* Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = *100% Tổng dư nợ
Ngân hàng thương mại. Tỷ nợ quá hạn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Hà Nội được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.3 Tỷ nợ quá hạn của NHNoHN (2005-2008)
Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Tổng dư nợ 2,690 2,457 3,462 3.438 Nợ quá hạn 739 517 68 871.68 Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ (%) 2.7% 2.1% 0.19% 2.5%
Từ bảng số liệu 2.6 ta thấy rằng tỷ lệ nợ quá hạn trong 4 năm gần nhất từ 2005-2008 luôn ở mức thấp. Đây là 1 tỷ lệ rất nhỏ nếu đem so sánh với mức tỷ lệ 5% mà ngân hàng nhà nước quy định và so với mức trung bình của các chi nhánh ngân hàng tương đương trong cùng tỉnh là thấp hơn nhiều. Trung bình dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội là 0.149% trong khi đó tỷ lên này của trung bình các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp trong cùng tỉnh là 1.49%.
Nhìn vào đồ thị ta thấy Tỷ lệ nợ quá hạn giai đoạn 2005-2007 có xu hướng đi xuống với hệ số quá thấp đặc biệt năm 2007 tỷ lệ nợ quá hạn xuống đến 0.19%. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng trong giai đoạn này rất tốt. Tuy nhiên tỷ lệ này lại tăng lên khá cao từ 0.19% lên đến 2.5%. Nguyên nhân là năm 2008, là năm một gặp rất nhiều sự biến đổi kinh tế vĩ mô phức táp; giá xăng tăng lên ở mức cao, biến đổi về mức lãi suất cơ bản, Ngân Hàng Nhà Nước tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc… do đó các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân… vay vốn gặp rất nhiều khó khăn, kinh doanh không có lãi, khó khăn trong việc hoàn trả cho ngân hàng. Tuy vậy Ngân hàng đã hết sức nỗ lực trong công tác tín dụng của chi nhánh Ngân hàng khi luôn duy trì ổn định tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp.
Bảng 2.4: Cơ cấu nợ quá hạn
(Đơn vị: tỷ đồng,%)
số tiên tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng Nợ quá hạn 739 517 68 871.68 Nợ cần chú ý(nhóm 2) 645 87% 476 92% 47 69% 845 97% Nợ xấu(nhóm 3-5) 94 13% 41 8% 21 31% 26.68 3%
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tín dụng và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2005-2008)
Nhìn vào bảng ta thấy rằng cơ cấu nợ quá hạn chú yếu ở nhóm nợ cần chú ý ( nợ nhóm 2). Cụ thể năm 2005 đạt ở mức 645 tỷ đồng chiếm 87% tổng nợ quá hạn, năm 2006 đạt mức 476 tỷ đồng chiếm 92% tổng nợ quá hạn, năm 2007 đạt ở mức 47 tỷ đồng chiếm 69% tổng của năm và đến năm 2008 cơ cấu nợ quá hạn chỉ hình thành ở nhóm nợ cần chú ý đạt ở mức 845 tỷ đồng. Đây là cơ cấu nợ quá hạn rất tốt bởi nhóm nợ cần chú ý (nợ nhóm 2) là nhóm nợ có khả năng thu hồi nợ cao, khách hàng có không thể hoàn trả nợ cho Ngân hàng trong thời gian ngắn khó khăn tạm thời. Chất lượng tín dụng cũng thể nói là khá tốt, ít có khả năng mất vốn, đảm bảo lợi nhuận cao trong hoạt động kinh doanh.
Biểu Đồ 2. Cơ cấu nợ quá hạn (2005-2008)
Nhìn vào đồ thị cơ cấu nợ quá hạn qua các năm ta thấy rằng nợ nhóm 2 luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trên tổng nợ quá hạn, Điều này cho ta thấy khoản nợ quá hạn của Ngân hàng có khả năng thu hồi cao, nợ xấu chỉ ở mức thấp
không đáng kẻ. Vậy chất lượng tín dụng của Ngân hàng là khá tốt khả năng thu hồi nợ cao ít có nợ xấu.
Nhìn chung cơ cấu nợ quá hạn của chi nhánh Ngân hàng so với nhiều chi nhánh hoạt động tương đương khác, so với nhiều Ngân hàng khác trên địa bàn thủ đồ là rất tốt mặc dù nợ quá hạn của chi nhánh Ngân hàng cũng có khả năng mất vốn nhưng ở mức thấp.
* Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong 100 đồng nợ quá hạn có bao nhiêu đồng nợ xấu, hay nợ xấu chiếm bao nhiêu phần trăm nợ quá hạn .Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt. Bảng 2.5: Nợ xấu (Đơn vị: tỷ đồng,%) Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 số tiên tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng Tổng dư nợ 2,690 2,457 3,462 3,438 Nợ xấu(nhóm 3-5) 94 3.5% 41 1.66% 21 0.6% 26.68 0.7%
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tín dụng và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2005-2008)
Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy nợ xấu của NHNoHN trong thời gian (2005- 2008) đạt ở mức rất thấp so với tổng dư nợ và tổng dư nợ. Từ năm 2005 đến năm 2007 tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm xuống, điểu đó cho ta thấy chất lượng tín dụng của NHNoHN trong thời đó đã được khối phục. Do nên kinh tế gặp khó khăn tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng lại tăng lên nhưng tăng với tỷ số rất thấp 0.1% so với năm 2007, điều đó cho thấy do sự quan tâm nâng cao chất lượng tín dụng và Ngân hàng có chính sách tín dụng đúng đắn mặc dù nền kinh tế thế giới và trong nước Việt nam có rất nhiều khó khăn.
* Cơ cấu nợ xấu
Bảng 2.6: Cơ cấu nợ xấu của NHNoHN (2006-2008)
(Đơn vị: tỷ đồng) Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007 So với 2006 2008 So với 2007 Nợ dưới tiêu chuẩn 15.565 16.108 0.543 21.020 4.912
Nợ nghi ngờ 1.137 0.888 -0.249 1.276 0.388
Nợ có khả năng mất vốn 24.272 3.819 -20.453 4.385 0.566
Nợ xấu 40.974 20.815 -20.159 26.681 5.866
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tín dụng và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2005-2008)
Chúng ta nhìn vào phân tích bảng cơ cấu nợ xấu của NHNoHN (2006- 2008)
- Năm 2006 nợ có khả năng mất vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trên tổng nợ xấu, ta có thể nói năm 2006 khả năng thu hồi nợ trên tổng nợ xấu của NHNoHN gặp khó khăn, nhưng đến năm tiếp sau con số này giảm rất mạnh.
- Năm 2007 và năm 2008 ta thấy trong tổng nợ xấu nhóm nợ dưới tiêu chuẩn chiếm tỷ trọng lớn nhất điều đó cho thấy mặc dù NHNoHN còn có nợ
xấu nhưng nợ có khả năng mất vốn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, vậy có thể nói khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng là rất tốt trong tổng nợ xấu.
Vậy qua đánh giá chỉ tiêu nợ xấu trên chất lượng tín dụng của NHNoHN đạt ở mức khá tốt, nợ xấu có xu hướng giảm xuống quá các năm.
Biểu đồ 3 Cơ cấu nợ xấu
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tín dụng và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2005-2008)
Nhìn vào biểu đồ 3 ta thấy nợ có khả năng mất vốn ở năm 2006 chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nợ xấu năm đó và giảm mạnh nhưng năm sau.trong tổng dư nợ xấu nợ dưới tiêu chuẩn có xu hướng tăng lên, điều đó cho thấy khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng trong tổng nợ xấu càng ngày được cải thiện.
* Vòng quay vốn tín dụng
chính), tức nó tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hoá nhiều hay ít. Vòng quay vốn tín dụng càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng đồng vốn càng cao do đó hiệu quả hoạt động tín dụng được nâng cao.
Bảng 2.7: Vòng quay vốn tín dụng (Đơn vị: tỷ đồng) Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng dư nợ 2,457 3,462 3,438 Dư nợ bình quân 2,573.5 2,959.5 3,450 Doanh số thu nợ 3,248.9 3,011.5 3,028.3 Vòng quay vốn tín dụng 1.26 1.08 0.88
( Tổng hợp báo cáo tín dụng và báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ năm
2006-2008 )
Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng =
Dư nợ bình quân
Nhìn vào bảng vòng quay vốn tín dụng trong vòng ba năm của chi nhánh Ngân hàng có xu hướng thấp xuống, cụ thể năm 2006 vòng quay vốn tín dụng bằng 1.26, đến năm 2007 con số này lại giảm còn 1.08 và tiếp tục giảm xuống cho đến 0.88 năm 2008. Lý do làm cho vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh NHNoHN giảm xuống như vậy là do nền kinh tế có nhiều khó khăn trong năm 2007 và năm 2008 là năm khủng hoàng tài chính toàn cầu nền kinh tế cả trong và ngoài nước có nhiều sự biến đổi và riêng Nhà nước Việt Nam trong năm 2008 để kiểm chế lạm phát Chính phủ Việt Nam đã áp dụng chính sách thắt chặt tiền, cho nên cá nhân, hộ gia đình, dân chúng có xu
hướng tiết kiệm giảm bớt chi tiêu, doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh hạn chế vậy vốn để mở rộng quy sản xuất kinh doanh. Với con số 1.26, 1.08, 0.88 không phải là con số quá thấp, con số này cho thấy chất lượng tín của NHNoHN còn ở mức khá sử dụng vốn có hiệu quả cao, nhưng vì vòng quay vốn tín dụng đó có xun hướng giảm xuống cho nên Ngân hàng cần phải tìm các biện pháp nhằm điều chỉnh lại vòng quay vốn tín dụng đó cho nó thích hợp.
