Lý thuyết cơ học và hóa học về gia công cắt gọt hóa học

Một phần của tài liệu Gia công không truyền thống trong gia công cơ khí (Trang 25)

đƣợc bổ sung thêm vào luồng khí ô xy.

Các nhiên liệu đƣợc sử dụng trong OFC gồm axetylen (C2H2). MAPP (methylacetylene – propandiene – C3H4), propylene (C3H6) và propane (C3H8). Nhiệt độ lửa cháy và nhiệt đốt cháy dùng cho các nhiên liệu này đƣợc liệt kê tỏng bảng 31.2 trong chƣơng 31. Axetylen cháy ở nhiệt độ lửa cháy cao nhất và là nhiên liệu đƣợc sử dụng rộng rãi nhất để hàn và cắt. Tuy nhiên, có những mối nguy hiểm nhất định với việc lƣu giữ và xử lý axetylen cần đƣợc xem xét lƣu ý (phần 31.3.1).

Các quá trình OFC đƣợc thực hiện hoặc bằng tay hoặc bằng máy. Các mỏ hàn hoạt động cầm tay đƣợc sử dụng để sửa vật gia công, cắt kim loại phế liệu, cắt xén các cổ hạt từ các vật đúc bằng cát, và những quá trình tƣơng tự thƣờng yêu cầu độ chính xác nhỏ. Đối với hoạt động sản xuất, cắt bằng máy đèn xì cho phép tốc độ cắt nhanh hơn và chính xác lớn hơn. Thiết bị này thƣờng đƣợc điều khiển bằng kỹ thuật số cho phép cắt các hình dáng tạo hình.

6.4 GIA CÔNG CẮT GỌT HÓA HỌC

Gia công cắt gọt hóa học (chemical machining – CHM) là một quá trình không truyền thống trong đó cắt gọt vật liệu xảy ra thông qua tiếp xúc với một chất ăn mòn hóa học mạnh.

Các ứng dụng đƣợc bắt đầu sau Chiến tranh thế giới thứ II trong ngành công nghiệp hàng không. Sử dụng các hóa chất để loại bỏ vật liệu không mong muốn khỏi chi tiết gia công có thể đƣợc áp dụng theo nhiều cách, đã đƣợc phát triển để phân biệt các ứng dụng bao gồm phay hóa học, cắt phôi, khắc hình hóa học và gia công cắt gọt bằng quang hóa

(photochemical machining – PCM).

6.4.1 Lý thuyết cơ học và hóa học về gia công cắt gọt hóa học học

Quá trình gia công cắt gọt hóa học gồm nhiều bƣớc. Những khác nhau về ứng dụng và cách trong đó các bƣớc đƣợc thực hiện dành cho những dạng khác nhau của CHM. Các bƣớc là:

1. Làm sạch (cleaning): bƣớc đầu tiên là quá trình làm sạch để đảm bảo rằng vật liệu sẽ đƣợc cắt got đều đặn khỏi các bề mặt đƣợc khắc ăn mòn.

2. Tạo mặt nạ (masking): một lớp phủ bảo vệ đƣợc gọi là mặt nạ đƣợc áp dụng cho một số phần nhất định của bề mặt chi tiết. Mặt nạ này đƣợc chế tạo bằng vật liệu chống lại đƣợc chất khắc ăn mòn (thuật ngữ chống lại hay chống ăn mòn [resist] đƣợc sử dụng cho vật liệu làm mặt nạ này). Do đó nó đƣợc áp dụng cho những phần bề mặt gia công không cần khắc ăn mòn.

3. Khắc ăn mòn (etching): đây là bƣớc cắt gọt vật liệu. Chi tiết đƣợc nhúng chìm trong một chất khắc ăn mòn sẽ tấn công hóa học những phần của bề mặt chi tiết không đƣợc phủ mặt nạ. Phƣơng pháp tấn công thƣờng dùng là chuyển đổi vật liệu gia công (ví dụ, một kim loại) thành một loại muối hòa tan trong chất khắc ăn mòn và nhờ đó mà bị loại bỏ khỏi bề mặt. Khi độ lớn vật liệu mong muốn đã bị loại bỏ, chi tiết đƣợc rút ra khỏi chất khắc ăn mòn và đƣợc rửa sách để dừng quá trình lại.

4. Loại bỏ mặt nạ (demasking): mặt nạ đƣợc tháo bỏ khỏi chi tiết. Hai bƣớc trong gia công cắt gọt hóa học liên quan đến những biến đổi đáng kể trong các phƣơng pháp, vật liệu và các tham số của quá trình là tạo mặt nạ và khắc ăn mòn – bƣớc 2 và bƣớc 3.

Các vật liệu làm mặt nạ bao gồm cao su neoprene, polyvinylchloride, polyethylene và những pôlyme khác. Tạo mặt nạ có thể đƣợc thực hiện bằng bất kỳ phƣơng pháp nào trong số 3 phƣơng pháp sau: (1) cắt và gọt vỏ, (2) phủ bảo vệ cảm quang và (3) phủ bảo vệ màn chắn.

Một phần của tài liệu Gia công không truyền thống trong gia công cơ khí (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)