Tầm căn từ phương diện dân tộc học

Một phần của tài liệu Totem sói của khương nhung với văn học tầm căn (Trang 25)

7. Bố cục của khóa luận

2.2.2. Tầm căn từ phương diện dân tộc học

Từ việc khẳng định dân tộc nông canh Hoa Hạ diễn biến từ dân tộc du mục thảo nguyên dựa trên biểu tượng tinh thần và tồn tại lịch sử của hai tộc

người này, tác giả Tôtem sói đã tiến một bước sâu hơn vào quá trình “tầm

căn” khi tiến hành “mổ xẻ”, phân tích chính huyết thống của dân tộc mình. Xét trên phương diện huyết thống hay còn gọi là phương diện dân tộc học, Khương Nhung không còn chỉ là đặt ra giả thuyết về sự diễn biến của dân tộc nông canh đại lục từ dân tộc du mục thảo nguyên nữa mà đã kết luận chắc chắn “Thực chất người Hán chúng ta là hậu duệ của dân tộc du mục tây bắc”.

26

Trước hết, nhà văn khẳng định nền văn hóa cổ đại Trung Quốc khởi thủy từ thảo nguyên tây bắc, nhất là thảo nguyên Nội Mông qua việc phát tích các di chỉ khảo cổ học lâu đời.

Trước đây người ta cho rằng di chỉ người vượn xuất hiện sớm nhất ở Trung Quốc là người vượn Bắc Kinh và hai trong những nền văn hóa cổ đại Trung Quốc là văn hóa Long Sơn và văn hóa Ngưỡng Thiều phát tích bên lưu vực các dòng sông lớn. Nhưng qua việc phát lộ khảo cổ, nhà văn Khương Nhung nhận định: “Thời kì đồ đá mới, Nội Mông đã có hoạt động của con người. Thậm chí di chỉ đại diêu tai ngoại thành đông bắc thành phố Hồi Hột còn phát hiện một xưởng chế tác đồ đá của con người thời viễn cổ từ thời kì đồ đá cũ tảo kì (sớm) sang trung kì cho tới vãn kì (muộn), trước sau mấy chục vạn năm, di chỉ sớm nhất cách đây 70 vạn năm, sớm hơn di chỉ người vượn Bắc Kinh từ 10 tới 15 vạn năm.[…] Người Lam Điền phát lộ ở tây bắc Thiểm Tây cách đây khoảng 60 đến 80 vạn năm có lịch sử lâu đời hơn người vượn Bắc Kinh”. Địa điểm phát tích người Lam Điền cho thấy tuy cũng là người vượn Bắc Kinh nhưng không thuộc người trung nguyên lưu vực Hoàng Hà mà là người phương Bắc viễn cổ.

“Thời kì viễn cổ, cao nguyên và thảo nguyên phương Bắc cỏ xanh tốt, khí hậu ẩm, thích hợp với cuộc sống của con người. Trong khi đó trung nguyên, trung và hạ lưu Hoàng Hà trước khi Hạ Vũ trị thủy thường xuyên xảy ra lũ lụt, rất nhiều nơi không thích hợp cho con người cư trú”. Trung nguyên thực chất là cao nguyên hoang thổ bị bào mòn, được phù sa sông Hoàng bồi đắp thành đồng bằng. Do đó, “Cao nguyên tây bắc và thảo nguyên là cha, Hoàng Hà là mẹ của trung nguyên. Người thảo nguyên tây bắc lâu đời hơn người trung nguyên. Tổ tiên của người trung nguyên đến từ cao nguyên tây bắc và thảo nguyên”.

27

Tiếp đến, Khương Nhung chỉ rõ cội nguồn du mục của Hoa tộc từ việc phân tích huyết thống về thủy tổ nhân văn dân tộc Trung Hoa.