* Hệ số sử dụng vốn vay
Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng của ngân hàng trong việc khai thác nguồn vốn huy động để cho vay. Nó được tính bằng tỷ số dư nợ và tổng nguồn vốn huy động . Tổng dư nợ Hệ số sử dụng vốn vay = * 100% Tổng nguồn huy động Bảng 2.8: Hệ số sử dụng vốn huy động (Đơn vị: tỷ đồng, %) Năm chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Tổng dư nợ 2,690 2,457 3,462 3.438 Tổng vốn huy động 11,601 12,845 13,822 15,322 Hệ số sử dụng vốn huy động 23% 19% 25% 22%
( Tổng hợp báo cáo tín dụng và báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh
từ năm 2006-2008 )
Chúng ta kết hợp lại (bảng 2.1) với (bảng 2.2) ta tính được hệ số sử dụng vốn huy động của các năm từ năm 2005 đến 2008 cụ thể 23%năm 2005, 19% năm 2006, 25% năm 2007, 22% năm 2008, con số này là một con số rất thấp cho thấy hiệu quả sử dụng vốn vay của NHNoHN đạt ở mức thấp.
các năm ta thấy vốn huy động luôn luôn lớn hơn tổng dư nợ, vậy ta có thể nói NHNoHN luôn có thể chủ động được nguồn vốn, NHNoHN luôn luôn có khả năng cung cấp vốn đối với toàn thể nền kinh tế, đáp ứng được mọi nhu cầu vốn của các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân… có như vậy là do NHNoHN là một trong những ngân hàng lớn nhất của Việt Nam, Ngân hàng có mạng lưới hoạt động rộng trên địa bàn Hà Nội, là một ngân hàng có độ tin cậy cao thu hút được các loại tiền gửi của dân cư. Vì NHNoHN có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn đối với các đối tượng vay vốn trong nền kinh tế đồng nghĩa với chất lượng tín dụng của NHNoHN khá tốt làm cho khách hàng của Ngân hàng hải lòng khi đến vay vốn tại NHNoHN.
* Dư nợ
Chỉ tiêu này được đo bằng số tuyệt đối, nó phản ánh số dư của hoạt động cho vay tại 1 thời điểm. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng tốt, ngân hàng đã thành công trong việc thu hút khách hàng, phát triển tín dụng và chất lượng tín dụng. Tuy nhiên không phải lúc nào việc mở rộng tín dụng cũng mang lại những dấu hiệu tốt trong chất lượng tín dụng vì việc mở rộng tín dụng được coi là bền vững khi các chỉ tiêu về nợ quá hạn là tốt, có cơ cấu hợp lý. Còn nếu việc mở rộng tín dụng kéo theo sư gia tăng mạnh mẽ trong nợ quá hạn thì đó là dấu hiệu không tốt cho hoạt động tín dụng của ngân hàng Bảng 2.9. Một số chỉ tiêu tổng dư nợ 2005-2008 (Đơn vị: Tỷ đồng, %) Chỉ tiêu Năm 2005 2006 2007 2008 Tổng dư nợ 2,690 2,457 2,737 3,438
Tốc độ tăng trưởng dư nợ - -8.66% 11.4% 25.6%
Dư nợ bình quân 1 cán bộ tín dụng 89.66 79.25 85.531 107.43
Nợ cần chú ý (nợ nhóm 2) 645 476 47 845
Nợ xấu (nợ nhóm 3-5) 94 41 21 26.68
(Tổng hợp báo cáo tín dụng và báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ năm 2005-2008)
-> chú ý số liệu năm 2007 đã tách ra hai chi nhánh về NHNoVN quản lý. Nhìn vào bảng chỉ tiêu dư nợ ta thấy tổng dư nợ của chi nhánh Ngân Hàng tăng giảm bất ổn quá các năm, năm 2006 tổng dư nợ của Ngân hàng lại giảm 8.66% so với năm trước nhưng đến năm 2007 tổng dư nợ của NHNoHN tăng lên rất mạnh 11.4% so với năm 2006(số liệu năm 2007 ở phân này là số của Ngân hàng sau khi tách ra 2 chi nhánh đó là chi nhánh Thành xuân và chi nhánh Đồng đa về NHNoVN), đến năm 2008 tổng dư nợ của NHNoHN tăng lên rất nhánh đến 25.6%. Điều này cho ta thấy NHNoHN đã thành công trong việc thu hút khách hàng, mở được quy mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Ta nhìn xem đồ thị xu thế biểu diễn xu hướng tăng trưởng tổng dư nợ của NHNoHN trong giai đoạn (2005-2008)
