Các phương pháp tiêu nước hố móng

Một phần của tài liệu Hồ chứa nước Điện Biên 1 nằm trên sông Nậm Hà thuộc địa phận huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên (thuyết minh + bản vẽ) (Trang 32)

Để tiêu nước hố móng thường dùng hai phương pháp cơ bản là: Tiêu nước trên mặt và hạ thấp mực nước ngầm.

a) Phương pháp tiêu nước trên mặt: Phương pháp này thường được dùng trong các

trường hợp sau:

- Hố móng ở vào tầng hạt thô, hệ số thấm tương đối lớn.

- Đáy hố móng ở trên tầng tương đối dày, hoặc không có tầng nước ngầm áp lực. - Tiêu nước trên mặt thích hợp với phương pháp đào móng từng lớp .

Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ làm và rẻ tiền. Tuy nhiên, nó có hạn chế là diện tích bố trí lớn ảnh hưởng đến mặt bằng công trình nhất là các công trình có mặt bằng hẹp. Ngoài ra, tiêu nước trên mặt không thể hạ thấp mực nước nên với những công trình có đáy sâu thì nước ngầm để gây gây ảnh hưởng đến thi công. Nước thấm thoát ra trực tiếp trên mái hố móng dễ gây ra sạt lở.

b) Phương pháp hạ mực nước ngầm: Phương pháp này thường được áp dụng trong

các trường hợp sau:

- Hố móng rộng ở vào tầng đất có hạt nhỏ, hệ số thấm nhỏ.

- Đáy hố móng trên nên không thấm tương đối mỏng, dưới là tầng nước có áp lực. - Khi thi công, yêu cầu phải hạ thấp mực nước ngầm.

Phương pháp này có nhiều ưu điểm như: Làm cho đất trong hố móng khô ráo, tạo điều kiện thuận lợi cho thi công. Do sự vận động của nước ngầm mà đất nền được cố kết và chặt thêm, giảm khối lượng đào móng do mái hố móng nhỏ. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm lớn là thi công phức tạp, giá thành cao, yêu cầu thiết bị và nhân lực có kỹ thuật cao.

Một phần của tài liệu Hồ chứa nước Điện Biên 1 nằm trên sông Nậm Hà thuộc địa phận huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên (thuyết minh + bản vẽ) (Trang 32)