Về tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá, phương pháp kế toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty Cổ Phần Mỹ Phẩm 24h (Trang 59)

* Về phương pháp tính giá hàng hoá xuất kho.

Phương pháp tính giá hàng hoá xuất kho mà công ty đang áp dụng là phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Theo phương pháp này, kế toán công ty phải đợi đến cuối kỳ mới xác định được giá vốn và các bút toán phản ánh

nghiệp vụ kinh tế xuất kho. Phương pháp này có hạn chế là làm tăng khối lượng công việc cho kế toán vào cuối kỳ mặt khác nó không phản ánh được chính xác giá cả thị trường của hàng hoá, điều này dẫn đến việc tính giá vốn cho hàng hoá xuất kho nhiều lúc không chính xác. Do vậy công ty cần tìm ra một phương pháp tính giá thích hợp để khắc phục hạn chế này.

Hiện nay, trong việc tính giá hàng xuất kho, công ty đã sử dụng phần mềm hỗ trợ kế toán FAST 10.0 để cập nhật số liệu, nên theo em thì công ty nên sử dụng phương pháp tính giá hàng hóa xuất kho là phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập. Theo phương pháp này giá của hàng hoá xuất kho sẽ được máy tự động tính ra khi kế toán nhập dữ liệu vào, sau mỗi lần nhập sẽ tự động tính ra giá của hàng hoá xuất kho.

Cụ thể cách tính như sau:

Sau mỗi lần nhập, máy tính sẽ tự động tính ra giá bình quân của hàng hoá xuất kho, lần xuất ngày sau đó sẽ lấy đơn giá này làm đơn giá xuất:

Phương pháp này vừa phản ánh chính xác giá cả của hàng hoá vừa tính được ngay giá trị hàng hoá xuất kho.

* Về xác định kết quả kinh doanh của từng mặt hàng.

Việc xác định kết quả kinh doanh theo nhóm mặt hàng và theo bộ phận bán hàng là cần thiết trong công tác quản lý hiện nay. Hiện nay, kế toán công ty chỉ xác định kết quả kinh doanh chung cho tất cả các hàng hoá, tất cả các bộ phận mà chưa xác định kết quả kinh doanh cho từng nhóm hàng, từng loại hàng, từng bộ phận. Theo em, kế toán Công ty nên xác định kết quả kinh doanh cho từng mặt hàng để từ đó có thể đề ra những phương hướng phát triển kinh doanh phù hợp như mở rộng kinh doanh bán lẻ hay phát triển kinh doanh bán buôn, việc xác định kết quả kinh doanh từng mặt hàng sẽ cho biết

mặt hàng nào kinh doanh có lãi nhất để từ đó có hướng kinh doanh chung cho Công ty.

Kết quả cuối cùng của từng nhóm mặt hàng hay từng mặt hàng sẽ được xác định theo công thức sau:

Kết quả bán hàng của mặt hàng A = Doanh thu thuần của mặt hàng A - Giá vốn của mặt hàng A - Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho

mặt hàng A Cuối tháng kế toán doanh thu của từng mặt hàng (nhóm hàng) sau khi tập hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, tiến hành phân bổ cho từng mặt hàng (nhóm hàng) theo chỉ tiêu sau:

CPBH và CPQLDN phân bổ cho mặt hàng A = Tổng CPBH và CPQLDN phát sinh trong kỳ x Doanh thu của mặt hàng A Tổng doanh thu bán hàng

Ví dụ: Tổng doanh thu thuần của Công ty trong tháng 9 năm 2011 là 1.352.665.285 đồng, chi phí bán hàng phát sinh trong tháng là 69.233.326 đồng, doanh thu thuần của mặt hàng Kem xả DAVINES là 89.100.000đồng, giá vốn của mặt hàng Kem xả DAVINES là 83.700.000đồng

CPBH phân bổ cho mặt hàng Kem xả DAVINES = 69.233.326 x 89.100.000 = 4.560.396đồng 1.352.665.285

Cuối tháng để biết được cụ thể doanh thu thuần, giá vốn, chi phí của từng mặt hàng (nhóm mặt hàng) kế toán lập báo cáo của từng mặt hàng.

Biểu 3. 1 : Báo cáo kết quả bán hàng

Đơn vị: Công ty Cổ Phần Mỹ Phẩm 24h Địa chỉ: Số 22 Hàng Quạt Hoàn Kiếm Hà Nội

BÁO CÁO KẾT QUẢ BÁN HÀNG

Tháng 09 năm 2011

Đơn vị: 1000 đồng

TT Tên hàng Doanh thu

thuần Giá vốn CPQLDN CPBH Kết quả KD 1 2 3 4 5 6 7= 3- 4-5 1 ……. ……. ……. ……. ……. ……. 2 ……. ……. ……. ……. ……. ……. ……. ……. ……. ……. ……. ……. 27 Kem xả DAVINES 89.100.000 83.700.000 4.560.396 Tổng cộng Ngày 30 tháng 09 năm 2011

Kế toán trưởng Người lập

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

*Các hình thức khuyến mại cho khách hàng.

Hiện tại, Công ty mới chỉ theo dõi các khoản giảm trừ doanh thu là giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại, chưa có hình thức chiết khấu thương mại cho khách hàng. Chiết khấu thương mại cho khách hàng mua với số lượng lớn sẽ thúc đẩy khách hàng tiêu thụ sản phẩm của Công ty, giảm bớt hàng tồn kho. Công ty nên đặt ra chính sách tiêu thụ cho từng loại sản phẩm, ví dụ: trong tháng nếu khách hàng nào mua 50 chai sữa tắm sẽ được hưởng

chiết khấu thương mại là 1% nếu mua với số lượng là 100 chiếc được hưởng chiết khấu là 4%...

Phương pháp hạch toán các khoản chiết khấu thương mại:

Trong tháng khi phát sinh khoản chiết khấu thương mại kế toán ghi: Nợ TK 5211 – Chiết khấu thương mại

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 131,...

Cuối kỳ, kết chuyển số tiền chiết khấu thương mại đã chấp thuận cho người mua sang tài khoản 5111, ghi:

Nợ TK 5111 – Doanh thu bán hàng và CCDV Có TK 5211– Chiết khấu thương mại

* Việc trích lập các khoản dự phòng.

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Vì Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Công ty nên để tránh rủi ro khi có những biến động về giá cả, Công ty nên trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Cuối năm tài chính, căn cứ vào dự kiến giảm giá hàng tồn kho tại thời điểm 31/12 kế toán tính toán khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho.Việc lập dự phòng được lập cho từng mặt hàng.

Số dự phòng giảm giá giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.Căn cứ vào số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải trích lập, ghi: Nợ tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”

Cuối kỳ kế toán năm sau:

Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn được lập thêm, ghi:

Nợ tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”

Có tài khoản 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”

Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số nhỏ hơn được hoàn nhập, ghi:

Nợ tài khoản 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” Có tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”

Ví dụ: Vào ngày 31/12/2011 kế toán tập hợp được số liệu sau: Giá gốc của hàng tồn kho 20 chai nước hoa Chanel là 924.000 đồng/chai. Trị giá thuần có thể thực hiện được là 874.000 đồng/chai.

Vậy mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho của 20 chai nước hoa Chanel là:

(924.000 – 874.000) x 20 = 1.000.000 đồng. Kế toán phản ánh:

Nợ tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”: 1.000.000

Có tài khoản 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”: 1.000.000

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty Cổ Phần Mỹ Phẩm 24h (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w