Tầm căn từ phương diện văn hóa

Một phần của tài liệu Totem sói của khương nhung với văn học tầm căn (Trang 40)

7. Bố cục của khóa luận

2.2.3. Tầm căn từ phương diện văn hóa

Không chỉ đứng trên lập trường lịch sử và dân tộc học để luận bàn về cội nguồn, gốc tích Hoa Hạ, nhà văn Khương Nhung còn đi sâu vào nghiên cứu và phân tích từ phương diện văn hóa để người đọc nhận thức được rõ hơn vấn đề.

Qua tác phẩm, độc giả có thể dễ dàng nhận thấy tác giả đã phát hiện ra căn nguyên văn hóa có tính chất “tầm căn” từ nhiều góc độ, khía cạnh như: học thuyết triết học, quan niệm thẩm mĩ, tôn giáo, văn học nghệ thuật, văn tự, nghệ thuật quân sự, , v.v... Các bộ phận này góp phần làm nên văn hóa của một dân tộc nói chung và văn hóa Trung Hoa nói riêng. Trong quá trình lập luận của mình, nhà văn Khương Nhung đã chỉ rõ cội nguồn sản sinh ra các bộ phận văn hóa đó là từ sói hay đúng hơn là từ việc học tập, ảnh hưởng, sùng bái tôtem sói của dân tộc Trung Hoa.

Về học thuyết triết học, Khương Nhung đã đề cập tới một trong những học thuyết triết học nguyên thủy của Trung Quốc đó là đạo Nho.

“Nho gia (đạo Nho) bao gồm các tư tưởng, quan điểm học thuật có tính chất triết học thời văn hóa cổ đại Trung Quốc, nội dung của nó còn được gọi là Nho học. Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công. Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Đức Khổng Tử phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó. Chính vì thế mà người đời sau coi ngài là người sáng lập ra Nho giáo”. [10]

41

Tại Trung Quốc, Nho giáo được độc tôn từ thời Hán Vũ Đế và trở thành hệ tư tưởng chính thống của Trung Hoa trong hơn 2.000 năm. Nhưng cũng tính từ thời điểm đó, Nho giáo đã không còn giữ được bản chất nguyên thủy của mình. Dưới tay giai cấp thống trị phong kiến, nó được nhào nặn lại để phục vụ đắc lực cho hệ tư tưởng của giai cấp trên và ngày càng trở nên độc đoán, chuyên quyền. Đặc biệt sự thịnh hành của “lý học” triều Tống càng tăng cường đè nén tính cách dân tộc. Việc cải tạo Nho giáo dưới vương triều này đã biến học thuyết Nho gia thành một thứ lí luận đào tạo nô lệ, đào tạo thuần dân rất nhiệm màu, tai hại nhất là nó đề xuất “tồn thiên lí, diệt nhân dục”. Với sói tính và sói dục lại càng phải “đào tận gốc trốc tận rễ”.

Việc đào thải sói tính ra khỏi Nho giáo là đi ngược lại với tinh thần vươn lên của Nho gia thuở ban đầu. Nhà văn Khương Nhung chỉ rõ Nho học thời kì đầu có tinh thần mạnh mẽ vươn lên, chắc chắn có tiếp thu và ảnh hưởng từ tinh thần du mục mà hạt nhân là tinh thần tôtem sói.

Chẳng hạn như quan niệm “thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức”, “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Bốn chữ “không”: không nghỉ ngơi, không hoang dâm, không biến chất, không khuất phục là điển hình cho tinh thần sói, tinh thần tôtem sói và cũng là khái quát cao độ chân dung tinh thần tôtem sói. Kinh nghiệm trong quá trình sinh sống và chiến đấu với sói thảo nguyên đã cho tác giả thấy tính cách ngoan cường, không khuất phục của loài vật này. Loài sói thà chết chứ không chịu được nhục và mất tự do. Con sói con mà Trần Trận từng nuôi sở dĩ bị một vết thương không thể cứu chữa ấy là do trong một lần chuyển nhà, nó thà bị dây kéo xiết đứt cổ họng chứ không chịu bị dắt đi như loài chó nhà nô lệ. Hay hai con sói mà Bao Thuận Quý định bắt sống thì một thà lăn xuống vực, một thà phá hang tự sát còn hơn là để kẻ thù cướp mất tự do, chết trong nhục nhã. Nho gia thời kì đầu đã dùng “bốn không” bồi dưỡng nên một số con em ưu tú và một số anh hùng của dân tộc Trung Hoa nhưng tinh thần ấy vẫn chưa

42

trở thành “tinh thần toàn dân” của dân tộc nông canh. Đại đa số người Trung Quốc chưa đạt tới tinh thần đó. Nó chỉ là mô hình tinh thần mà các tiên hiền phác họa ra để hô hào, ngưỡng mộ, hướng tới và học tập. Sự giống nhau giữa quan niệm trên của Nho giáo với tính cách của loài sói đã cho thấy ảnh hưởng không nhỏ của tinh thần du mục trong học thuyết của Trung Hoa nói riêng và của văn hóa dân tộc nói chung.

