học qua các kênh thông tin đại chúng hoặc qua thực tế đời sống phù hợp với bộ môn
Chúng ta cần khẳng định lại một lần nữa, kiến thức môn GDCD lớp 12 có tính thời sự rất cao, cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, nhiều văn bản pháp luật mới được ban hành, sữa đổi, bổ sung. Hơn nữa, kiến thức pháp luật là những nội dung, những tình huống rất cần thiết, rất gần gủi với đời sống của các em. Nếu chúng ta chỉ căn cứ đơn thuần vào các số liệu trong SGK mà thiếu thông tin mới sẽ không thuyết phục được người học mà phải biết kết hợp với những kiến thức bổ trợ khác. Ngày nay, các điều kiện thông tin rất thuận lợi, HS rất thông minh, nhanh nhạy, nếu chúng ta biết tận dụng, khai thác sẽ là nguồn tư liệu phong phú và quý giá phục vụ cho quá trình dạy học. Vì vậy, tùy vào bài học cụ thể, mà GV khuyến khích, giao cho HS thu thập tài liệu, tình huống liên quan đến nội dung bài học. Đây cũng là bước đầu tiên tập đợt cho các em nghiên cứu khoa học. GV có thể hướng dẫn HS những cách chọn lọc tư liệu, tình huống liên quan đến bộ môn bằng cách sau:
+ Hướng dẫn HS chọn lọc tư liệu, tình huống pháp luật liên quan đến từng bài học, tiết học hoặc theo chủ đề. Ví dụ dạy bài 7 “công dân với các quyền dân chủ” (tiết 1), GV khuyến khích HS sưu tầm các tư liệu, hình ảnh liên quan đến các kỳ bầu cử của nước ta qua các kênh thông tin hiện nay.
+ Tư liệu và tình huống phải được chọn lọc, tránh sự ôm đồm làm mất thời gian giờ dạy.
+ Cần hướng dẫn HS các địa chỉ tin cậy để tìm tư liệu như: vào các trang báo mạng pháp luật.
+ Cũng có thể hướng dẫn các em đón xem những buổi xử án ở địa phương để HS thấy được những hành vi, tình tiết phạm tội và trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi này.
+ Nên khuyến khích HS tìm những tư liệu, tình huống ở từng địa phương cụ thể nơi HS sinh sống. Ví dụ việc kinh doanh trốn thuế, sản xuất gây ô nhiễm môi trường, sử dụng lao động không có hợp đồng hoặc sử dụng lao động chưa đến tuổi…
+ GV có thể phân công cho các nhóm sưu tầm tư liệu, tình huống liên quan đến từng phần trong bài học. Tư liệu có thể là tranh, ảnh, phim, video… ví dụ như hình ảnh về các Tăng Ny, Phật Tử đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội… Tình huống pháp luật có thể là những tình huống các em gặp phải trong đời sống hàng ngày hoặc trên báo, mạng… những tình huống, tư liệu mà các em tìm được sẽ là những minh chứng sống động làm cho giờ học trở nên thực tế hơn. Hơn nữa, các em sẽ phấn khởi, tự tin khi khiến thức mà mình thu thập được thầy cô ứng dụng vào bài học, được các bạn trong lớp phân tích, mổ xẻ trở thành những kiến thức sống động. Từ đó GV sẽ có nguồn tư liệu quý giá để dạy cho các em sống sao cho đúng pháp luật. Đây chính là một biện pháp hiệu quả nhất làm nâng cao năng lực tự học của HS.
Kết luận chương 2
Sử dụng các biện pháp nhằm nâng cao năng lực tự học cho HS ở trường THPT hiện nay là một việc làm hết sức cần thiết và có ý ngĩa trong bối cảnh toàn nghành GD- ĐT đang nỗ lực đồng bộ để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm. Để thực hiện tốt các biện pháp này, chúng ta cần phải quan tâm đến những vấn đề như mục đích, yêu cầu môn học, cơ sở vật chất và đội ngủ GV của nhà trường và đặc biệt là phải dựa trên cơ sở năng lực của HS THPT. Năng lực tự học của HS trường THPT chuyên Lương Thế Vinh là vốn có nhưng điều quan trọng là trong quá trình giảng dạy GV phải có những biện pháp cụ thể để thường xuyên phát triển năng lực này của HS. Trước hết GV phải tạo cho HS có cảm giác hứng thú với môn học và từ sự hứng thú đó GV sẽ động viên, khuyến khích để HS tham gia tích cực vào giờ học như: tổ chức cho HS làm việc theo nhóm kết hợp với thảo luận lớp; tạo điều kiện để HS tham gia giải quyết các tình huống pháp luật thực tế liên quan đến nội dung bài học. Năng lực tự học không phải chỉ được phát triển trong quá trình học trên lớp mà GV phải có những biện để trang bị cho HS những kỹ năng tự học ở nhà và ngoài xã hội như: kỹ năng thu thập tài liệu, thông tin, tình huống qua các kênh thông tin khác nhau; kỹ năng ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn; kỹ năng đọc SGK và tài liệu tham khảo theo tinh thần tự học…những biện pháp này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau không thể tách rời trong quá trình dạy học. Để đạt được hiệu quả cao trong dạy học, GV phải sử dụng đan xen nhiều biện pháp phù hợp với từng đơn vị kiến thức của bài học, tạo cảm giác thoải mái cho HS trong quá trình tự vận động để lĩnh hội tri thức.