2. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.2. Chiều cao cây và sự phân cành
* Chiều cao cây
Chiều cao cây là một chỉ tiêu sinh trƣởng quan trọng, nó phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm di truyền của giống. Chiều cao cây ảnh hƣởng tới khả năng và tốc độ phân cành, cƣờng độ tích lũy chất khô. Tốc độ vƣơn cao biểu hiện tƣơng quan giữa sinh trƣởng thực và sinh trƣởng sinh dƣỡng của cây lạc. Tốc độ vƣơn cao của cây lạc trong từng giai đoạn sinh trƣởng phát triển sẽ ảnh hƣởng tới năng suất của lạc sau này (Lê Song Dự,1977).
Tốc độ tăng trƣởng chiều cao thân tăng dần trong thời kỳ sinh trƣởng dinh dƣỡng (thời kỳ cây con) và đạt cao nhất trong thời kỳ ra hoa rộ (10 – 15 ngày). Tốc độ tăng chiều cao trong thời kỳ đầu sinh trƣởng (2 – 5 lá) đạt 0,01 – 0,03 cm/ngày. Thời kỳ trƣớc ra hoa (5 – 8 lá) đạt 0,3 – 0,6 cm/ngày. Tốc độ này tăng nhanh trong thời kỳ ra hoa và cuối thời kỳ hoa rộ đạt tốc độ cao nhất 0,7 – 1,5 cm/ngày.
Bảng 3.2: Sự tăng trƣởng chiều cao thân cây (cm)
Dòng
Thời gian từ khi gieo hạt đến (ngày)
25 ngày 40 ngày 60 ngày 80 ngày 100 ngày
DL3 10,25 ± 1,0 19,65±0,7 36,48 ± 0,7 44,72 ± 0,6 59,9 ± 0,8 DL4 9,56 ± 1,4 18,75 ± 1,0 36,55 ± 0,9 48,45 ± 0,8 60,32 ± 0,7 DL15 11,25 ± 0,8 23,43 ± 0,8 37,78± 0,9 49,25 ± 0,7 58,11 ± 0,6 DL20 11,35 ± 1,4 22,16± 0,9 35,18 ± 0,8 48,77 ± 0,7 59,52 ± 0,9 DL23 9,68 ± 0,7 19,29 ± 0,9 34,56 ± 1,0 45,84 ± 0,8 58,56 ± 0,7 DL26 10,47 ± 1,2 18,27 ± 0.8 33,86 ± 0,9 43,18 ± 0,6 57,65 ± 0,6 ĐC 9,13 ± 1,1 19,50 ± 1,2 33,78 ± 0,5 40,15 ± 0,7 57,48 ± 0,7
Việc theo dõi đánh giá chiều cao cây qua các giai đoạn khác nhau, giúp ta nắm đƣợc đặc điểm sinh trƣởng của lạc, có biện pháp tác động điều chỉnh sự sinh trƣởng của cây theo đúng quy luật. Sự tác động có thể là kích thích hoặc ức chế, mục đích giúp cho lạc sinh trƣởng đúng quy luật góp phần nâng cao năng suất của lạc. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đo chiều cao cây lạc ở các giai đoạn khác nhau. Thời điểm đo là lúc lạc có sự chuyển biến giai đoạn trong chu trình sinh trƣởng. Kết quả khảo sát đƣợc thể hiện trong bảng 3.4:
- Giai đoạn từ gieo đến 25 ngày: Lạc 5 – 8 lá và chớm ra hoa. Chiều cao cây đạt từ 9,13 – 11,35 cm. Dòng có tốc độ sinh trƣởng mạnh ở giai đoạn này là DL20 đạt chiều cao (11,35 ± 1,4 cm), sau đó đến DL15 đạt (11,25 ± 0,8 cm). Dòng DL3, DL26 có tốc độ sinh trƣởng ở mức trung bình với chiều cao lần lƣợt là (10,25 ± 1,0 cm) và (10,47 ± 1,2 cm). Dòng ĐC có chiều cao thấp nhất là (9,13± 1,0 cm). Dòng DL4 có chiều cao thấp hơn DL23 song chiều cao của các cây đồng đều hơn. Các dòng DL23, DL4, ĐC cây mầm có tốc độ sinh trƣởng chậm.
