- Tiếp tục đấy mạnh cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành chính đồng thời gắn liền với việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương nhằm tạo điều kiện phục vụ tốt nhất cho nhân dân. Công cuộc cải cách sẽ chỉ đạt kết quả như mong đợi nếu được sự lãnh đạo và chỉ đạo thống nhất và kiên quyết của các cấp ủy Đảng và chính quyền sở tại.
- Cải thiện điều kiện làm việc, chế độ chính sách đối với đội ngũ công chức làm việc trong Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ. Cơ sở vật chất có một ảnh hưởng không nhỏ đến việc thành công khi thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại địa phương. Cơ sở vật chất hiện đại, cùng với đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ, am hiểu chuyên môn chắc chắn sẽ là điều kiện tốt để công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại địa phương đạt kết quả như mong muốn.
- Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức với hướng cải cách là nhằm xây dựng một đội ngũ công chức chuyên môn, có thái độ phục vụ chu đáo, có đạo đức và tinh thần tận tụy với trách nhiệm được giao. Đây là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ công, nhất là dịch vụ hành chính, tạo được sự tin cậy của nhân dân đối với Nhà nước.
- Có chế độ tiền lương và chính sách phù hợp đối với cán bộ, công chức làm việc tại cơ quan. Đây là một trong những động lực kích thích tinh thần trách nhiệm và sự mẫn cán của công chức để nâng cao chất lượng phục vụ của cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận “một cửa”.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về cải cách hành chính trong đội ngũ cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân, về vai trò, ý nghĩa của việc thực hiện cơ chế “một cửa” để họ hiểu và thực hiện phối hợp cũng giải quyết công việc hợp lý, khoa học và hiệu quả.
- Xây dựng văn hóa công sở: Xây dựng văn hóa công sở là xây dựng một nề nếp làm việc khoa học, có kỷ cương, dân chủ. Cán bộ, công chức cần phải tôn trọng kỷ luật cơ quan, phải chú ý đến danh dự của cơ quan trong cư xử với mọi người, đoàn kết
và hợp tác trên những nguyên tắc chung, chống lại bệnh hách dịch, quan liêu và chủ nghĩa cơ hội để củng cố niềm tin của cán bộ, công chức đối với cơ quan.
2. Giải pháp
2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương
- Trước hết, Đảng ủy thị trấn thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai thực hiện cơ chế “một cửa”. Đảng ủy, Hội đống nhân dân và Ủy ban nhân dân thị trấn cần duy trì công tác kiểm tra, thanh tra và báo cáo thường xuyên, định kỳ theo tháng, quý và năm. Kiểm tra đột xuất các công việc giải quyết hồ sơ hành chính của cán bộ, công chức nhằm chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc của họ để kịp thời phát hiện ra những khó khăn, vướng mắc, đưa ra thảo luận trước tập thể và quyết định theo đa số.
- Có cơ chế kiểm tra cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận “một cửa”, xử lý nghiêm những người có hành vi sách nhiễu, hách dịch, vô trách nhiệm, đồng thời, khen thưởng nhưng người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, tránh những sai sót.
- Lắng nghe ý kiến đóng góp của người dân và cán bộ, công chức về công tác cải cách thủ tục hành chính thông qua các kênh thông tin như hòm thư góp ý, đơn khiếu nại, báo cáo tổng kết…, tiếp xúc với người dân để đi sâu, bám sát thực tiễn để đảm bảo hiệu quả của công tác quản lý.
- Đẩy mạnh, tăng cường trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu cơ quan trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện công việc một cách toàn diện, nắm bắt những thông tin cải cách hành chính đang triển khai trên toàn quốc, học tập kinh nghiệm cải cách hành chính của các địa phương đã thực hiện tốt trong thời gian qua.
2.2. Đầu tư cơ sở vật chất
Tăng cường đầu tư kinh phí để sửa chữa, nâng cấp phòng làm việc cũng như trang bị thêm máy tính, máy in… trên cơ sở có nghiên cứu, tính toán cụ thể sát thực để sắp xếp các trang thiết bị cho phù hợp. Bố trí chỗ ngồi hợp lý cho công chức phụ trách Địa chính - Xây dựng tại phòng “một cửa” để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đến giao dịch. Bố trí hệ thống tủ lưa trữ hồ sơ đủ rộng để bảo quản và tra cứu khi cần thiết.
