Theo như phương án 1 thì máy cạp có khối lượng vận chuyển lớn, có khả năng làm nhiều công việc như: đầo, vận chuyển, rải và san đất do đó sẽ giảm được số lượng xe máy thi công trên công trường, chi phí cho máy móc nhỏ hơn các phương án khác. Tuy nhiên, khi dùng máy cạp để đào và vận chuyển đất đòi hởi đường thi công tương đối bằng phẳng, cự ly vận chuyển không lớn, mặt bằng phạm vi thi công rộng rãi. Do đó máy cạp khó thi công ở những vị trí như chân khay và đường vận chuyển có độ cong lớn. Mặt khác, phương án này không tận dụng được máy đã chọn khi đào móng đập.
Phương án 2 và phương án 3 chi phí cho máy thi công cao hơn phương án 1 số máy hoạt động trên công trường nhiều hơn. Tuy nhiên, có thể tận dụng máy đã chọn khi đào móng, khả năng thi công rất linh hoạt khắc phục được các nhược điểm của phương án 1 và có thể rút ngắn thời gian thi công. Sự khác nhau của hai phương án này là sử dụng loại máy để san đất trên mặt đập. Ta thấy khi sử dụng máy san thì cho mặt bằng tốt tuy nhiên năng suất và tính linh hoạt không cao bằng máy ủi, mặt khác trong quá trình thi công mặt bằng đập không yêu cầu quá cao do đó nên sử dụng máy ủi.
Từ những phân tích trên ta chọn phương án 1.
3.3.6. Tính toán xe máy cho phương án chọn
Dựa vào “Định mức dự toán xây dựng công trình - 2005” trang 11 ta xác định được đất ở các bãi vật liệu là đất cấp II.
Ta tính toán chi tiết xe máy cho giai đoạn đắp đập đợt 2 có cường độ lớn nhất. Số lượng xe máy của các đợt đắp đập khác tính toán tương tự.