Biểu Đồ 4. xu thế biểu diễn xu hướng tăng trưởng tổng dư nợ của NHNoHN trong giai đoạn (2005-2008)
Nhìn vào đồ thị xu thế trên ta thấy tổng dư nợ của NHNoHN tăng rất nhanh với tốc độ tăng trưởng khá ổn, từ năm 2006-2008 ta vẽ được đường xu thế gần như là một đường thẳng nằm nghiêng đi với ba trạng điểm -8.66,
được trong giai đoạn 2005-2008, nhưng không phải lúc nào tổng dư nợ tăng cũng tốt cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nếu ta nhìn lại bảng tổng dư nợ ta thấy dư nợ bình quân trên 1 cán bộ tín dụng với con số quá cao, hơn 80 tỷ đến hơn trăm tỷ, điều này cho ta biết được chất lượng tín dụng của Ngân hàng trong giai đoạn 2005-2008 có thể không tốt bởi vì mỗi một cán bộ tín dụng của NHNoHN phải quản lý, giám sát khoản nợ quá lớn nếu trình độ chuyên nghiệp của các cán bộ tín dụng chưa được tốt thì việc quản lý khoản nợ không thể nào tốt được, dễ gặp vấn đề thu hồi nợ.
Trong bảng tổng dư nợ ta cũng thấy dư nợ bình quân trên 1 khách hàng không cao và cơ cấu nợ quá hạn của NHNoHN cũng khá tốt vậy ta có thể nói dù có dư nợ bình quân trên một cán bộ tín dụng quá cao nhưng NHNoHN vẫn đặt được kết quả hoạt động kinh doanh khá là chứng tỏ trình độ chuyên nghiệp của cán bộ tín dụng của Ngân hàng khá tốt. NHNoHN nằm trên địa bàn thủ đô lớn nhất của Việt Nam, Hà Nội là nơi tập trung các các doanh nghiệp, hộ sản xuất quy mô lớn như vậy quy mô hoạt của NHNoHN ngày một phải mở rộng thêm và đa dạng hoá dịch vụ hơn để đắp ứng được nhu cầu của chủ thể kinh tế nhằm phát triển nhanh nền kinh tế Việt Nam.
NHNoHN cần thiết phải mở rộng thêm nhiều nữa về tín dụng và cũng phải sức quan tâm đến chất lượng tín dụng của ngân hàng minh nhằm đặt được kết quả hoạt động kinh hoạt cao hơn nữa.
Bảng 2.10. Các chỉ tiêu khác (Đơn vị: tỷ đồng, %) Năm Chỉ tiêu 2006 2007 Năm 2007/2006 2008 Năm 2008/2007 Chênh lệch Tỷ lệ % Chênh lệch Tỷ lệ % Tổng dư nợ 2,457 3,462 1,005 41 3,438 -24 -0.69 Tổng thu nhập 2,552.9 3,464.4 911.5 35.7 4,052.02 1,587.62 64.4 Thu nhập từ HĐTD 2,480.04 3,346.5 866.4 35 3,886.5 540 16.1 Tổng chi phí 2,378.98 3,208.4 829.4 34.8 3,775.6 567.2 17.6 Chi cho HĐTD 2,093.71 2,995.4 901.7 43 3,477.5 567.2 19 LN từ HĐTD 386.3 351.1 -35.2 -9.1 409 57.9 16.5 LN hoạt động toàn NH 173.9 256 82.1 47.2 276.4 20.4 7.96
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
15.57% 10.49% - - 10.52% - -
Hệ số sinh lãi trên 1 đồng vốn
15.72% 10.14% - - 11.89% - -
Chúng ta nhìn vào phân tích (bảng 2.8) ta thấy:
- Tổng thu nhập trong giai đoạn 2006-2008 có xu hướng tăng lên ổn định 2552.9 tỷ đồng năm 2006 tăng đến 3464.4 tỷ đồng năm 2007 và tiếp tục tăng trong năm 2008 đến 4052.02 tỷ đồng, điều đó cho ta thấy kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng càng ngày được mở rộng, đặt hiệu quả sử dụng