Nhà văn cho rằng: “Người thảo nguyên với tinh thần và tính cách du mục mạnh mẽ và đặc tính lưu động bành trướng dần xâm nhập trung nguyên, ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành và phát triển văn minh các bộ tộc trung nguyên và dân tộc Hoa Hạ”.Và hai người được coi là thủy tổ nhân văn dân tộc Trung Hoa đó là Viêm đế và Hoàng đế. Theo truyền thuyết thì Viêm đế và Hoàng đế xuất thân từ bộ tộc du mục tây bắc mà cụ thể là từ bộ tộc Thiếu Điển thời viễn cổ.

Sử sách có chép: “Viêm đế họ Khương, một chi của tộc Khương Tây Nhung, du mục từ phía tây vào trung bộ trước tiên, sau đó bắt đầu nông canh. Tộc Khương cổ điển hình cho các tộc du mục, là một trong những tộc tổ người Hán, mang tính cách sói và tinh thần du mục tây bắc: “… coi chết trận là chuyện tốt, chết bệnh là chuyện dở, chịu rét, chịu khổ như cầm thú, phụ nữ sinh nở cũng không kiêng gió tuyết. Tính cách mạnh mẽ, dũng cảm, chắc là nhận được khí của hành kim”.

Với tính cách cương cường và trí tuệ siêu việt của bộ tộc mình, Viêm đế tiến vào trung nguyên bắt tay vào nghề nông. Sau khi xung đột dữ dội với Xuy Vưu tộc Cửu Lê, Viêm đế liên kết với Hoàng đế dũng mãnh cùng nhau tác chiến, đánh bại Xuy Vưu tại Trác Lộc, đuổi tộc Cửu Lê ra khỏi trung nguyên. Tộc Hoàng đế sau khi đánh bại tộc Viêm đế đẩy tộc Viêm đế xuống lưu vực Trường Giang mới chính thức định cư tại trung nguyên.

Sử kí Tam hoàng bản kỉ lại ghi: “Tộc Hoàng đế và Viêm đế vốn là một

họ. Tộc Viêm đế bắt nguồn từ tộc Khương Tây Nhung, vậy tộc Hoàng đế cũng bắt nguồn từ cao nguyên tây bắc”. Viêm Hoàng nhị đế phát tích từ tộc du mục tây bắc và khu vực du mục cho nên cả hai tộc này cùng sùng bái trời, sùng bái thảo nguyên và sùng bái Tăngcơli của dân tộc du mục. Có thể nói tục

28

sùng bái trời của tộc Hoa Hạ sau này là do Viêm Hoàng nhị đế đem từ quê hương thảo nguyên, từ chỗ tổ tiên du mục tới Hoa Hạ.

Với kiến giải trên, Khương Nhung đã chỉ ra được rằng: xét về phương diện dân tộc học thì tộc Hán xuất thân từ dân tộc du mục và có thể khẳng định trong huyết quản vẫn còn sói tính.

Sau này, người Hán luôn miệng thừa nhận mình là con cháu Viêm Hoàng nhưng thực tế đại đa số họ không biết tổ tiên mình là bộ tộc du mục. Thậm chí Hán tộc còn khinh rẻ dân tộc du mục, coi mục dân là “man di” tức là vong bản, là quên cả tổ tiên. Suy cho cùng thì Hán tộc và các dân tộc du mục có cùng quan hệ huyết thống nhưng sau này sống trong hoàn cảnh khác nhau, tính cách hai dân tộc lại trở nên dị biệt. Trong hoàn cảnh thảo nguyên cạnh tranh sinh tồn, con dân du mục vẫn có khả năng tạo huyết dịch sói và tính cách mạnh mẽ, bản lĩnh siêu phàm của loài sói. Ngược lại, hoàn cảnh ruộng đất “ôn hòa, đôn hậu” chỉ cho dân tộc nông canh huyết dịch cừu và tính cách mềm yếu, ươn hèn của loài gia súc.

Nhà văn đã lấy sự thịnh suy, còn mất của các vương triều phong kiến Trung Hoa để làm rõ quan hệ huyết thống giữa ông anh du mục và ông em Hoa Hạ. “Hai dân tộc anh em có cùng nguồn gốc, dù đánh nhau máu chảy thành sông nhưng vẫn cùng nhau sáng tạo và giữ gìn văn minh Trung Hoa không đứt đoạn: một khi dân tộc Hoa Hạ trong hoàn cảnh nông canh bạc nhược thì dân tộc du mục đầy sói tính lại tiến vào trung nguyên tiếp máu cho dân tộc nông canh anh em. Có khi ông em quá dặt dẹo không vực dậy nổi thì ông anh tiến vào làm chủ trung nguyên, làm chủ một nửa Trung Quốc, thậm chí toàn bộ Trung Quốc thay ông em giữ gìn xã tắc và bảo vệ văn minh dân tộc”.

Sau khi tộc Viêm Hoàng định cư tại trung nguyên thì dòng máu sói tính bị pha loãng đi ít nhiều bởi cuộc sống nông canh an nhàn. “Đến cuối đời Thương, tộc Chu ở miền tây bắt đầu nổi lên, phần lớn cư dân trong nước là bộ tộc du mục Nhung Địch. Hơn nữa, nước Chu lại thường xuyên bị dân tộc

29

Nhung Địch bức bách. Do đó, Chu tương đối toàn diện về tính cách, kết hợp hợp lí giữa sói và cừu, nửa dã man nửa văn minh, văn thao vũ lược, trí dũng song toàn. Dựa khí thế ấy, vào thế kỉ XI tr. CN Chu Vũ Vương liên kết tám nước Nhung Địch chinh phạt Thương Trụ thành công, lập nên vương triều Tây Chu có ảnh hưởng không nhỏ tới văn minh Trung Hoa”. Ưu thế tạp giao nửa cừu nửa sói của nước Chu và triều Chu đã tiếp một đợt dòng máu sói tính cho toàn thể dân tộc Hoa Hạ khiến dòng máu sói tính của tổ tiên Viêm Hoàng bị pha loãng lại đậm đà như cũ. Lần tiếp máu này tạo ra những nhân vật vĩ đại như Chu Văn vương, Chu Vũ vương, Chu Công ảnh hưởng sâu sắc tới vận mệnh dân tộc và sự tiếp nối của văn minh Hoa Hạ.

Nhưng đến cuối đời Chu, do hoàn cảnh nông canh hòa bình trong một thời gian dài khiến nhà vua ươn hèn, hoang dâm vô độ, không lo cho dân cho nước, kết quả bị Khuyển Nhung – một trong những dân tộc du mục Tây Khương tiêu diệt. Trong tình hình đó, rõ ràng cuộc chiến tranh thôn tính nước Chu của Khuyển Nhung có tính chất cứu nguy cho văn minh Hoa Hạ trước nguy cơ bị đứt đoạn bởi tính cách nông canh ươn hèn, bạc nhược.

Sau Tây Chu, lịch sử bước vào thời đại Xuân thu Chiến quốc. Do huyết dịch sói của tổ tiên Hoa Hạ di truyền lại còn mạnh và trung nguyên thời kì đó thường xuyên bị các dân tộc du mục xâm nhập và tiếp máu nên tính cách của toàn thể dân tộc Hoa Hạ nhìn chung mạnh mẽ. “Từ tính cách ấy mà tuôn trào những ý tưởng sắc bén, những sức mạnh tiến thủ như hỏa diệm sơn liên tiếp trong 500 năm. Thời kì này tư tưởng văn hóa càng giống như một cuộc tạo sơn trời long đất lở, các “sói gia” như Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Binh gia… trăm nhà đua tiếng nhan nhản khắp nơi, một thời rực rỡ chưa hề có về tư tưởng văn hóa trong lịch sử cổ đại Hoa Hạ…” Khương Nhung khẳng định những thành tựu văn hóa có một không hai đó là kết quả của sự cân bằng sói tính và cừu tính trong tính cách quốc dân thời Chiến quốc.

