Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng phát triển và năng suất của giống ngô nếp lai MX 10 trong vụ Đông xuân 2011 2012 tại xã Nghi Phong Nghi Lộc Nghệ An (Trang 25)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.1. Nội dung nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng

2.1.1.1. Giống ngô

Thí nghiệm sử dụng giống ngô MX10 là giống ngô nếp lai ngắn ngày được trồng phổ biến ở tỉnh Nghệ An.

- Nguồn gốc của giống ngô MX10

MX10 do công ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam sản xuất - Đặc điểm của giống ngô MX10

Sinh trưởng mạnh, chống chịu tốt, thu hoạch trái tươi 65 – 70 ngày sau gieo. Năng suất trái tươi còn vỏ 18 – 19 tấn/ha, trái tươi lột vỏ 7 – 8 tấn/ha, tỷ lệ bắp loại 1 cao hơn 95%

2.1.1.2. Phân bón

Thí nghiệm sử dụng các loại phân bón: Phân chuồng hoai.

Phân đạm: urê (NH2)2CO. Phân lân: Ca(H2PO4) Phân kali: KCl Vôi bột.

Địa điểm thí nghiệm: Thí nghiệm được thực hiện tai trại thực nghiệm nông học – xã Nghi Phong – Nghi Lộc – Nghệ An.

Đất đai: thí nghiệm được thực hiện trên chất đất cát pha, độ pH 4,9.

2.1.2. Điêu kiện thí nghiệm

2.1.2.1. Thời gian tiến hành thí nghiệm

- Làm vào vụ Đông - Xuân năm 2011-2012. - Ngày gieo: 24/10/2011.

- Ngày thu hoach: 6/02/2012.

Các loại cây trồng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của mình đều chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố khí hậu thời tiết, các yếu tố khí hậu thời tiết ảnh hưởng tới năng suất cây ngô là nhiệt độ, chế độ nước và ẩm độ không khí.

Nhiệt độ là yếu tố ngoại cảnh chủ yếu có tương quan tới thời gian sinh trưởng của ngô

- Nhiệt độ:

Ngô là cây trồng ưa nóng, nhiệt độ yêu cầu từ khi trồng đến lúc ra hoa, suốt thời kỳ nảy mầm, thích hợp vào khoảng 18,30C, nhiệt độ dưới 12,80C dẫn tới giảm năng suất. Nhiệt độ tối thiểu nằm giữa 9 - 100C. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho suốt đời sống của cây ngô là 12 - 300C.

+ Thời kỳ nảy mầm nhiệt độ thích hợp 25 - 300C, tối thấp 10 - 120C, tối cao 40 - 450C. Nếu nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của mầm.

.Thực tế ở thời kỳ này hạt ngô gặp điều kiện nhiệt độ thuận lợi (từ 240C-270C). Do đó rút ngắn thời gian mọc và cho tỷ lệ mọc mầm cao, tạo điều kiện cho việc đảm bảo mật độ cây trên đơn vị diện tích cũng như tạo tiền đề cho cây ngô sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao.

+ Thời kỳ cây con (3-4 lá đến 7-9 lá): giai đoạn này cây ngô chuyển từ trạng thái sống nhờ chất dự trữ trong hạt sang trạng thái hút chất dinh dưỡng từ đất và quang hợp của bộ lá. Trong khi đó thời kỳ này cây ngô sinh trưởng phát triển gặp điều kiện nhiệt độ thích hợp từ 20-300C, nhiệt độ tối thích từ 20-280C nên cây sinh trưởng, phát triển mạnh, các lóng vươn dài.

+ Thời kỳ vươn cao và phân hóa cơ quan sinh sản - chín:

Giai đoạn đầu của thời kỳ này cây ngô sinh trưởng thuận lợi trong khoảng nhiệt độ từ 20-240C. Do đó khả năng vươn cao và phân hóa cơ quan sinh sản nhanh, song về cuối thời kỳ này (trổ cờ, tung phấn, phun râu) cây ngô gặp phải điều kiện nhiệt độ không khí thấp (15-180C) do các đợt không khí lạnh tràn về. Vì vậy làm kéo dài thời gian sinh trưởng của cây ngô, ảnh hưởng đến sức sống của hạt phấn từ đó làm giảm năng suất ngô sau này.

