- Trong khi làm việc chốt piston chịu lực khí thể, lực quán tính rất lớn, có tính chu kỳ và chịu va đập mạnh. - Bề mặt ngoài của chốt chịu mài mòn lớn trong khi làm việc.
c. Yêu cầu:
*Về vật liệu chế tạo:
- Vật liệu phải có sức bền cao, chịu mài mòn tốt . Bề mặt bên ngoài cần nhiệt luyện đặt biệt để tăng độ cứng và
chống mài mòn, vật liệu bên trong cần có độ deo để gảm ứng suất.
- Do những yêu cầu trên nên vật liệu chế tạo chốt thường dùng: thép cacbon và thép hợp kim có thành phần cacbon thấp ( thép 20, 20X, 15XA, 15XMA, 12XH3A…
* Về quy trình công nghệ:
- Trong quá trình nhiệt luyện cần tạo được lớp thấm tôi dày , có độ cứng và độ chống mài mòn cao .
- Các phương pháp nhiệt luyện thường dùng: thấm than ( xemantit), thấm xianua hoặc nitow hóa.
3.2.3.2 Cấu tạo , phân loại , cách lắp đặt:
a. Cấu tạo :
- Chốt piston là thanh thép hình trụ rỗng , mặt bên ngoài được mài bóng , mặt bên trong được gia công với nhiều hình dạng khác nhau.
*Vị trí của chốt trong hệ thống truyền lực :
piston Chốt piston
b. Phân loại:
- Theo cấu trúc bên trong chốt ta có các loại:
.Mặt bên trong chốt hình trụ (hình a, b ).
.Mặt bên trong có độ côn ( hình c,d,e – thường dùng cho động cơ cao tốc)
-Theo kiểu lắp chốt:
.Chốt có lỗ ren: dùng cho lắp chốt có định lên bệ.
. Chốt không có lỗ ren: dùng cho lắp chốt cố định trên đầu thanh truyền và kiểu lắp chốt tự do.