Thu hoạch

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng phát triển và năng suất của giống ngô nếp lai MX 10 trong vụ Đông xuân 2011 2012 tại xã Nghi Phong Nghi Lộc Nghệ An (Trang 30)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.1.4.6. Thu hoạch

- Thu hoạch tươi khi ngô vừa chín sáp, tránh thu hoạch quá muộn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng ngô.

- Phải thu hoạch theo từng công thức, không thu theo lô, công thức nào đạt tiêu chuẩn thì thu hoạch trước.

- Trước tiên thu bắp của 10 cây ngô, lấy mẫu đã đánh dấu trên mỗi ô. Cân khối lượng bắp tươi của chúng để riêng vào túi.

- Tiếp đó thu hoạch toàn bộ bắp còn lại trên ô. Cân các bắp này sau cộng thêm khối lượng tươi của mẫu ở trên để cân khối lượng bắp tươi/ô.

2.2. Phương Pháp thu thập số liệu 2.2.1. Vê cây trồng

Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi được tiến hành theo Quy phạm khảo nghiệm giống ngô Quốc gia số 10 TCN 341-2006 (Bộ NN&PTNT, 2006) [28].

- Cây theo dõi được xác định khi ngô 6 - 7 lá. - Mỗi lần nhắc lại 10 cây/1 ô thí nghiệm.

- Các chỉ tiêu theo dõi bắt đầu từ khi cây được 20 ngày sau khi mọc và cứ cách 10 ngày sau thì theo dõi một lần.

2.2.2.1. Chỉ tiêu sinh trưởng

- Ngày gieo.

- Ngày mọc: Được xác định khi có 50% số cây trên ô có bao lá mầm lên khỏi mặt đất (mũi chông)

- Ngày 3 lá : được xác định khi có 50% số cây có 3 lá . - Ngày 7 lá : được xác định khi có 50% số cây có 7 lá .

- Ngày xoắn nõn : được xác định khi có 50% số cây xoắn nõn .

- Ngày trổ cờ : ghi số ngày từ khi gieo hạt đến khi có >70% số cây/ô trổ cờ (xuất hiện nhánh cuối cùng cùng của bông cờ)

- Ngày tung phấn: ghi số ngày từ khi gieo hạt đến khi có >70% số cây /ô phun râu (tính những cây có râu dài 2-3cm).

- Ngày chín sữa: được xác định khi có 70 % số cây chín sữa .

2.2.2.2. Chỉ tiêu hình thái

+ Chiều cao cây (cm): Đo từ sát mặt đất đến điểm bắt đầu phân nhánh của bông cờ khi ngô chín sữa, sáp để lấy chiều cao cuối cùng. Đo từ sát mút lá cao nhất để lấy chiều cao ở từng thời kỳ theo dõi 10 ngày 1 lần.

+ Số lá trên cây: Dùng sơn đánh dấu lá thứ 5 (kể cả lá mầm) và lá thứ 10 để đếm số lá được chính xác. Theo dõi 10 ngày 1 lần đến khi số lá đạt tối đa.

+ Chiều cao đóng bắp (cm): Đo từ sát mặt đất đến vị trí đóng bắp trên cùng vào lúc ngô chín sữa..

+ Diện tích lá đóng bắp: Đo chiều dài và rộng của lá đóng bắp thứ nhất, chiều rộng đo ở vị trí rộng nhất của lá, chiều dài đo phần phiến lá. Đo lúc ngô chín sữa.

Áp dụng công thức tính diện tích lá của Montgomery (1960): S=D x R x K.

Trong đó: S: diện tích lá D: Chiều dài lá. R:Chiều rộng lá.

K: Hệ số luôn luôn < 1( Với lá ngô K = 0,75). + Đường kính lóng gốc: Đo ở giữa lóng của các cây theo dõi.

+ Màu sắc lá: Quan sát tổng thể từng công thức vào giai đoạn chín sáp.

+ Số lá xanh còn lại trên cây: Đếm số lá xanh đang tồn tại trên cây của 10 cây theo dõi/ô thí nghiệm.