2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
Thẩm quyền kiểm tra giám sát do nhiều chủ thể chịu trách nhiệm, đó là tổ chức công dân tham gia giám sát công việc của cơ quan Nhà nước, giám sát công việc của cán bộ, công chức hoặc cấp trên kiểm tra giám sát cấp dưới, cấp dưới cũng có thể
giám sát cấp trên và giám sát cùng cấp với nội dung và hình thức giám sát đa dạng và phong phú. Cụ thể là:
- Cán bộ, công chức ở bộ phận “một cửa” thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. Hàng tuần, hàng tháng cần có báo cáo về kết quả, số lượng hồ sơ đã tiếp nhận, đã giải quyết và còn tồn đọng ở khâu nào, lý do tồn đọng để lãnh đạo thị trấn nắm được tình hình làm việc của các phòng ban chuyên môn cũng như của bộ phận “một cửa” để lãnh đạo nắm bắt được tình hình, có thể kịp thời điều chỉnh những bất cập thiếu sót, đôn đốc cán bộ, công chức trong việc thực hiện giải quyết hồ sơ hành chính cho công dân đảm bảo kịp thời, đúng tiến độ.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công vụ về giải quyết thủ tục hành chính thường xuyên hoặc đột xuất để đảm bảo xử lý sai phạm của cán bộ, công chức một cách kịp thời, tránh được những tiêu cực trong việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức và có hình thức khuyến khích kịp thời những cá nhân, bộ phận thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Nhân dân có thể tham gia giám sát hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước cũng như của cán bộ, công chức thông qua các quy chế làm việc, quy trình, thủ tục, trách nhiệm được niêm yết công khai tại cơ quan. Khi cán bộ, công chức có biểu hiện hoặc hành động nhũng nhiễu gây phiền hà và những biểu hiện tiêu cực khác có thể trực tiếp phản ánh với trưởng bộ phận hoặc đóng góp ý kiến thông qua hình thức khiếu nại, tố cáo, nhận xét qua hòm thư góp ý…
- Lãnh đạo thị trấn cần thường xuyên tiến hành thu thập ý kiến, phản hồi từ phía người dân cũng như của cán bộ, công chức trong xây dựng và thực hiện các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”. Đây là những ý kiến rất quan trọng để lãnh đạo có thể rút kinh nghiệm quý báu cho hiệu quả hoạt động của mô hình “một cửa”, tiếp tục phát huy những ưu điểm của của cơ chế này mang lại, hạn chế nhược điểm khi giải quyết công việc của dân, đảm bảo chủ trương Nhà nước của dân, do dân và vì nhân dân của Đảng và Nhà nước nêu ra
2.4. Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức:
Để nâng cao chất lượng CB, CC thì cần phải tiến hành các biện pháp sau:
- Làm tốt công tác tuyển chọn nhân sự vào làm việc trong cơ quan đảm bảo công bằng, khách quan, ưu tiên cho những người có trình độ chuyên môn cao có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt và chuyên môn nghề nghiệp giỏi, có bằng cấp loại ưu đáp ứng được vị trí công việc đang cần tuyển. Hạn chế những hiện tượng tiêu cực như chạy trọt để vào làm công chức nhà nước hay ưu tiên “con ông, cháu cha” trong tuyển chọn người dẫn đến việc đưa người không có chuyên môn vào cơ quan làm việc.
- Coi trọng việc sử dụng, bố trí cán bộ, công chức làm việc đúng vị trí là việc phù hợp với trình độ, năng lực của họ để họ có điều kiện để phát huy những tri thức, kiến thức vào thực hiện công việc, góp phần nâng cao hiệu suất và hiệu quả công viêc, thuyên chuyển nếu họ không đủ trình độ, năng lực làm việc.
- Thường xuyên cho cán bộ, công chức tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn và các khóa tập huấn các kỹ năng hành chính, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp. Bên cạnh việc nâng cao năng lực chuyên môn, cần chú ý nâng cao phẩm chất đạo đức đối với đội ngũ cán bộ công chức trực tiếp thực hiện các thủ tục hành chính, giải quyết công việc của công dân tổ chức. Ví dụ: Tổ chức cho cán bộ công chức học tập và thực hiện theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công vụ. Những việc làm trên đây sẽ góp phần bài trừ tệ quan liêu, cửa quyền, hối lộ, bộ làm trong sạch máy nhà nước.
- Do đặc thù công việc ở bộ phận một cửa là chịu nhiều áp lực cả về thời gian, tác phong làm việc, phong cách giao tiếp.. phải thường xuyên trực tiếp tiếp xúc với người dân để giải quyết hồ sơ hành chính. Vì vậy, cần có những ưu đãi nhất định như ưu tiên trong việc sắp xếp vào vị trí lãnh đạo trong tương lai, tăng chế độ trợ cấp, phụ cấp nhằm thu hút lực lượng cán bộ, công chức tham gia yên tâm công tác, phát huy sức sáng tạo trong quá trình thực hiện công việc.
