Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về công tác đào tạo nguồn nhân lực và

Một phần của tài liệu THU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH CHAMPASAK (Trang 80)

lực và việc kiểm soát thực hiện Luật lao động

* Công tác đào tạo, thu hút và hỗ trợ nguồn nhân lực.

Ngành giáo dục và đào tạo nhanh chóng triển khai dự án đào tạo nhân lực để

đáp ứng nhu cầu lao động. Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực để thu hút đầu tư có

vai trò quyết định trong những công việc thực hiện thành công sự nghiệp phát triển kinh tế của mình còn tạo cho mỗi cá nhân trong cộng đồng phát huy hết khả năng trí

tuệ của mình đóng góp cho xã hội, qua đó có thu nhập cao hơn để nâng cao chất lượng

sống cho bản thân. Với quan điểm trên, tỉnh cần đa dạng hoá các loại hình đào tạo.

Căn cứ vào qui hoạch kinh tế - xã hội của tỉnh, của từng địa phương để xây dựng kế

hoạch đào tạo nguồn nhân lực có những chính sách, cơ chế cụ thể để thu hút nguồn

nhân lực, bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững.

Trước tiên cần coi trọng hệ thống giáo dục đào tạo chính quy cho các thế hệ

tương lai, từ giáo dục mẫu giáo, mầm non đến giáo dục phổ thông và đào tạo chuyên

nghiệp dạy nghề gắn với chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh và của cảnước.

- Đẩy mạnh đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ cao trong một số lĩnh vực như

công nghệ thông tin, công nghệ sinh học... để sẵn sàng đáp ứng cho các nhà đầu tư vào

tỉnh và đáp ứng cho sự nghiệp xây dựng kinh tế của tỉnh trong 5 – 10 năm tới. Thực tế

ở Champasak cho thấy, đội ngũ những người làm kinh doanh và viên chức nhà nước còn thiếu và yếu. Nét nổi bật của sự yếu kém thể hiện ở chỗ: khảnăng hiểu biết về luật và áp dụng luật, kinh nghiệm nắm bắt thị trường, kinh nghiệm làm ăn với người nước ngoài, trình độ ngoại ngữ, thông lệvà điều luật quốc tế... do vậy cần tiến hành đào tạo bằng các hình thức thích hợp, nhất là đào tạo nghề với sự tham gia của các tổ chức

trong nước và ngoài nước nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu lao động kỹ thuật cao của

nhà đầu tư để họđáp ứng được yêu cầu công việc.

- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật giỏi trong các lĩnh vực

sản xuất công nghiệp, dịch vụ - du lịch, nông nghiệp... phù hợp với xu thế phát triển

khoa học – công nghệ chung cảnước và quốc tế, trước mắt là đáp ứng cho nhu cầu lao

động của các ngành công nghiệp hiện đại ở khu vực FDI.

* Đổi mới cơ cấu nguồn nhân lực.

Ngoài việc chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các khu vực

sản xuất, cần phải tạo cơ sở cho việc thu hút một phần lao động nông nghiệp sang các

lĩnh vực kinh tế khác, nhất là công nghiệp và dịch vụ. Từng bước hình thành một cơ

cấu nguồn nhân lực hợp lý, phù hợp với cơ cấu ngành đã được định ra trong định

hướng là: đến hết 2020 lao động nông lâm ngư nghiệp chiếm tỷ trọng 63,1%, công

nghiệp và xây dựng chiếm 22,1% và dịch vụ chiếm 14,8%; đến năm 2020 tỷ lệ lao

động tương ứng là 50%, 30% và 20%.

- Từng bước tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ công chức nhà nước bằng cách đào

tạo và tuyển dụng theo đúng chức danh; đổi mới công tác tuyển chọn và đề bạt cán bộ, viên chức - bố trí cán bộđúng người, đúng việc. Tạo điều kiện cho cán bộ trẻđược đào

tạo cơ bản, cơ năng lực và thông thạo ngoại ngữ sớm phát huy kiến thức của mình

trong công việc.

- Tổ chức công tác mạng lưới dịch vụ cung ứng lao động, giao dịch tìm hiểu và giới thiệu việc làm.

- Rà soát kế hoạch đào tạo lại đội ngũ cán bộ hiện có sao cho hài hoà giữa các ngành giữa các giai đoạn trước mắt với giai đoạn dài hạn.

Một phần của tài liệu THU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH CHAMPASAK (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)