+ Dạng lá bi: Cho 1-5 điểm trước khi thu hoạch. * Điểm 1 (tốt): lá bi phủ kín đầu bắp

* Điểm 2 (khá): lá bi vừa phủ kín đầu bắp * Điểm 3 (hở đầu): lá bi phủ không chặt

* Điểm 4 (hở hạt): lá bi phủ kín hết bắp, hở ở đầu hạt * Điểm 5: Không chấp nhận được

+ Dạng bắp: Cho điểm 1-5 lúc thu hoạch

* Điểm 1(tốt nhất): bắp hình trụ, hạt đều, múp đầu sít hạt, không sâu bệnh * Điểm 2-5: bắp xấu dần, điểm 5 là dạng bắp xấu nhất.

2.2.2.3. Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh và tính chống chịu của giống thí nghiệm

- Sâu hại : Xác định tỷ lệ cây bị hại :

Tỷ lệ sâu hại (%) = Số cây bị hại x 100% Tổng số cây trong ô

+ Sâu đục thân : Theo dõi những cây có lỗ đục và phân của sâu tiết ra trên thân và bẹ lá.

+ Sâu xám : Theo dõi lúc cây ngô mọc mầm và lúc cây có đến 2 – 3 lá thật. + Sâu đục bắp : Tính số bắp bị sâu đục trên số bắp có trong ô.

+ Rệp cờ: Cho điểm 1-5:

Điểm 1: Không bị rệp Điểm 2: < 15% số cây bị rệp Điểm 3: 15-30% số cây bị rệp Điểm 4: 30 – 50% số cây bị rệp Điểm 5:> 50% số cây bị rệp.

- Bệnh khô vằn, gĩ sắt, đốm lá lớn và lá nhỏ: Cho điểm từ 1-5. Điểm 1: 0-5% Số lá bị bệnh Điểm 2: 5- 15% Số lá bị bệnh

Điểm 3: 15-30% Số lá bị bệnh Điểm 4: 30 – 50% Số lá bị bệnh Điểm 5:> 50% Số lá bị bệnh.

- Khả năng chống chịu :

+ Đỗ rễ (%) : Đếm các cây bị nghiêng một góc bằng hoặc lớn hơn 300 so với chiều thẳng đứng của cây, tính tỷ lệ % cây bị đổ rễ/ô sau các đợt gió to và trước khi thu hoạch.

Tổng số cây có trong ô

+ Gãy thân (%) : Đếm những cây bị gãy ở vị trí dưới bắp, tính tỷ lệ % cây bị gãy/ô. Tỷ lệ (%) = Số cây bị gãy thân x 100%

Tổng số cây có trong ô

2.2.2.4. Các chỉ tiêu vê năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

- Số cây có bắp hữu hiệu trên mỗi ô thí nghiệm.

- Số bắp hữu hiệu trên cây (đếm toàn bộ số cây có trên ô).

- Chiều dài bắp (cm): Đo từ đầu mút bắp, đo bắp của cây theo dõi. - Đường kính bắp: Đo ở giữa bắp, đo bắp của các cây theo dõi. - Số hàng trên bắp: Đếm số hàng /bắp của các cây theo dõi. - Số hạt trên hàng: Đếm mỗi bắp một hàng của các cây theo dõi

- Khối lượng bắp tươi (kg) : Mỗi công thức thí nghiệm chọn 10 bắp theo dõi ngẫu nhiên, lột vỏ bỏ vào túi riêng để cân tính khối lượng trung bình của 1 bắp.

- Khối lượng 1000 hạt (gam): Lấy 2 mẫu hạt, mỗi mẫu 500 hạt, cân riêng từng mẫu, chênh lệch giữa 2 mẫu <2 gam thì cộng lại thành khối lượng 1000 hạt, nếu chênh nhau > 2 gam thì phải cân mẫu thứ 3.

- Năng suất cá thể (NSCT):

NSCT = Khối lượng bắp bình quân x số bắp bình quân /cây - Năng suất lý thuyết (NSLT).

NSLT = Năng suất cá thể x mật độ cây x 10.000 (tạ/ha). Năng suất thực thu (NSTT).