- Lượng mưa:

Nước cũng là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến năng suất ngô. Ngô là cây trồng cạn, bộ rễ ngô phát triển rất mạnh nên có khả năng hút nước khỏe hơn các cây trồng khác và sử dụng nước ít hơn để hình thành một đơn vị vật chất khô (với ngô hệ số sử dụng nước là 349, trong khi đó bông là 465, lúa 500 - 600). Tuy nhiên, cây ngô sinh trưởng nhanh và tạo ra một lượng sinh khối lớn nên ngô cần một lượng nước lớn. Một cây ngô trong một chu kỳ sống cần khoảng 100 lít nước, một ha ngô cần khoảng 3000 - 4000 m3.

+ Thời kỳ mọc mầm:

Nước là yếu tố cần thiết cho hạt nảy mầm.Theo Molfe (1927) để hạt ngô có thể nảy mầm hạt cần hút một lượng nước bằng 40-50% trọng lượng hạt ban đầu.

- Điều kiện cho hạt nảy mầm thuận lợi khi độ ẩm đất bằng 80% sức chứa ẩm tối đa đồng ruộng.

- Hạt ngô không mọc được ở độ ẩm đất bằng 10% và khi độ ẩm đất bảo hòa (100%) sự nảy mầm cũng bị chậm lại do thiếu ôxy.

Qua thực tế hạt ngô giai đoạn này gặp điều kiện ẩm độ thuận lợi từ 80-85%. Do đó tỷ lệ mọc mầm nhanh và đều.

+ Thời kỳ cây con:

Có thể nói đây là thời kỳ cây ngô có khả năng chịu hạn tốt nhất trong suốt quá trình sinh trưởng. Giai đoạn này độ ẩm thích hợp khoảng 60-65%. Nhưng thực tế cho thấy giai đoạn này cây ngô chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố lượng mưa: cây ngô thường xuyên chịu ảnh hưởng của các đợt mưa lớn gây ra tình trạng ngô bị đổ gốc, gãy thân, các luống ngô bị san phẳng và đất bị nén chặt làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sing trưởng, phát triển ngô về sau.

+ Thời kỳ vươn cao và phân hóa cơ quan sinh sản:

Đây là giai đoạn cây ngô đặc biệt cần nước để phục vụ cho quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng. Trong giai đoạn này nhờ có các đợt mưa phùn mà cây ngô sinh trưởng, phát triển thuận lợi, song song với sự phát sinh và phát triển của sâu bệnh hại nhưng ở dưới ngưỡng gây hại kinh tế.

- Yếu tố nhiệt độ và lượng mưa vào cuối vụ cũng tương đối thuận lợi cho quá trình thu hoạch.

2.1.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm 2.1.3.1. Công thức thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí 5 công thức với 3 lần lặp lại theo kiểu RCB ( khối ngẫu nhiên hoàn toàn)

Trên nền đất: 12 tấn phân chuồng + 500 Kg vôi + 350 Kg lân + 150 Kg Kali.

Công thức Tên giống Mức đạm Urê

(KgN/ha) I (Đ/C) MX10 0( nền) II MX10 Nền + 40 III MX10 Nền + 80 IV MX10 Nền + 120 V MX10 Nền + 160

2.1.3.2. Sơ đồ thí nghiệm

Diện tích mỗi ô là 10m2, khoảng cách giữa các khối khoảng là 0,5m. Xung quanh thí nghiệm có dải bảo vệ.

Dải bảo vệ

IVa IIa Va Ia IIIa

IIb IVb IIIb Vb Ib

IIIc Vc Ic IVc IIc

Dải bảo vệ Trong đó:

I, II, III, IV,V: là các công thức thí nghiệm. a, b, c: là các lần lặp.

