6.1. Khái quát về không gian lớp học mô hình trường học mới
Trong các lớp học theo mô hình trường học mới, cần bố trí một số không gian và tài liệu được giáo viên và Hội đồng tự quản học sinh sử dụng hàng ngày/tuần/tháng để
phục vụ quá trình học tập tại lớp và tạo ra các hoạt động hỗ trợ cho việc học tập và các sinh hoạt tập thể khác như: Góc học tập; Góc sáng tạo; Góc thư viện; Góc cộng đồng; Hòm thư “nhịp cầu bè bạn”; Hòm thư “điều em muốn nói”; Sổđối nội, đối ngoại; Nhật kí cha mẹ học sinh;… (Gọi chung là công cụ hỗ trợ)
Học sinh cần được hướng dẫn sử dụng chúng để tham gia vào các hoạt động của lớp, giúp các em phát triển sựđam mê, sự sáng tạo, hình thành nhân cách và các kĩ năng hợp tác trong học tập; qua đó, giáo viên chủ nhiệm có thể phát hiện và nuôi dưỡng các tiềm năng, giải đáp những băn khoăn, lo lắng.
Học sinh sử dụng các không gian và tài liệu đó dựa trên vốn hiểu biết của mình, có thể có sự hỗ trợ của giáo viên chủ nhiệm, để chúng phát huy tác dụng trong việc quản lí, tổ chức, thúc đẩy quá trình học tập. Đây không phải là những hoạt động mang tính cạnh tranh mà là sự hỗ trợ lẫn nhau học tập trong một môi trường lớp học thân thiện. Giáo viên chủ nhiệm nên chú ý động viên các em tham gia và bên cạnh việc hỗ trợ, giáo viên chủ nhiệm nên tạo ra những thách thức mới để gây hứng thú và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các em.
Giáo viên chủ nhiệm lưu ý trao đổi cùng cha mẹ học sinh và học sinh để xây dựng và sử dụng các không gian và tài liệu phù hợp nhất với điều kiện của lớp, để phục vụ có hiệu quả cho học tập và các hoạt động của lớp, tránh việc xây dựng và sử dụng một cách máy móc, hình thức.
Tùy không gian lớp học mà giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn Hội đồng tự quan học sinh lựa chọn và xây dựng số công cụ hỗ trợ phù hợp. Tránh tình trạng làm hình thức hoặc làm phức tạp cho không gian lớp học.
6.2. Một số công cụ hỗ trợ đã được thử nghiệm và có tác dụng tốt cho hoạt
động học và công tác quản lí ở lớp học, trường học mới