Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và giá trị chọn giống của một số dòng lạc được tạo ra bằng đột biến cảm ứng (Trang 43)

2. Mục tiêu nghiên cứu

3.1.7. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Năng suất là khâu cuối cùng của quá trình chọn giống, là tiêu chí để lựa chọn giống tốt đƣa vào sản xuất. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất có mối tƣơng quan chặt chẽ với nhau. Năng suất của lạc phụ thuộc vào bản

chất di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh cũng nhƣ kỹ thuật canh tác, quan trọng nhất là đặc tính di truyền của giống.

Chúng tôi tiến hành khảo nghiệm năng suất của các dòng trong điều kiện vụ thu đông, điều kiện khí hậu này có đặc điểm:

- Thời kỳ đầu sinh trƣởng gặp nhiệt độ cao (300C – 350C) nên thời gian sinh trƣởng dinh dƣỡng bị rút ngắn lại, tổng thời gian sinh trƣởng cũng bị rút ngắn 10 – 15 ngày so với vụ xuân. Do đó chất khô tích lũy thấp, số hoa, quả cũng thấp so với vụ xuân.

- Thời kỳ sinh trƣởng cuối thƣờng gặp rét và hạn kéo dài nhất là thời

kỳ chín do đó làm giảm trọng lƣợng quả và hạt.

Vì vậy, năng suất cá thể của lạc thu thấp hơn rất nhiều so với lạc xuân. Song lạc thu vẫn đƣợc gieo trồng với hai mục đích:

- Rút ngắn thời gian bảo quản giống: Nếu chỉ trồng lạc vụ xuân thời

gian bảo quản giống 7 – 8 tháng với thời tiết nóng ẩm khó bảo quản làm giảm sức nảy mầm của hạt. Nếu trồng lạc thu thời gian bảo quản giống chỉ 1 – 2 tháng nên sức nảy mầm cao, sức chống chịu tốt.

- Gieo lạc thu để giống, giảm đƣợc lƣợng giống phải chuẩn bị của vụ

xuân nên tăng lƣợng hàng hóa của lạc xuân.

Dựa trên các yếu tố cấu thành năng suất, chúng tôi đã khảo sát năng suất của các dòng và thu đƣợc kết quả bảng 3.10:

Bảng 3.10: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất Dòng Số quả/cây Tỷ lệ quả chắc (%) Khối lƣợng 100 quả (g) Khối lƣợng 100 hạt (g) Năng suất lý thuyết (tạ/ha) Năng suất thực thu (tạ/ha) DL3 16,7± 1,1 81,9 179,1 52,1 48,5 42,7 DL4 16,6 ± 1,2 80,4 168,9 56,6 40,9 38,5 DL15 28,8 ± 1,1 84,3 199,2 60,8 49,3 46,8 DL20 26,5 ± 1,5 82,8 187,8 63,7 54,6 49,3 DL23 26,2 ± 1,4 80,1 168,1 58,9 54,2 46,5 DL26 24,8 ± 1,1 79,0 160,9 60,4 50,7 42,4 ĐC 15,6 ± 1,2 78,6 161,7 58,7 32,9 30,8

Sau thời gian 105 – 115 ngày, chúng tôi thu hoạch lạc và đánh giá các chỉ tiêu. Qua các số liệu thu đƣợc ở bảng trên ta có thể rút ra một số nhận xét sau:

* Số quả/ cây

Các dòng có sự chênh lệch quả trên cây rõ rệt. Số quả biến động từ 15,6 – 28,8 quả/cây. Các dòng quả nhiều DL15 > DL20 > DL23 còn các dòng DL4, DL3, ĐC cho số quả ít, thấp nhất là dòng ĐC. Tuy nhiên, dòng DL3, DL4 quả có 3 hạt nên số hạt tƣơng đƣơng với DL15.

* Tỷ lệ quả chắc

Tỷ lệ quả chắc biến động từ 78,6% - 84,3%. Dòng có tỷ lệ quả cao nhất là DL15. Dòng DL26 có tỷ lệ quả chắc thấp chỉ cao hơn dòng ĐC do quả bị

thối, sâu . Đây là chỉ tiêu quan trọng nó có mối tƣơng quan thuận và chặt chẽ với năng suất. Tỷ lệ quả chắc phụ thuộc đặc điểm di truyền của giống, điều kiện trồng trọt và điều kiện ngoại cảnh.

* Khối lượng 100 quả

Đây là một tiêu chí quan trọng để quyết định năng suất sau này, chỉ tiêu này phụ thuộc vào giống, dòng cũng nhƣ điều kiện ngoại cảnh.

Qua điều tra cho thấy, các dòng có khối lƣợng 100 quả biến động từ 161,7 – 199,2 g. Dòng DL15 có khối lƣợng 100 quả cao nhất, dòng DL26 có khối lƣợng 100 quả thấp nhất vì quả nhỏ, vỏ mỏng.