NSTT = Năng suất thu được của một ô x 10.000 m2 (tạ/ha) 10m2

2.3. Hình thức thí nghiệm và phương pháp xử lý số liệu

- Trên đồng ruộng: Tiến hành đo đếm các chỉ tiêu cần thiết, quan sát đánh giá tình trạng sâu bệnh, sau đó ghi chép vào nhật ký theo dõi.

- Trong phòng thí nghiệm: Cân phân bón, đếm số hàng/bắp, số hạt/hàng, cân trọng lượng 1000 hạt,…

- Số liệu được tính toán và xử lý bằng phần mềm Execl 2003, IRISTAT 5.0. STATISTIX 9.0.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của liêu lượng phân đạm đến thời gian sinh trưởng và phát triển của giống ngô ở các công thức thí nghiệm

Sinh trưởng phát triển là kết quả hoạt động tổng hợp của nhiều chức năng và quá trình sinh lý trong cây như: Quá trình quang hợp hút nước, hút khoáng thông qua quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể, làm cho thực vật lớn lên và hoàn thành chu kỳ sống của mình. Tất cả sự biến đổi đó có thể phân biệt thành hai quá trình, sinh trưởng và phát triển, nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sinh trưởng là tiền đề về lượng cho quá trình phát triển, ngược lại phát triển là tiền đề về chất cho quá trình sinh trưởng.

Thời gian sinh trưởng phát triển của cây ngô phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống, điều kiện ngoại cảnh, đất đai, thời vụ gieo trồng, kỹ thuật thâm canh và chế

độ bón phân,... Vì vậy, việc nghiên cứu các chỉ tiêu này cho phép ta xác định được thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng phát triển, từ đó xác định đúng thời vụ và có biện pháp kỹ thuật tác động giúp cho cây phát triển tốt. Trên cơ sở đó xác định được liều lượng phân bón đạm nào giúp cây sớm hoàn thành các giai đoạn phát triển, rút ngắn thời gian sản xuất, sớm quay vòng được chu kỳ sản xuất của đất và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người sản xuất.

Qua quá trình theo dõi thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.1. Bảng 3.1. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng phát triển

CTTN

Giai đoạn sinh trưởng phát triển (ngày) Mọc

mầm 3 lá 7 lá Xoắnngọn Trổ cờ Phunrâu Kếtthúc

I 4 11 21 44 63 65 100

II 4 11 21 43 60 63 100

III 4 11 20 42 58 60 97

IV 4 11 20 42 58 60 97

V 4 11 20 42 58 60 97

Qua số liệu từ bảng trên chúng ta thấy:

- Giai đoạn từ khi mọc đến 3 lá cây ngô có thời gian sinh trưởng như nhau, do cùng một giống và có nền phân bón như nhau. Nhưng sang giai đoạn 7 lá thì sự ảnh hưởng của phân đạm đã giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, rút ngắn thời gian hơn so với công thức không bón phân (CT I) và bón ở mức thấp (CT II) 1 ngày.

- Giai đoạn xoắn ngọn: Thời gian từ khi cây ngô mọc đến xoắn ngọn ở CT I là 44 ngày, CT II 43 ngày (rút ngắn hơn CT không bón đạm 1 ngày), các công thức III, IV, V là 42 ngày ( rút ngắn hơn CT đối chứng 2 ngày).

- Giai đoạn trổ cờ các công thức III, IV, V được rút ngắn hơn CT II (2 ngày) và ngắn hơn CT I ( 5 ngày).

- Giai đoạn phun râu thời gian sinh trưởng ở các CT III, CT IV, CT V rút ngắn hơn CT II ( 3 ngày) và rút ngắn hơn CT I (5 ngày).

- Giai đoạn chín sáp: các công thức III, IV, V được rút ngắn hơn CT II và CT I ( 3 ngày).