- Giai đoạn từ gieo hạt đến 40 ngày (thời kỳ ra hoa rộ): Đây là thời kỳ
có tốc độ sinh trƣởng mạnh đạt 0,6 – 0,73 cm/ngày. Dòng DL15 biểu hiện có tốc độ sinh trƣởng mạnh với chiều cao (23,43 ± 0,8 cm). Dòng DL4, DL26 có chiều cao thấp hơn ĐC.
- Giai đoạn từ gieo hạt đến 60 ngày: Đây là giai đoạn đâm tia và hình
thành quả. Thời kỳ này tốc độ tăng trƣởng chiều cao vẫn tiếp tục tăng nhƣng giảm so với giai đoạn trƣớc. Bởi vì, dinh dƣỡng cây bắt đầu chuyển xuống quả lạc. Ở giai đoạn này dòng DL15sinh trƣởng mạnh nhất đạt chiều cao (37,78 ± 0,9 cm). Giống đối chứng có chiều cao thấp nhất (33,78 ± 0,6m). Các dòng DL3, DL4, DL20 có chiều cao tƣơng đƣơng nhau.
- Giai đoạn từ gieo đến 80 ngày: Ứng với thời kỳ quả vào chắc. Ở thời
kỳ này do vật chất di chuyển mạnh về quả nên tốc độ sinh trƣởng của lạc làm ảnh hƣởng đến năng suất sau này. Dòng DL15 có chiều cao lớn hơn so với các dòng khác, dòng ĐC có chiều cao thấp nhất.
- Giai đoạn từ gieo đến 100 ngày: Ứng với thời kỳ chín của quả. Ở thời
kỳ này chiều cao cây đạt mức tối đa. Chiều cao của các dòng nằm trong khoảng từ 57,48– 60,52 cm. Hai dòng có chiều cao tối đa lớn là DL4, DL20 các dòng còn lại thì chiều cao thấp hơn và thấp nhất là giống ĐC.
Chúng tôi nhận thấy sự sinh trƣởng chiều cao của dòng lạc có đặc điểm sau:
- Các dòng có chiều cao tối đa ở mức trung bình và chiều cao của các
dòng là tƣơng đối giống nhau. Giới hạn chiều cao này là do yếu tố di truyền quyết định và do giai đoạn cuối thời tiết bắt đầu khô, lạnh nên ảnh hƣởng tới sự tăng trƣởng chiều cao.
- Các dòng có sự tăng trƣởng chiều cao theo đúng quy luật, riêng dòng
DL4 sự sinh trƣởng chiều cao diễn ra mạnh vào giai đoạn sau khi đâm tia hình thành quả và giai đoạn chín làm ảnh hƣởng tới năng suất của lạc.
- Qua quan sát chúng tôi nhận thấy các dòng lạc có chiều cao vừa phải
(≤ 60,32 cm) không quá tốt, mƣợt lá. Lạc rất dễ bị lốp đổ làm hoa ra ít hoặc quá muộn, số hoa hữu hiệu giảm nên khâu chăm sóc cần hết sức lƣu ý.
* Sự phân cành.
Thời điểm và tốc độ phân cành liên quan chặt chẽ với sự sinh trƣởng của cây. Nếu thân chính sinh trƣởng, phát triển mạnh mẽ sẽ ức chế quá trình phân cành và phát triển cành. Ngƣợc lại, nếu thân chính sinh trƣởng chậm thì cành xuất hiện muộn do đó ra hoa muộn dẫn đến số hoa hữu hiệu thấp, cuối cùng năng suất thấp. Mối liên hệ này phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống và điều kiện ngoại cảnh.
Lạc trồng ở nƣớc ta thƣờng có hai cấp cành, với tổng số 6 - 10 cành gồm 4 - 6 cành cấp 1, 2 - 4 cành cấp hai. Các giống khác nhau có thời điểm phân cành khác nhau và số cành khác nhau [12].