Về quan niệm thẩm mĩ, Tôtem sói đã chỉ ra một số triều đại phong kiến

Trung Hoa tiếp nhận sâu sắc quan niệm thẩm mĩ của dân tộc du mục.

Chẳng hạn trong triều đại Lý Đường xuất hiện các mỹ nhân nổi tiếng như Võ Tắc Thiên, Dương Ngọc Hoàn… có ngoại hình béo tốt. Trần Trận đã được dịp quan sát tượng đá cao to nhất Lạc Dương được khắc theo lệnh của Võ Tắc Thiên và khẳng định khuôn mặt bà ta phúc hậu, có tướng làm mẫu nghi thiên hạ. “Bức tượng thần thái siêu nhiên, đẹp mà đoan trang, đầu và cổ đầy đặn. Nghe nói nhà điêu khắc thời ấy căn cứ vào người thật mà tạc, người Trung Quốc ai cũng biết”. Về tiêu chuẩn thẩm mỹ, đời Đường coi béo là đẹp. Các vua Đường đều tuyển người béo vào hậu cung. “Đường Thái Tôn tuyển Võ Tắc Thiên làm phi. Con trai Đường Thái Tôn là Đường Cao Tôn Lý Trị theo đuổi Võ Tắc Thiên đến khi lập bà ta làm Hoàng hậu. Sau đó Đường Huyền Tôn lập Dương Ngọc Hoàn làm Quý phi. Các triều đại vua đều thích những phụ nữ béo tốt”. Quan niệm thẩm mĩ ấy hoàn toàn ngược lại với quan niệm thẩm mĩ của các vua tộc Hán trước đó. Các vua Hán đa số lại thích những phụ nữ mảnh mai, tỉ như “Sở vương thích eo nhỏ, hậu cung chết đói bỏ”. Sủng phi Triệu Phi Yến của Hán Thành đế “eo lưng chưa đầy chẹt tay”, một phần vì thế mà được nhà vua lập Hậu.

Hán Đường hai triều đại cùng nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc tại sao lại có tiêu chuẩn thẩm mĩ khác nhau đến thế? Nguyên nhân là ở huyết thống của hoàng tộc nhà Đường và lịch đại các triều Hoa Hạ khác nhau. Đời Đường

43

coi béo là đẹp đã phản ánh sâu sắc huyết thống và dấu ấn du mục của vương triều này. Như đã biết, nhà Đường là vương triều do hai tộc Tiên Ty và Hán dựng nên. Sau nhiều đời liên tục tạp giao, máu Hán trong huyết thống gia tộc Lý Đường giảm xuống chỉ còn dưới một phần tư. Vì vậy mĩ cảm chi phối chung trong triều đại này là quan niệm thẩm mĩ của dân tộc du mục Tiên Ty. Hơn mười năm sinh sống trên thảo nguyên Ơlôn, Trần Trận cũng đã được lĩnh hội mĩ cảm đó của người du mục. Tộc du mục lấy chăn nuôi là chính, nuôi béo gia súc là niềm vui lớn nhất của họ, đương nhiên thẩm mĩ dân tộc cũng nhìn nhận như thế. Bởi vậy người thảo nguyên coi người béo là người đẹp. Cô gái tròn xoay Zânxixicơ mà có lần được trêu gả cho Dương Khắc, mang biệt hiệu “thùng tô nô” thì quả là béo, đến Dương Quý phi cũng không béo bằng. Ấy vậy mà có đến hơn nửa số mã quan theo đuổi cô ả. Những cô gái Mông Cổ khác được mục dân coi là đẹp cũng đều béo.

Đường coi béo là đẹp, ý thức dân tộc trên bình diện thẩm mĩ chứng minh nguồn gốc du mục trong huyết thống và văn hóa của người Hán. Người Hán luôn né tránh tinh thần du mục thảo nguyên đời Đường, càng không muốn ghi nhận nguồn gốc mĩ cảm của triều Đường nói riêng và văn hóa Trung Hoa nói chung bắt nguồn từ quan niệm thẩm mĩ du mục. Nhưng nhà văn Khương Nhung đã buộc độc giả phải thừa nhận công tích có tính chất căn nguyên của bộ phận văn hóa này: quan niệm thẩm mĩ của một thời đại Trung Hoa bắt nguồn từ mĩ cảm du mục, từ tinh thần sói.

Về tôn giáo, tác giả Tôtem sói đặt ra vấn đề: “Phải chăng tôn giáo

nguyên thủy của người nguyên thủy là được đem về từ thế giới động vật? Người nguyên thủy và sói nguyên thủy phải chăng từ xa xưa đã có sự giao lưu tôn giáo nguyên thủy?”.