Như vậy, phân bón đạm đã ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của cây ngô. Các công thức phân bón đạm cao (CT III, CT IV, CT V) có thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với công thức bón thấp (CT II) và công thức không bón phân đạm 3 ngày. 3.2. Ảnh hưởng của liêu lượng đạm đến sinh trưởng và phát triển của giống thí nghiệm

3.2.1. Ảnh hưởng của liêu lượng đạm đến chiêu cao của cây

Tác động của việc bón đạm với liều lượng khác nhau lên cùng một giống đã tạo nên nhiều biến đổi khác nhau về đặc tính sinh lý, sinh trưởng và cả năng suất sau này. Trong đó sự tăng trưởng chiều cao là một chỉ tiêu quan trọng cần nghiên cứu. Tăng trưởng chiều cao của cây phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật thâm canh. Nếu tác động của phân đạm hợp lý lên đời sống của cây thì thân cây sinh trưởng tốt vững chắc, rễ ăn sâu và rộng, đề kháng được sâu bệnh hại do đó mang lại năng suất cao. Nghiên cứu về chiều cao cây trong từng trường hợp bón đạm với liều lượng khác nhau là cơ sở để hỗ trợ cho biện pháp tăng năng suất. Bảng 3.2.Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến chiều cao cây qua các giai đoạn. CT

Sau khi mọc …(ngày)

20 30 40 50 60

Cao cao Tăng cao Tăng Cao Tăng cao Tăng

I 35,67 76,85 41,18 133,49 56,64 185,75 52,26 186,70 0,95 II 37,08 80,63 43,55 137,59 56,96 190,82 53,23 192,38 1,56 III 40,55 88,50 47,95 145,61 57,11 200,82 55,21 203,30 2,48 IV 39,50 84,32 44,82 150,53 66,21 206,69 56,16 210,46 3,77 V 39,79 85,22 45,43 146,77 61,55 213,60 66,83 218,13 4,53

Đồ thị 3.1: Biễu diễn tăng trưởng chiều cao cây của các công thức - Giai đoạn sau mọc 20 ngày (tương ứng 6 - 7 lá)

Giai đoạn này cây chuyển từ trạng thái sống nhờ chất dinh dưỡng dự trữ từ trong hạt sang hút chất dinh dưỡng từ đất và quang hợp của bộ lá.

Chiều cao cây ở giai đoạn này dao động từ 35,67 cm - 40,55 cm. Cao nhất là công thức bón với liều lượng 80 kgN/ha (40,55cm), 120 kgN/ha (39,50 cm), 160 kg N/ha (39,79cm) và thấp nhất là công thức đối chứng (35,67 cm).

- Giai đoạn sau khi mọc 30 ngày (9-11 lá)

Trong giai đoạn này cây ngô phát triển thân lá mạnh, rễ ăn sâu, rễ chân kiềng bắt đầu xuất hiện, tăng trưởng chiều cao cây tăng hơn so với giai đoạn 20 ngày trước khi mọc.

Qua bảng số liệu cho thấy chiều cao cây giai đoạn này dao động từ 76,85 -88,50 cm. Đây là khoảng cách giữa công thức đối chứng và công thức bón 80 kgN/ha. Còn các công thức 40 kgN/ha đạt 80,63 cm, 120 kgN/ha đạt 84,32 cm và 160 kgN/ha là 85,22 cm.

Tốc độ tăng trưởng chiều cao trong 10 ngày thấy rõ sự khác biệt. Với mức đạm 80 kgN/ha cây đạt tốc độ tăng nhanh nhất (47,95 cm/10 ngày). Với mức bón 40

kgN/ha (43,55 cm/10 ngày), 120 kgN/ha (44,82 cm/10 ngày), 160 kgN/ha (45,43 cm/10 ngày). Thấp nhất là giống đối chứng không bón đạm (41,18 cm/10 ngày). - Giai đoạn sau khi mọc 40 ngày (tương ứng 15-17 lá khi gieo).

Đây là giai đoạn ngô vươn cao, bộ phận trên mặt đất và dưới mặt đất phát triển mạnh. Dưới ảnh hưởng của liều lượng đạm khác nhau giống ngô nếp có mức tăng trưởng chiều cao dao động trong khoảng 133,49 cm – 150,53 cm, đây là khoảng cách khác xa về chiều cao giữa công thức đối chứng không bón đạm với công thức bón với mức 120 kg N/ha.