Chúng tôi đã tiến hành đếm số cành của từng dòng khác nhau ở các thời điểm khác nhau. Mục đích xác định thời điểm phân cành, số cành tối đa trên cây sau đó thông qua chỉ tiêu năng suất kết luận về mối liên quan giữa sự phân cành và năng suất. Từ đó điều chỉnh thời điểm phân cành và số cành tối
đa trên cây, để có thể đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Kết quả nghiên cứu thu đƣợc ở bảng 3.3:
Bảng 3.3: Sự phân cành của lạc
Dòng Thời gian từ khi gieo đến (ngày) Số cành
cấp 1
25 ngày 40 ngày 60 ngày 100 ngày
DL3 2,28 ± 0,2 4,05 ± 0,1 6,85± 0,5 7, 67± 0,2 3,92 DL4 2,96 ± 0,1 3,94 ± 0,2 6,92 ± 0,2 7,63 ± 0,3 4,23 DL15 2,73 ± 0,1 4,38 ± 0,2 7,23 ± 0,4 7,82 ± 0,4 4,73 DL20 2,66 ± 0,3 4,11 ± 0,3 7,36± 0,3 7,85 ± 0,4 4,28 DL23 2,69 ± 0,3 4,32± 0,1 7,44 ± 0,5 7,64 ± 0,2 3,98 DL26 2,42± 0,2 4,21 ± 0,4 7,21 ± 0,4 7, 67 ± 0,5 4,35 ĐC 2,03 ± 0,1 3,78 ± 0,3 6,70 ± 0,2 7,14 ± 0,4 3,60
- Thời gian 18 – 20 ngày bắt đầu diễn ra sự phân cành của lạc. Qua theo
dõi thấy dòng DL4, DL15 diễn ra quá trình phân cành sớm. Dòng DL3, ĐC diễn ra quá trình phân cành muộn hơn. Đây là sự phân cành chuẩn bị cho sự ra hoa của lạc.
- Giai đoạn 40 ngày: Đây là thời kỳ lạc ra hoa rộ, tốc độ phân cành của
lạc diễn ra mạnh mẽ nhất. Số cành của các dòng biến động từ 3,78 – 4,38 cành/cây. Dòng DL15 có số cành cao nhất, dòng DL4 và ĐC sự phân cành diễn ra chậm hơn. Số cành/cây của dòng ĐC là thấp nhất.
- Giai đoạn 60 ngày: Đây là thời kỳ đâm tia quả, sự phân cành vẫn tiếp
tục diễn ra. Các dòng DL20, DL23 thì sự phân cành vẫn mạnh mẽ tạo nên các cành cấp 2. Dòng ĐC, DL4 giai đoạn này sự phân cành diễn ra mạnh hơn các giai đoạn trƣớc.
- Các giai đoạn sau thì sự phân cành đã ngừng nhƣng nếu thời tiết có mƣa thì lạc lại tiếp tục phân cành làm ảnh hƣởng tới năng suất sau này. Có thể cành mầm đƣợc mọc lên từ hạt lạc già nảy mầm. Số cành tối đa trên cây từ 7,14– 7,85 cành/cây. Đây là số cành ở mức trung bình so với giống lạc trƣớc đây. Các dòng DL20, DL23 số cành/cây cao làm khóm lạc to, rậm rạp. Dòng ĐC sự phân cành diễn ra mạnh ở giai đoạn cuối làm ảnh hƣởng tới năng suất sau này.
Sự phân cành làm ảnh hƣởng tới mật độ cây, với các dòng sự phân cành diễn ra mạnh nhƣ: DL20, DL23 cần trồng thƣa hơn một chút. Số cành lạc liên quan trực tiếp đến số quả trên cây. Theo nghiên cứu số hoa và số quả ở tầng cành thứ nhất chiếm 50% - 70% tổng số quả của cây, tầng thứ hai chỉ chiếm 20% - 30% tổng số quả của cây và tầng thứ 3 chỉ chiếm dƣới 10% số hoa quả. [4]. Qua thực tế cho thấy, chỉ những hoa ra ở cành cấp 1, ở gốc cây thì tỷ lệ đậu quả mới cao. Hoa lạc ra giai đoạn cuối, thƣờng của cành phát sinh sau và là hoa không hữu hiệu, cần hạn chế ra hoa ở tầng cây này. Vì vây, những dòng diễn ra sự phân cành sớm và số cành cấp 1 cao thì năng suất sẽ cao hơn những dòng khác.
Qua bảng số liệu trên ta thấy, số cành cấp 1 của các dòng biến động từ 3,60 – 4,73cành/cây. Dòng DL15 có số cành cấp 1/ cây cao nhất, dòng ĐC có số cành cấp 1/cây thấp nhất, sau đó đến dòng DL3. Nhìn chung, các dòng đều có số cành cấp 1 cao hơn ĐC.