Quá các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín cả định lượng và định tính ta có thể đánh giá chất lượng tín dụng của NHNoHN trong giai đoạn 2006-2008
như sau:
- Những mặt đã đạt được:
Qua nhiều năm hình thành và phát triển của mình NHNoHN luôn giữ được vị trí là Ngân hàng hàng đầu của địa bàn thành phố Hà Nội và là một trong những Ngân hàng phát triển nhất và có mạng lưới hoạt động rộng lớn nhất của Việt Nam. Chất lượng tín dụng của NHNoHN nói chung khá tốt, Ngân hàng thu lãi trên 98% trên tổng lãi thu thừa vốn, vốn huy động tăng liên tục quá các năm với tốc độ tăng ổn định; tổng dư nợ tăng nhanh trong giai đoạn 2005-2008 và trên tổng dư nợ tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm một phần rất nhỏ và trên tổng nợ quá hạn chủ yếu là nợ nhóm 2 điều đó cho thấy chất lượng tín dụng của NHNoHN là khá tốt. còn nhiều chỉ tiêu khác của NHNoHN cho thấy Ngân hàng hoạt động tín dụng đặt được chất lượng tốt đặc biệt NHNoHN luôn có thừa vốn để sẵn sàng tài trợ cho mọi đối tượng vay vốn của Ngân hàng cả dự án lớn nhỏ, cả ngắn trung và dài hạn Ngân hàng luôn đủ khả năng cấp vốn.
Ngân hàng đã đạt được những thành công đáng kể trong việc mở rộng hoạt động tín dụng,áp dụng những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, đồng thời ngân hàng đã liên tục cử cán bộ đi tập huấn nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có chất lượng cao hơn .
Công tác xử lý nợ tồn đọng đã được triển khai tích cực, các khoản nợ tồn đọng được rà soát lại và phân tích những khó khăn thuận lợi trong việc thu hồi nợ để tìm ra những biện pháp xử lý phù hợp nhất.
Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cao, đóng góp chủ yếu vào thu nhập của ngân hàng. Ngân hàng đã thực hiện tiết kiệm tối đa chi phí và tích cực đẩy mạnh gia tăng doanh thu.
Ngân hàng thường xuyên duy trì hoạt động kiểm tra, kiểm soát nghiệp vụ tín dụng, vì vậy đã phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai sót góp phần
nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. - Mặt còn tồn tại
Thứ một: Thủ tục hồ sơ vay vốn phức tạp phiền hà. Trong những năm
qua hoạt động của ngân hàng thủ tục rườm rà, phức tạp làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng. Nguyên nhân của những tồn tại này là do trình độ không đồng đều của các cán bộ nhân viên, khả năng tiếp cận những ứng dụng công nghệ ngân hàng của hầu hết cán bộ còn chưa được tốt, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được những yêu cầu mới, 1 số cán bộ làm việc với tinh thần chưa được tốt, quy trình làm hồ sơ vay vốn còn chưa phải là hoạt động một cửa.
Thư hai: Cán bộ tín dụng chưa chủ động tìm kiếm khách hàng, tìm
kiếm dự án, thời gian thẩm định món vay kéo dài, chất lượng thẩm định còn hạn chế.
Hoạt động tín dụng của ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội chủ yếu dựa vào việc tìm kiếm nguồn tài trợ của khách hàng, phần lớn cán bộ tín dụng chưa chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng mới, tìm kiếm dự án mới, điều này là một bật lợi lớn trong nền kinh tế thị trường mà nhiều ngân hàng cổ phần rất quan tâm trong tìm kiếm các dự án lớn, hậu quả của nó là làm hạn chế quy mô mở rộng tín dụng của ngân hàng.
Do chưa chủ động tìm kiếm dự án mới, khách hàng mới nên ngân hàng khó chủ động trong việc mở rộng quy mô tín dụng. Hơn nữa, do tính không chủ động này nên sẽ gây ảnh hưởng đến thời gian thẩm định các món vay sau này. Thời gian thẩm định món vay kéo dài sẽ dẫn đến chất lượng thẩm định món vay không cao do cán bộ bị áp lực về thời gian thẩm định để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Nguyên nhân của hạn chế này là do phần lớn cán bộ tín dụng của NHNoHN chủ yếu là cán bộ trẻ tuổi trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa cao
kinh nghiệm còn ít chưa tiếp cận tốt với thực tế, cơ sở vật chất còn chưa hiện đại cán bộ nhân viên chưa tiếp cận được công nghệ mới cho nên trình độ cạnh tranh của Ngân hàng trên thị trường còn hạn chế.
Thứ ba: tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ có xu hướng tăng lên trở lại
trong năm 2008, nguyên nhân của hạn chế này là do nguyên nhân khách quan và chủ quan; nguyên nhân khách là nền kinh tế thế giới trong năm 2008 gặp khủng hoàng tài chính toàn cầu và trong nước Việt Nam có nhiều biến động về mặt kinh tế vĩ mô và nhiều doanh nghiệp vay vốn gặp khó khăn trong công tác sản xuất kinh doanh gặp khó khăn về khả năng trả, còn nguyên nhân chủ quan là do trình độ đánh giá thị trường các cán bộ nhân còn chưa được tốt, NHNoHN còn chưa có chính sách thích hợp để quản lý và xử lý nợ có vấn đề.
Thứ tư: Việc chỉ đạo và nắm bắt thông tin về hoạt động kinh doanh của
khách hàng, thông tin kinh tế thị trường giá cả của Ngân hàng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đầy đủ. Chính vì vậy, việc kiểm tra sử dụng vốn của khách hàng sau khi đã giải ngân xong các khoản vay vẫn còn lỏng lẻo, chưa có biện pháp xử lý kiên quyết khi phát hiện khách hàng có sai phạm trong quá trình sử dụng vốn. Do đó, vẫn còn hiện tượng một số khách hàng tìm cơ hội sử dụng vốn sai mục đích hoặc chậm trễ trong việc trả nợ, làm thất thoát tiền vốn của Ngân hàng.
Thứ năm: Chiến lược chiếm lĩnh thị trường và thị phần.
Nguồn vốn các TCTD trên địa bàn Hà Nội ước đạt 428.092 tỷ; với trên 15.300 tỷ nguồn vốn của NHNoHN chiếm 3,5%. Tuỳ đã có nhiều cố gắng nhưng nguồn vốn của NHNoHN chưa tương xứng với tiềm năng huy động trên địa bàn và của toàn ngành. Dư nợ của các TCTD trên địa bàn Hà Nội đạt trên 258.870 tỷ với 3.500 tỷ dư nợ của NHNoHN chiếm 1,4% . Điều trên cho thấy trên thị trường NHNoHN chỉ mới chiếm được một phần nhỏ thị phần.
ngân hàng lớn, tính hình cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau hết sức tích cực và NHNoHN phải chịu năng lực cạnh tranh đó, mặt khách là do hạn chế nội tại của Ngân hàng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ nhân viên của Ngân hàng còn chưa đồng bộ, hoạt động tìm kiếm khách hàng mới dự án đầu tư hiệu quả chưa tích cực.
CHƯƠNG III.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI