DẠNG 3 BÀI TẬP VỀ PHÉP TU TỪ TỪ VỰNG Bài tập

Một phần của tài liệu Chuyên đề Ôn tập Tiếng Việt lớp 9 (Trang 34)

- khua môi múa mép: nói năng ba hoa, khoác lác, phô trương.

DẠNG 3 BÀI TẬP VỀ PHÉP TU TỪ TỪ VỰNG Bài tập

b. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá

DẠNG 3 BÀI TẬP VỀ PHÉP TU TỪ TỪ VỰNG Bài tập

Bài tập 1

a. Phép tu từ ẩn dụ : “ hoa” -> Thuý Kiều và cuộc đời nàng. “ cây, lá” -> gia đình T. Kiều -> Kiều bán mình để cứu gia đình.

b. So sánh tu từ : tiếng đàn với tiếng hạc…. tiếng suối, Tiếng gió, Tiếng trời đổ mưa.

*Giúp người đọc hình dung cụ thể âm thanh tiếng đàn của Kiều cũng như nỗi lòng nàng Kiều

c. Nói quá, ẩn dụ “ Làn thu thuỷ nét xuân sơn” ,nhân hoá “ hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” -> Kiều là một thiếu nữ có nhân sắc tuyệt trần.

d. Phép nói quá: Gác Quan Âm, nơi Thuý Kiều bị Hoạn Thư bắt ra chép kinh, rất gần với phòng đọc sách của Thúc Sinh. Tuy cùng ở trong khu vườn nhà Hoạn Thư, gần nhau trong gang tấc, nhưng giờ đây hai người cách trở gấp mười quan san. - Bằng lối nói quá , tác giả cực tả sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Thuý Kiều và Thúc Sinh

e. Phép chơi chữ : tài và tai.

Bài tập 2

a. Phép điệp ngữ (còn) và dùng từ đa nghĩa (say sưa)

- Say sưa vừa được hiểu là chàng trai vì uống nhiều rượu mà say, vừa được hiểu chàng trai say đắm vì tình.

- Nhờ cách nói đó mà chàng trai thể hiện tình cảm của mình mạnh mẽ và kín đáo. b.biện pháp nói quá=>nhấn mạnh sự trưởng thành và khí thế nghĩa quân Lam Sơn

d, Phép nhân hoá: nhà thơ đã nhân hoá ánh trăng, biến trăng thành người bạn tri âm, tri kỉ.

- Nhờ phép nhân hoá mà thiên nhiên trong bài thơ trở nên sống động hơn, có hồn hơn và gắn bó với con người hơn.

e, Phép ẩn dụ tu từ: từ mặt trời trong câu thơ thứ hai chỉ em bé trên lưng mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai.

g. Phép so sánh : hai phía của dãy núi Trường Sơ như 2 con người (anh với em) như 2 miền của đất nước(Nam – với Bắc) 2 hướng (đông – tây)của một dải rừng liền gợi sự gắn bó keo sơn của đồng bào ta .

h.Đoan văn sử dụng phép điệp ngữ và nhân hoá

+ Phép điệp ngữ những từ tre, giữ ,anh hùng được lặp đi lặp lại nhiều lần có tác dụng tạo sự nhịp nhàng cho câu vănvà nhấn mạnh hình ảnh cây tre với những chiến công của nó.

+ phép nhan hoá coi tre như một con người một công dân xả thân vì nước : Chống lại, xung phong, giữ làng …,hi sinh ,bảo vê, anh hùng làm hình ảnh tre trở lên gần gũi gắn bó làm nổi bật ý nghĩa to lớn của nó với đời sóng con người.

i. phép so sánh măng tre “nhọn như trông” (0.5điểm)

- phép nhân hoá cây tre “lưng trần phơi nắng phơi sương / có manh áo cộc tre nhường cho con.” (0.5 điểm)

-ẩn dụ gợi cho ta nghĩ đến sự hiên ngang bất khuất ,sự dãi dầu ,chịu đựng khó khăn thử thách ,sự che chở hi sinh của tre cũng chính là phẩm chất tốt đẹp của con ngườiVN

Bài 3

a. Tác giả sử dụng một loạt từ láy: nao nao, nho nhỏ, sè sè, dầu dầu vừa gợi sắc thái cảnh vật, vừa thể hiện tâm trạng con người.

Bài 4

- HS kết hợp trong phần văn bản đã học

Một phần của tài liệu Chuyên đề Ôn tập Tiếng Việt lớp 9 (Trang 34)