 19: Sơ đồ KĐCS đơn dùng Tranzito không có biến áp ra
Nguyễn Thị Hoa – K32D - SPKT
- 32 -
Cp1, Cp2 là các tụ ghép tầng khuếch đại, dùng để ghép giữa Uv và Ur với mạch khuếch đại, nó ngăn cách điện áp một chiều tránh ảnh hưởng lẫn nhau.
CE là tụ điện nối mát cực E của Tranzito về thành phần tín hiệu xoay chiều.
R1, R2 là điện trở dẫn điện một chiều cấp cho cực B của Tranzito theo phương pháp phân cấp.
Rc là điện trở dẫn điện một chiều cấp cho cực C của Tranzito.
RE là điện trở dẫn điện một chiều cấp cho cực E của Tranzito theo phương pháp hồi tiếp, có tác dụng ổn định nhiệt.
* Nguyên lí làm việc
- Tín hiệu vào được đưa vào hai cực B – E, tín hiệu lấy ra ở hai đầu điện trở Rt (hay giữa hai cực E, C).
- Khi đưa điện áp xoay chiều tới đầu vào xuất hiện dòng xoay chiều cực B của Tranzito → xuất hiện dòng xoay chiều cực C ở mạch ra của tầng. Hạ áp trên điện trở Rc tạo nên điện áp xoay chiều trên Colectơ. Điện áp này qua tụ Cp2 được đưa đến đầu ra của tầng hay đưa ra mạch tải.
+ ở nửa chu kì dương của tín hiệu vào: U(+) của tín hiệu làm cho Ub bớt âm hơn → UBE giảm → Ib, Ic giảm → sụt áp trên Rc giảm đi → Ur tăng (tức là âm hơn).
+ ở nửa chu kì âm của tín hiệu vào: U(–) của tín hiệu phối hợp với U(–) của cực B làm cho Ub âm hơn (Ub tăng lên) → Ib, Ic đều tăng lên → sụt áp trên Rc
tăng → Ur giảm.
Điện áp ra ngược pha với điện áp vào.
- Hệ số khuếch đại của tầng tỉ lệ với trở kháng tải, do vậy ta phải chọn tải để công suất ra lớn nhất.
Nguyễn Thị Hoa – K32D - SPKT
- 33 -
- Điện trở Re nhận dòng điện tải rất lớn nên tiêu hao công suất lớn, do đó trong mạch thường không có Re. trường hợp dùng Re để ổn định nhiệt thì chọn giá trị Re rất nhỏ.
- Mạch có hiệu suất thấp ỗ ≤ 25%.