Tấm màn bí mật về nguồn gốc tôn giáo nguyên thủy dần được tác giả hé mở thông qua việc phân tích “nghi thức tôn giáo” trước khi hưởng dụng con mồi của loài sói.

44

Trần Trận thừa nhận loài sói Mông Cổ gây ấn tượng đặc biệt với cậu kể từ khi đặt chân lên thảo nguyên Ơlôn. Nhưng có lẽ nỗi ám ảnh kinh hoàng nhất của Trận về loài sói chính là ở “cái vòng tròn kì lạ” được tạo thành bởi vô số dấu chân sói quanh xác con mồi.

Lần đầu tiên Trần Trận được chứng kiến “cái vòng tròn ma quái” ấy là khi cậu cùng Ban Quản lí mục trường và mục dân đi kiểm tra hiện trường đàn ngựa do Batu quản lí sau vụ tàn sát của bầy sói. Đó là “một đường tròn bằng tuyết rắn, trong tuyết có máu, mặt đường cao hơn mặt bùn một cạnh bàn tay, băng thấm máu tươi khiến người kinh hãi, y như con đường dẫn xuống âm phủ, như một đồ thị đầy những kí hiệu quái quỷ. Đường rộng hơn mét, chu vi năm sáu chục mét, bên trong tập trung rất nhiều xác ngựa. Mặt đường dày đặc những dấu chân sói vấy máu”. Nó như xiết từng vòng quanh ngực Trận, vòng sau chặt hơn vòng trước khiến cậu tức thở. Kể từ đó Trần Trận bắt đầu suy nghĩ nhiều về “cái vòng tròn kì lạ” của sói: “Vì sao lũ sói chạy một đường tròn như vậy? Động cơ nào? Mục đích gì?”.

Sau này khi nuôi sói con, Trần Trận mới có cơ hội tận mắt chứng kiến “nghi thức tôn giáo” xoay quanh cái vòng tròn bằng dấu chân sói ấy. Khi Trận ném vào “chuồng sói” một con chuột đồng, cậu cứ nghĩ sói con sẽ xông đến xé xác con mồi, ăn ngấu nghiến. Nhưng trái với suy nghĩ ban đầu của cậu, “sói con ngoạm con chuột nhưng lập tức nhả xuống đất rồi lùi lại cách một mét, sợ sệt ngó nghiêng dễ đến ba phút, rồi như có vẻ yên tâm, nó chậm rãi tiến lại phía bên trái con chuột, dừng một thoáng, trước tiên quỳ chân trước bên phải, tiếp theo quỳ chân trước bên trái, sau đó nó chạm lưng bên phải vào con chuột rồi lăn mấy vòng. Rất nhanh, nó vùng dậy rũ sạch cát trên người rồi chạy sang phía bên phải con chuột, trước tiên quỳ chân trước bên trái, tiếp theo quỳ chân trước bên phải, sau đó chạm lưng bên trái vào con chuột rồi lăn mấy vòng bên cạnh. […] Sau khi hoàn thành những động tác phức tạp, sói con rùng mình rũ bụi, sửa lại xích cho thuận, lại chạy sang bên trái con chuột,

45

bắt đầu lặp lại những động tác cũ, trước trước sau sau, ba trái ba phải, hoàn thành ba đợt chạm – lăn bên cạnh con mồi. […] Sói con thở ra một hơi, vẫn không xé con mồi. Nó rùng mình rũ bụi cho bộ lông sạch sẽ, rồi cất cao hai chân trước chậm rãi chạy quanh con mồi. […] Sói con thận trọng chạy chậm mấy vòng rồi đột ngột chuyển sang chạy nhanh, nhưng bất kể chạy nhanh chạy chậm, cái vòng tròn vẫn được giữ nguyên, một vòng tròn tiêu chuẩn do vô số dấu chân sói in trên cát hình thành. […] Lúc này cái vòng tròn của sói con cũng rất tròn, mà chính giữa là con mồi nguyên vẹn, đủ lông da”. Rõ ràng sói con chưa từng được tham dự bất kì nghi thức nào của đàn sói, làm sao có thể thực hiện nghiêm chỉnh, trình tự đúng phép tắc như thế? Phải chăng những động tác kì lạ ấy như một thứ “bản năng”, “di truyền thiên bẩm”? Thường thì sói đói thấy thịt là ăn liền, vậy tại sao sói con không làm thế mà lại có những động tác như của tín đồ tôn giáo? Nó nhịn đói để tiến hành những “nghi thức tôn giáo” cực kì phiền toái như thế để làm gì? Một loạt những vấn đề nan giải đặt ra trong đầu óc Trần Trận lúc đó.