Diện tích mỗi ô thí nghiệm: 4 x 2.5 = 10 m2 Diện tích toàn bộ ô thí nghiệm: 10 x 5 x 3 =150 m2

Diện tích dải bảo vệ là: 30 m2

2.1.4.1. Chuẩn bị hạt giống

Giống ngô nếp lấy từ viện rau quả Việt Nam được bảo quản trong bao bì, đảm bảo chất lượng tốt.

2.1.4.2. Kỹ thuật làm đất

- Đất được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ, san phẳng mặt luống và đảm bảo độ ẩm đất khoảng 70-80% độ ẩm tối đa đồng ruộng.

Tiến hành lên luống: Chia ô thí nghiệm nhằm thoát nước tốt khi mưa. Luống rộng 2,1 m, dài 4,8 m, cao 40cm.

2.1.4.3. Kỹ thuật gieo, khoảng cách, mật độ

- Khoảng cách gieo: Hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 25cm

- Gieo sâu 4- 5cm, mỗi hốc gieo 2 hạt, khi ngô được 2- 4 lá thì tỉa và để 1 hốc 1 cây.

2.1.4.4. Kỹ thuật bón phân

Bón phân chia làm 4 đợt.

- Bón lót 100% phân hữu cơ + 100% phân lân + 100% vôi + 25% đạm. - Bón thúc lần 1 (ngô 3- 4 lá): 25% lượng đạm + 50% lượng Kali. - Bón thúc lần 2 (ngô 7- 9 lá): 25% lượng đạm + 50% lượng Kali. - Bón thúc lần 3 (ngô xoắn nõn): 25% lượng đạm.

2.1.4.5. Chăm sóc

- Khi ngô 3- 4 lá xới quanh gốc kết hợp bón thúc lần 1, vun gốc nhẹ.

- Khi ngô 7- 9 lá xới xáo, diệt cỏ dại, kết hợp bón thúc lần 2 và vun cao chống đổ.

 Tưới nước:

- Nếu đất khô thì phải tưới nước cho ngô, đặc biệt phải giữ cho đất đủ ẩm (khoảng 70- 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng) ở 3 thời kì:

+ Khi ngô 6- 7 lá.

+ Khi ngô xoắn nõn (trước trổ cờ 10- 12 ngày)

+ Khi ngô thụ phấn xong – chín sữa (sau khi ngô trồ cờ từ 10- 15 ngày). - Cần tưới đồng đều, sau khi mưa lớn phải tiêu nước trên đồng ruộng.

Tiến hành theo dõi, điều tra, dự tính, dự báo sâu bệnh trên đồng ruộng, để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Nếu dưới mức gây hại kinh tế thì không phun mà chỉ theo dõi khả năng chống chịu của giống, nếu vượt quá ngưỡng gây hại ảnh hưởng năng suất và phẩm chất thì tiến hành phun thuốc.

2.1.4.6. Thu hoạch

- Thu hoạch tươi khi ngô vừa chín sáp, tránh thu hoạch quá muộn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng ngô.

- Phải thu hoạch theo từng công thức, không thu theo lô, công thức nào đạt tiêu chuẩn thì thu hoạch trước.

- Trước tiên thu bắp của 10 cây ngô, lấy mẫu đã đánh dấu trên mỗi ô. Cân khối lượng bắp tươi của chúng để riêng vào túi.

- Tiếp đó thu hoạch toàn bộ bắp còn lại trên ô. Cân các bắp này sau cộng thêm khối lượng tươi của mẫu ở trên để cân khối lượng bắp tươi/ô.

2.2. Phương Pháp thu thập số liệu 2.2.1. Vê cây trồng

Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi được tiến hành theo Quy phạm khảo nghiệm giống ngô Quốc gia số 10 TCN 341-2006 (Bộ NN&PTNT, 2006) [28].