- Quy định rõ về chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức được giao thực hiện cơ chế "một cửa". Gắn việc trao nhiều quyền đi đôi với trách nhiệm trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc. Thực hiện việc đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức hàng tháng, hàng quý và hàng năm. Khen thưởng kịp thời những cá nhân hoặc bộ phận thực hiện tốt nhiệm vụ được giao bằng cả hình thức vật chất và tinh thần, đồng thời xử lý nghiêm khắc những cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ hoặc có những sai phạm về đạo đức công vụ trong khi giải quyết công việc.
- Quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức cho hợp lý đảm nguồn nhân lực có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của công việc, tiến hành xây dựng cơ quan văn minh, vững mạnh.
- Bổ sung biên chế vào Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thị trấn vì hiện nay một công chức đảm đương rất nhiều công việc.
2.5. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức về cải cách hành chính cho cán bộ, công chức và tổ chức, công dân cán bộ, công chức và tổ chức, công dân
- Thường xuyên tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về pháp luật nói chung và cải cách hành chính để họ ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình, tránh được những thiếu sót không đáng có khi tham gia phối hợp thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa đang được thực hiện tại địa phương.
- Hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành riêng nói chung cần phải được tiến hành thường xuyên dưới nhiều hình thức.
+ Đối với cán bộ công chức thì tuyên truyền cho họ hiểu về chức năng, nhiệm vụ… để họ hiểu và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
+ Đối với người dân thì có thể thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, hoặc có thể thông qua các buổi họp tổ dân phố, khối phố… tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, chú trọng nâng cao ý thức của người dân khi đến liên hệ làm việc với bộ phận một cửa, kịp thời phản ánh những biểu hiện quan liêu, hách dịch, những nhiễu của cán bộ, công chức; nâng cao ý thức của họ trong việc đấu tranh chống tiêu cực trong việc giải quyết hồ sơ hành chính và công việc của người dân của cán bộ, công chức..
2.6. Xây dựng văn hóa công sở
- Trước hết, cán bộ, công chức cần phải tôn trọng kỷ luật cơ quan, thời gian làm việc, chú ý đến danh dự của cơ quan trong cư xử với mọi người, đoàn kết và hợp tác trên những nguyên tắc chung, chống lại bệnh hách dịch, quan liêu và chủ nghĩa cơ hội để củng cố niềm tin của cán bộ, công chức đối với cơ quan. Đây là việc rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy tác dụng của cơ chế phối hợp giải quyêt hồ sơ hành chính theo cơ chế “một cửa” vì ở tại cơ quan thì từ lãnh đạo đến toàn bộ cán bộ, công chức đều hướng tới hiệu quả chung của cơ quan mình, chú ý đến kết quả cuối cùng vì danh dự cơ quan, vì truyền thống cơ quan.. do đó, tạo niềm tin đối với tổ chức, công dân yên tâm thoải mái khi tới làm việc tại cơ quan công quyền.
- Công khai các quy chế, quy định chế độ làm việc của bộ phận đầu mối tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính, quy định rõ nội quy của cơ quan, trách nhiệm của cán bộ, công chức; nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức, công dân khi họ đến thực hiện giải quyết hồ sơ hành chính tại bộ phận “một cửa” nhằm tạo sự hiểu biết rõ ràng đảm bảo kết quả cuối cùng là công việc được giải quyết đúng theo luật định, đúng thời gian quy định.
LỜI KẾT
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ sự cần thiết phải tiến hành cải cách hành chính, coi đây là một giải pháp quan trọng góp phần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Chúng ta đã tiến hành cải cách hành chính từng bước thận trọng và đã thu được nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Cải cách hành chính ở Việt Nam được triển khai trên nhiều nội dung: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính, trong đó cải cách thủ tục hành chính là một khâu quan trọng và được đặt ra ngay từ giai đoạn đầu của tiến trình cải cách.
Để đảm bảo thủ tục hành chính được ban hành và thực hiện đạt yêu cầu quản lý của Nhà nước, tiến tới xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, vấn đề đặt ra không chỉ là xây dựng một hệ thống thủ tục hành chính phù hợp, gọn nhẹ và đầy đủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, mà còn phải quan tâm đến cơ chế để thực hiện những thủ tục hành chính đó, đồng thời quan tâm đến cán bộ, công chức làm nhiệm vụ xử lý và giải quyết thủ tục hành chính.
Qua thời gian thực tế tại UBND thị trấn Vĩnh Điện, bản thân tôi nhận thấy sự quyết tâm cao trong quá trình cải cách nền hành chính của địa phương. Thể hiện ở sự quan tâm sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trong quá trình triển khai, áp dụng mô hình “một cửa”. Đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ, năng lực, có phẩm chất và sự năng động trong công tác đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương.
Tổng kết quá trình thực tế đã giúp cho bản thân nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính theo