* Khối lượng 100 hạt

Đây là tiêu chí cấu thành lạc nhân, là tiêu chí có ý nghĩa lớn nhất trong xuất khẩu cũng nhƣ giá trị xuất khẩu. Hạt to và vỏ lụa hồng có giá trị lớn trên thị trƣờng. Khối lƣợng hạt càng cao thì năng suất nhân càng cao.

Các dòng có khối lƣợng 100 hạt biến động trên phạm vi rộng từ 52,1 – 63,7 g cao nhất là dòng DL20, thấp nhất là dòng DL3. Các dòng DL23, DL26, ĐC có khối lƣợng 100 hạt xấp xỉ bằng nhau.

* Năng suất lý thuyết

Năng suất lý thuyết bằng năng suất cá thể nhân với số cây. Năng suất lý thuyết nói lên tiềm năng cho năng suất của các dòng, giống. Biết đƣợc năng suất lý thuyết cho phép ta có cơ sở để xây dựng các biện pháp kỹ thuật thích hợp nhằm khai thác tối đa năng suất của giống. Mật độ gieo trồng của các dòng, giống là nhƣ nhau nên nếu dòng nào cho năng suất cá thể cao thì dòng đó có năng suất lý thuyết cao.

Qua bảng 3.10 ta thấy các dòng có năng suất lý thuyết biến động từ 32,9 – 54,6 tạ/ha. Dòng có năng suất lý thuyết cao nhất là DL20. Dòng Có năng suất lý thuyết thấp nhất là ĐC với 32,9 tạ/ha, sau đó đến dòng DL4 với 40,9 tạ/ha. Các dòng DL3, DL15, DL26 có năng suất lý thuyết tƣơng đƣơng nhau.

* Năng suất thực thu

Năng suất thực thu là năng suất thực tế thu đƣợc trên đơn vị diện tích thử nghiệm. Mục đích cuối cùng của các nhà chọn giống là làm sao có đƣợc năng suất thực thu của các giống cao nhất. Năng suất thực thu của giống cao hay thấp là do đặc tính của giống và khả năng thích ứng của giống với cơ cấu mùa vụ và điều kiện ngoại cảnh của từng vùng.

Kết quả bảng 3.10 cho thấy: Năng suất thực thu của các dòng, giống biến động từ 30,8– 49,3 tạ/ha. Các dòng thử nghiệm đều cho năng suất cao hơn so với dòng ĐC. Dòng DL15 có năng suất cao nhất, dòng DL3, DL26 cho năng suất ở mức trung bình. Dòng DL4 cho năng suất thấp 38,5 tạ/ha chỉ cao hơn so với dòng ĐC.

Nhìn chung, năng suất của các dòng lạc thực nghiệm tƣơng đối cao hơn hẳn so với các giống đã sản xuất ở địa phƣơng. Đây là thế mạnh của các dòng lạc, nhất là lại đƣợc thử nghiệm trong điều kiện trái vụ (vụ lạc thu đông). Trong điều kiện nhƣ vậy các dòng thử nghiệm cho năng suất vậy là tƣơng đối khả quan, nếu trồng chính vụ thì các dòng có thể cho năng suất cao hơn nhiều.

KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

Qua một thời gian nghiên cứu tôi rút ra một số kết luận nhƣ sau: * Sự sinh trƣởng phát triển

Tất cả các dòng lạc qua thời gian đƣợc trồng làm thí nghiệm, đều sinh trƣởng và phát triển tốt với khí hậu, đất đai ở vùng đƣợc gieo trồng. Cụ thể:

- Các dòng đều có tỉ lệ nảy mầm cao, dòng có tỉ lệ nảy mầm cao nhất là DL20.

- Sinh trƣởng chiều cao và sự phân cành diễn ra đúng thời điểm, mạnh mẽ. Chiều cao, số cành cao hơn so với giống ĐC.

- Các dòng cho nhiều hoa và tỉ lệ đậu quả tƣơng đối cao, điển hình là các dòng DL 20, DL 15, DL23.

- Thời gian sinh trƣởng: Hầu hết các dòng đều có thời gian sinh trƣởng phát triển nhanh hơn dòng làm đối chứng, với đặc điểm này rút đƣợc thời gian thâm canh ở vùng thí nghiệm.

* Năng suất

- Năng suất thực thu của các dòng có sự biến động khác nhau và cao hơn so với giống ĐC. Các dòng cho năng suất cao DL 20, DL15 với 46,8 – 49,3 tạ/ha.

- Dòng DL20 bộc lộ nhiều ƣu thế: Năng suất cao, quả và hạt chắc, mẩy.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và giá trị chọn giống của một số dòng lạc được tạo ra bằng đột biến cảm ứng (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)