- Cây theo dõi được xác định khi ngô 6 - 7 lá. - Mỗi lần nhắc lại 10 cây/1 ô thí nghiệm.

- Các chỉ tiêu theo dõi bắt đầu từ khi cây được 20 ngày sau khi mọc và cứ cách 10 ngày sau thì theo dõi một lần.

2.2.2.1. Chỉ tiêu sinh trưởng

- Ngày gieo.

- Ngày mọc: Được xác định khi có 50% số cây trên ô có bao lá mầm lên khỏi mặt đất (mũi chông)

- Ngày 3 lá : được xác định khi có 50% số cây có 3 lá . - Ngày 7 lá : được xác định khi có 50% số cây có 7 lá .

- Ngày xoắn nõn : được xác định khi có 50% số cây xoắn nõn .

- Ngày trổ cờ : ghi số ngày từ khi gieo hạt đến khi có >70% số cây/ô trổ cờ (xuất hiện nhánh cuối cùng cùng của bông cờ)

- Ngày tung phấn: ghi số ngày từ khi gieo hạt đến khi có >70% số cây /ô phun râu (tính những cây có râu dài 2-3cm).

- Ngày chín sữa: được xác định khi có 70 % số cây chín sữa .

2.2.2.2. Chỉ tiêu hình thái

+ Chiều cao cây (cm): Đo từ sát mặt đất đến điểm bắt đầu phân nhánh của bông cờ khi ngô chín sữa, sáp để lấy chiều cao cuối cùng. Đo từ sát mút lá cao nhất để lấy chiều cao ở từng thời kỳ theo dõi 10 ngày 1 lần.

+ Số lá trên cây: Dùng sơn đánh dấu lá thứ 5 (kể cả lá mầm) và lá thứ 10 để đếm số lá được chính xác. Theo dõi 10 ngày 1 lần đến khi số lá đạt tối đa.

+ Chiều cao đóng bắp (cm): Đo từ sát mặt đất đến vị trí đóng bắp trên cùng vào lúc ngô chín sữa..

+ Diện tích lá đóng bắp: Đo chiều dài và rộng của lá đóng bắp thứ nhất, chiều rộng đo ở vị trí rộng nhất của lá, chiều dài đo phần phiến lá. Đo lúc ngô chín sữa.

Áp dụng công thức tính diện tích lá của Montgomery (1960): S=D x R x K.

Trong đó: S: diện tích lá D: Chiều dài lá. R:Chiều rộng lá.

K: Hệ số luôn luôn < 1( Với lá ngô K = 0,75). + Đường kính lóng gốc: Đo ở giữa lóng của các cây theo dõi.

+ Màu sắc lá: Quan sát tổng thể từng công thức vào giai đoạn chín sáp.

+ Số lá xanh còn lại trên cây: Đếm số lá xanh đang tồn tại trên cây của 10 cây theo dõi/ô thí nghiệm.

+ Dạng lá bi: Cho 1-5 điểm trước khi thu hoạch. * Điểm 1 (tốt): lá bi phủ kín đầu bắp

* Điểm 2 (khá): lá bi vừa phủ kín đầu bắp * Điểm 3 (hở đầu): lá bi phủ không chặt

* Điểm 4 (hở hạt): lá bi phủ kín hết bắp, hở ở đầu hạt * Điểm 5: Không chấp nhận được

+ Dạng bắp: Cho điểm 1-5 lúc thu hoạch

* Điểm 1(tốt nhất): bắp hình trụ, hạt đều, múp đầu sít hạt, không sâu bệnh * Điểm 2-5: bắp xấu dần, điểm 5 là dạng bắp xấu nhất.

2.2.2.3. Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh và tính chống chịu của giống thí nghiệm

- Sâu hại : Xác định tỷ lệ cây bị hại :

Tỷ lệ sâu hại (%) = Số cây bị hại x 100% Tổng số cây trong ô

+ Sâu đục thân : Theo dõi những cây có lỗ đục và phân của sâu tiết ra trên thân và bẹ lá.