30

Đến đời Tần, nước Tần lại có sự mở đầu tương tự mà không giống Tây Chu. Nước Tần cơ địa cũng ở vào phía tây, có khu vực du mục rộng nghìn dặm và cơ sở kinh tế bán canh bán mục, một tính cách quốc dân pha tạp nửa sói nửa cừu thúc đẩy yêu cầu cải cách và biến pháp của dân tộc này. Sau khi quét sạch sáu nước, chấm dứt tình trạng cát cứ phân tranh, thống nhất Hoa Hạ, năm 221 tr. CN, Tần Thủy Hoàng dựng nên nhà nước trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Vua Tần và nước Tần nhìn chung chịu ảnh hưởng sâu sắc tính cách sói và tôtem sói của dân tộc du mục Tây Nhung. Hơn nữa, thành phần du mục trong nội bộ nước Tần rất lớn vậy nên sói tính trong tính cách quốc dân quá mạnh khiến Tần Thủy Hoàng rất dễ trở thành bạo quân. Điều đó bức bách các hảo hán sói trong dân tộc Hoa Hạ “xuất đầu lộ diện” để thay đổi cục diện đất nước cũng là nhằm cân bằng huyết dịch sói và cừu trong huyết mạch dân tộc. Khởi nghĩa nổ ra khắp nơi khiến nhà Tần đến Tần Nhị đế thì suy vong. Tác giả nhận định giai đoạn nhà Tần, dân tộc thảo nguyên lại tiếp cho dân tộc Hoa Hạ một đợt máu mang tính sói, làm nhạt máu cừu đang tràn đầy huyết quản, khiến dân tộc Trung Quốc lại một phen trỗi dậy sói tính trong tính cách dân tộc, đẩy văn minh Trung Hoa tiếp nối thêm một đoạn nữa trong lịch sử.

Năm 206 tr.CN, Lưu Bang dựng nên vương triều Tây Hán. Nhà Tây Hán thừa kế sói tính của triều Tần, tính cách Hán Vũ đế thì như Tần Thủy Hoàng thứ hai: hung hăng hiếu chiến khiến chinh chiến liên miên quyết diệt bằng được Hung Nô. Nhưng Hán Vũ đế là ông vua hùng tài thao lược, dưới triều Hán đã thi hành được nhiều chính sách hợp lí. Về nhận thức, Hán Vũ đế cũng cao hơn Tần Thủy Hoàng, hiểu được vai trò của Nho gia. Nhà văn nhấn mạnh trong huyết mạch của quốc dân bấy giờ máu sói máu cừu đại để cân bằng. “Đây là lí do khiến tính cách dân tộc Hán mạnh mẽ, tráng khí ngất trời không kém dân tộc La Mã cổ đại là mấy, đất nước cũng cường thịnh không kém…

31

Nói chung thời Tây Hán, dân mạnh nước giàu, văn sử triết kinh, nghệ thuật khoa học phát triển rực rỡ, cương vực lãnh thổ được mở rộng tới tận tây bắc và tây vực. Đế quốc đại Hán là một trong những thời đại rất đáng tự hào của dân tộc Trung Hoa, tính cách dân tộc thuần Hán trước và sau đó chưa khi nào đạt tới đỉnh cao như thế”.

Nhưng chính sách dồn đuổi dị tộc tàn nhẫn khiến dân tộc du mục chống trả quyết liệt. Đến cuối đời Tấn, năm dân tộc thảo nguyên Hung Nô, Yết, Để, Khương và Tiên Ty trước sau tiến vào Trung nguyên, lần lượt thành lập 16 nước, sử gọi là “năm Hồ mười sáu nước”. Tần Hán suy kiệt, năm Hồ như sói xông vào giữa đàn cừu, toàn bộ trung nguyên biến thành thiên hạ của sói thảo nguyên trong khoảng 120 năm. Đợt tiếp máu sói này khiến dân số Hoa Hạ giảm mạnh đào thải bớt được huyết dịch cừu nhu nhược và giữ lại là những con dân mang trong mình dòng máu sói đậm đà. Kết quả, thông qua 260 năm tiếp máu và tạp giao mười sáu nước Bắc triều trên thực tế đã trở thành vùng dân tộc hỗn hợp, số dân Hán tương đương số dân du mục, sói đàn và cừu cân bằng về số lượng.