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây trong 10 ngày kể từ giai đoạn 30 ngày sau khi mọc tới 40 ngày sau khi mọc thấy rõ sự khác biệt giữa các công thức thí nghiệm. Giai đoạn này mức bón 120 kgN/ha đạt ( 66,21 cm/10 ngày) đã chứng tỏ tốc độ tăng trưởng chiều cao vượt bậc hơn cả mức bón 80 kg N/ha là công thức cao nhất ở giai đoạn trước đó thì giai đoạn này chỉ đạt (57,11 cm/10 ngày). Các công thức với mức bón còn lại 160 kg N/ha (61,55 cm/10 ngày), công thức đối chứng không bón đạm đạt tốc độ tăng trưởng chiều cao 56,64 cm/10 ngày.

- Giai đoạn sau khi mọc 50 ngày (tương ứng ngô 16-18 lá).

Cây ngô đã phát triển tương đối hoàn thiện, rễ chân kiềng đã ăn sâu giúp cây đứng vững và tăng khả năng chống đỗ, đồng thời các lóng thân đã phân hóa mạnh.

Kết quả thí nghiệm cho thấy sự tăng trưởng chiều cao tăng dần với mức bón đạm. Với mức bón 160 kg N/ha cây đạt chiều cao lớn nhất (213,60 cm), chiều cao đạt thấp nhất là công thức đối chứng (185,75 cm), các mức bón bón với mức 120 kg N/ha (206,69 cm), 80 kg N/ha (200,82 cm) và 40 kg N/ha (190,82 cm).

Tốc độ tăng tưởng chiều cao cây trong giai đoạn này giảm hơn so với giai đoạn 40 ngày sau khi mọc, dao động trong khoảng 52,26 – 66,83 cm/10 ngày. Với mức bón cao nhất 160 kg N/ha cây đạt tốc độ tăng cao nhất 66,83 cm/10 ngày, mức bón 120 kg N/ha đạt tốc độ tăng trưởng chiều cao 56,16 cm/10 ngày. Tăng chậm nhất vẫn là công thức đối chứng không bón đạm đạt 52,26 cm/10 ngày.

Hai mức bón còn lại 40 kg N/ha tăng 53,23 cm/10 ngày, 80 kg N/ha tăng 55,21 cm/10 ngày.

- Giai đoạn sau khi mọc 60 ngày (tương ứng ngô 18-20 lá).

Trong giai đoạn này cây hầu như ngừng sinh trưởng sinh dưỡng để tập trung dinh dưỡng nuôi bắp và cờ. Tốc độ tăng trưởng chiều cao giảm hẳn so với giai đoạn trước đó. Nhu cầu dinh dưỡng của cây trong giai đoạn này là rất lớn vì vậy ảnh hưởng của liều lượng đạm trong giai đoạn này có tính chất quyết định hình thành năng suất sau này.

Tốc độ tăng trưởng chiều cao trong giai đoạn này cũng giảm hẳn. Đạt thấp nhất vẫn là công thức đối chứng không bón đạm (0,95 cm/10 ngày), với mức bón cao nhất 160 kg N/ha đạt( 4,53 cm/10 ngày). Còn các mức bón còn lại 120 kg N/ha (3,77 cm/10 ngày), 80 kg N/ha (2,48 cm/10 ngày) và 40 kg N/ha (1,56 cm/10 ngày). * Kết luận:

Dưới ảnh hưởng của liều lượng đạm khác nhau thì tăng trưởng chiều cao cây cũng khác nhau. Đạm là yếu tố quan trọng cần thiết để điều chỉnh sự tăng trưởng chiều cao cây. Công thức không bón đạm đạt chiều cao thấp nhất so với công thức bón với liều lượng khác nhau. Tuy nhiên với mức dao động về liều lượng đạm 120 kg N/ha – 160 kg N/ ha thì cây luôn đạt chiều cao hơn hẳn.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng phát triển và năng suất của giống ngô nếp lai MX 10 trong vụ Đông xuân 2011 2012 tại xã Nghi Phong Nghi Lộc Nghệ An (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w