+ Sâu xám : Theo dõi lúc cây ngô mọc mầm và lúc cây có đến 2 – 3 lá thật. + Sâu đục bắp : Tính số bắp bị sâu đục trên số bắp có trong ô.

+ Rệp cờ: Cho điểm 1-5:

Điểm 1: Không bị rệp Điểm 2: < 15% số cây bị rệp Điểm 3: 15-30% số cây bị rệp Điểm 4: 30 – 50% số cây bị rệp Điểm 5:> 50% số cây bị rệp.

- Bệnh khô vằn, gĩ sắt, đốm lá lớn và lá nhỏ: Cho điểm từ 1-5. Điểm 1: 0-5% Số lá bị bệnh Điểm 2: 5- 15% Số lá bị bệnh

Điểm 3: 15-30% Số lá bị bệnh Điểm 4: 30 – 50% Số lá bị bệnh Điểm 5:> 50% Số lá bị bệnh.

- Khả năng chống chịu :

+ Đỗ rễ (%) : Đếm các cây bị nghiêng một góc bằng hoặc lớn hơn 300 so với chiều thẳng đứng của cây, tính tỷ lệ % cây bị đổ rễ/ô sau các đợt gió to và trước khi thu hoạch.

Tổng số cây có trong ô

+ Gãy thân (%) : Đếm những cây bị gãy ở vị trí dưới bắp, tính tỷ lệ % cây bị gãy/ô. Tỷ lệ (%) = Số cây bị gãy thân x 100%

Tổng số cây có trong ô

2.2.2.4. Các chỉ tiêu vê năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

- Số cây có bắp hữu hiệu trên mỗi ô thí nghiệm.

- Số bắp hữu hiệu trên cây (đếm toàn bộ số cây có trên ô).

- Chiều dài bắp (cm): Đo từ đầu mút bắp, đo bắp của cây theo dõi. - Đường kính bắp: Đo ở giữa bắp, đo bắp của các cây theo dõi. - Số hàng trên bắp: Đếm số hàng /bắp của các cây theo dõi. - Số hạt trên hàng: Đếm mỗi bắp một hàng của các cây theo dõi

- Khối lượng bắp tươi (kg) : Mỗi công thức thí nghiệm chọn 10 bắp theo dõi ngẫu nhiên, lột vỏ bỏ vào túi riêng để cân tính khối lượng trung bình của 1 bắp.

- Khối lượng 1000 hạt (gam): Lấy 2 mẫu hạt, mỗi mẫu 500 hạt, cân riêng từng mẫu, chênh lệch giữa 2 mẫu <2 gam thì cộng lại thành khối lượng 1000 hạt, nếu chênh nhau > 2 gam thì phải cân mẫu thứ 3.

- Năng suất cá thể (NSCT):

NSCT = Khối lượng bắp bình quân x số bắp bình quân /cây - Năng suất lý thuyết (NSLT).

NSLT = Năng suất cá thể x mật độ cây x 10.000 (tạ/ha). Năng suất thực thu (NSTT).

NSTT = Năng suất thu được của một ô x 10.000 m2 (tạ/ha) 10m2

2.3. Hình thức thí nghiệm và phương pháp xử lý số liệu

- Trên đồng ruộng: Tiến hành đo đếm các chỉ tiêu cần thiết, quan sát đánh giá tình trạng sâu bệnh, sau đó ghi chép vào nhật ký theo dõi.

- Trong phòng thí nghiệm: Cân phân bón, đếm số hàng/bắp, số hạt/hàng, cân trọng lượng 1000 hạt,…

- Số liệu được tính toán và xử lý bằng phần mềm Execl 2003, IRISTAT 5.0. STATISTIX 9.0.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của liêu lượng phân đạm đến thời gian sinh trưởng và phát triển của giống ngô ở các công thức thí nghiệm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng phát triển và năng suất của giống ngô nếp lai MX 10 trong vụ Đông xuân 2011 2012 tại xã Nghi Phong Nghi Lộc Nghệ An (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w