Trong đó Bắc Ngụy là một nước kết hợp tương đối tốt sói tính và cừu tính. Nhà văn chỉ rõ tộc Tiên Ty và tộc Mông Cổ dựng nên Bắc Ngụy đều thuộc Đông Hồ. Sau Tây Chu, Bắc Ngụy là triều đại do dân tộc thảo nguyên thiết lập. Bắc Ngụy Thái Vũ Đế Thác Bạt Đào giống hệt thần sói oai vệ lạ thường, chưa đầy mười năm đã thống nhất được miền Bắc Trung Quốc. Điều đặc biệt là Tiên Ty Thác Bạt rất say mê văn hóa Hán, ra sức đề xướng học tập văn hóa Hán, cổ vũ thông hôn với người Hán để cân bằng sói tính và cừu tính trong huyết mạch. Dân tộc thảo nguyên chủ động tiếp thu văn hóa Hán nhưng chọn lọc rất kĩ vì nhận thấy rõ khiếm khuyết của bộ phận văn hóa này, thêm vào đó rất nhiều nội dung của văn hóa du mục. Do đó chính trị Bắc Ngụy được ổn định, kinh tế phồn vinh, dân số tăng vọt. Tiên Ty thống trị bắc Trung

32

Quốc hơn 140 năm, lần tiếp máu và lai tạp dòng máu của dân tộc thảo nguyên với dân tộc nông canh Hoa Hạ này có ý nghĩa rất quan trọng. Nó đã tăng cường ưu thế lai, tạo tính cách mới.

“Bắc Ngụy về sau chia thành Đông Ngụy và Tây Ngụy, hai nước vẫn do tộc Tiên Ty chấp chính. Năm 550, Cao Dương phế Đông Ngụy đế tự lên ngôi, thành lập Bắc Tề. Năm 556, người Tiên Vũ Văn Trác phế truất Tây Ngụy Cung đế tự lập làm vua, quốc hiệu Chu, sử gọi là Bắc Chu, chính quyền Tiên Ty vẫn y nguyên. Thời kì Chu Vũ đế lại diệt Bắc Tề thống nhất bắc Trung Quốc”.

Năm 581, đại thừa tướng Bắc Chu Dương Kiên phế truất Chu Tịnh đế cướp vương triều Bắc Chu, dựng nên nhà Tùy. Ông chính là Tùy Văn đế nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Từ thành phần dân tộc mà xét, Tùy là triều đại vĩ đại do tộc Tiên Ty và tộc Hán cùng nhau dựng nên. Thời Tùy Văn đế, dân tộc Trung nguyên tính cách mạnh mẽ, văn hóa phát triển, cũng là thời kì kết hợp tương đối tốt giữa sói tính và cừu tính. Nhưng triều Tùy cũng chết yểu (chỉ tồn tại được trong khoảng 37 năm), nguyên nhân cơ bản là do tỉ lệ sói cừu không cân bằng. Tập đoàn thống trị nhà Tùy sói tính quá mạnh so với cừu tính.

Trước tình hình đó, năm 618, Lý Uyên – quý tộc Hán đã Hồ hóa lập nên nhà Đường. Triều đại Đường mà người Trung Quốc rất tự hào thực tế là một vương triều vĩ đại do hai tộc Tiên Ty và Hán cùng nhau tạo dựng nên, là sự kết tinh vĩ đại của tính cách sói với tinh túy của văn minh Hoa Hạ, là đỉnh cao của văn minh Trung Hoa cổ đại. Về mặt huyết thống, ông vua khai quốc và những bậc quân chủ trong vương triều Lý Đường đều là con lai giữa người Hán đã Hồ hóa với phụ nữ quý tộc Tiên Ty. Nhiều đời liên tục tạp giao, ảnh

Một phần của tài liệu Totem sói của khương nhung với văn học tầm căn (Trang 25)