Người già trên thảo nguyên tin rằng cái vòng tròn ma quái kia như một thứ âm phù, là tín hiệu của lũ sói xin phép và cảm ơn Trời đã ban tặng con mồi cho chúng. Còn Trần Trận giải thích đây có lẽ là một nghi thức trước khi ăn, thể hiện thái độ thành kính của loài sói y hệt các tín đồ khi nhận bánh thánh. Hơn nữa con mồi mà lần đó Trần Trận mang cho sói con là một con mồi hoàn chỉnh, là “vật sống”, không phải là xương vụn thịt miếng như mọi lần. Có lẽ chỉ con mồi hoàn chỉnh mới là cao quý, mới đáng hưởng dụng. Phải chăng nhân loại coi bò quay cả con, cừu quay cả con, vịt quay cả con là thực phẩm cao quý nhất, phải có nghi thức long trọng trước khi ăn là ảnh hưởng từ sói? Vậy thì có thể khẳng định thế giới loài sói cũng có tôn giáo nguyên thủy và loài người phần nào cũng bị ảnh hưởng và có tiếp nhận tôn giáo nguyên thủy từ loài sói.

46

Chốt lại Trần Trận đã đặt thêm một giả thiết: một phần tôn giáo Hoa Hạ nói riêng và tôn giáo nhân loại nói chung bắt nguồn từ sói. Ảnh hưởng sâu rộng của tinh thần sói không chỉ bắt rễ với những giá trị văn hóa liên quan tới phương thức tư duy mà còn lan tỏa sang mạch nguồn văn hóa tâm linh sâu thẳm trong nhân loại.

Về văn học nghệ thuật cũng có sự tiếp thu tinh thần du mục mà hạt nhân là tinh thần tôtem sói rất nhiều.

Trước hết là văn học. Nhà văn cho rằng bộ phận văn học chịu ảnh hưởng không nhỏ từ tinh thần tôtem sói.

Ngay như hệ thống văn tự được sử dụng để phục vụ cho sáng tác văn học nói riêng và dùng làm phương tiện giao tiếp nói chung vẫn còn mang dấu vết huyết thống du mục của người Khương – tổ tiên người Hán.

Theo công trình nghiên cứu của một chuyên gia, ngữ hệ Hán Tạng đơn âm tiết và có thanh điệu bắt nguồn từ tiếng Khương cổ đơn âm tiết. Truyền thuyết cũng cho rằng Hoàng Đế là người sáng tạo ra văn tự Trung Hoa từ 4-5 ngàn năm trước. Xét trên phương diện huyết thống thì Viêm Hoàng nhị đế vốn cùng một họ, xuất thân từ tộc Khương Tây Nhung. Bởi vậy Hán ngữ hiện thời vẫn chịu ảnh hưởng ít nhiều tiếng Khương cổ - thứ tiếng mà tổ tiên người Hán đã sử dụng.

Thêm nữa, chữ Hán là chữ tượng hình, là một dạng chữ viết biểu ý của tiếng Trung Quốc, tự hình thể của nó cũng đã biểu hiện ý nghĩa mà nó hàm chứa. Do ảnh hưởng tiếng Khương cổ nên ý nghĩa của nhiều chữ Hán khi chiết tự thể hiện quan niệm riêng của tộc du mục về các hiện tượng tự nhiên và xã hội.

Thí dụ, chữ “mĩ” (đẹp) là do hai chữ “dương” (con cừu) và chữ “đại”

(to) hợp thành. Hứa Thận trong Thuyết văn giải tự giải thích: “mĩ” thuộc bộ

47

bộ “đại”. Như vậy có thể thấy quan niệm thẩm mĩ của tổ tiên Hoa Hạ là quan điểm thẩm mĩ của dân du mục. Nhân vật Trần Trận tán đồng với quan niệm ấy. Bởi vì Trần Trận đã từng làm dương quan nên dễ dàng lĩnh hội mĩ cảm này. Theo anh, thịt cừu là thức ăn chính của dân du mục do đó nuôi được một đàn cừu non thành một đàn cừu lớn khiến họ rất đẹp lòng. Hơn nữa, “cừu to” cũng là quan điểm thẩm mĩ của sói thảo nguyên. Khi một con sói lớn bắt được một con cừu lớn, nó rất đẹp lòng nên sủa lung tung. Nhà văn cũng đặt giả thiết: “Nếu tổ tiên người Hán là nông dân thì chữ “mĩ” không viết là “cừu to” mà viết là “gạo nhiều”.

Văn tự Hán đã góp phần lí giải phần nào nguồn gốc tổ tiên Hoa Hạ là dân tộc du mục. Nó cũng là minh chứng cho sự ảnh hưởng của tinh thần

Một phần của tài liệu Totem sói của khương nhung với văn học tầm căn (Trang 40)