KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH VISUAL BASIC 6.0

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống thông tin quản lý đầu tư tiền gửi của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 55)

Các giao diện người dùng đồ hoạ, hay GUI ( Graphical User Interface) đã cách mạng hoá ngành công nghiệp vi tính. Chúng chứng minh cho câu

ngạn ngữ "Hình ảnh đáng giá ngàn lời nói" vẫn đúng đối với hầu hết người dùng máy tính. Thay vì dấu nhắc C:> bí ẩn mà người dùng DOS từng gặp lâu nay (một số người từ lâu vẫn lo sợ), người dùng được giới thiệu một màn hình " trên mặt bàn" đầy đủ các biểu tượng, với những chương trình sử dụng mouse và các menu.

Có lẽ điều quan trọng hơn dáng vẻ bề ngoài của các ứng dụng Windows là cảm giác do các phát triển ứng dụng cho Windows. Các ứng dụng Windows thường có một giao diện người dùng nhất quán. Có nghĩa là người dùng có thể dành nhiều thời gian hơn để làm chủ các ứng dụng và ít mất thời gian quan tâm đến các tác dụng gõ phím trong các menu và các hộp thoại. May thay C, Microsoft tiến đến "một dáng vẻ cảm nhận" đồng nhất trong tất cả các sản phẩm của họ, nên người dùng sẽ chỉ cần nghiên cứu một giao diện đơn nhất.

Khi các lập trình viên ngày nay đã cảm nhận lẫn lộn về GUI, mà người dùng mới học lại thích chúng, do đó các chương trình Windows được kỳ vọng dựa cơ sở trên mô hình GUI (và có dáng vẻ và cảm nhận đúng đắn). Do đó, nếu cần phát triển các chương trình cho một phiên bản Windows nào đó, người dùng sẽ muốn một công cụ để phát triển hiệu quả các ứng dụng dựa trên GUI.

Lâu nay đã có vài công cụ để phát triển các ứng dụng Windows. Trước khi Visual Basic được giới thiệu vào năm 1991, việc phát triển các ứng dụng Windows nặng nhọc hơn nhiều so với việc phát triển các ứng dụng trên DOS. Các lập trình viên lo toan rất nhiều thứ, chẳng hạn mouse sẽ làm gì, người dùng ở đâu trong một menu, và họ đã nhấp hay nhấp đúp tại vị trí đã cho. Phát triển một ứng dụng Windows đòi hỏi những lập trình viên chuyên về C và hàng trăm dòng mã lệnh cho tác vụ đơn giản nhất. Đến các chuyên gia cũng phải bối rối.

Khi tung ra Visual Basic 1.0 Bill Gates, chủ tịch kiêm Tổng Giám Đốc Microsoft đã mô tả đó là một sản phẩm "đáng nể". Steve Gibson trong Infoword mô tả Visual Basic như một "kỳ công mới tuyệt vời" và sẽ "thay đổi đáng kể cảm nhận và cách dùng MS Windows". Còn Stewart Alsop, theo tờ New york Time, là người từng tuyên bố "Visual Basic là môi trường lập trình hoàn hảo trong thập kỷ 90".

Trải qua gần 10 năm và 6 phiên bản, Visual Basic như một "công cụ dễ mà mạnh để phát triển các ứng dụng Windows trong Basic". Điều ấy hình như chưa đủ để chứng thực những phô trương trên cho đến khi bạn thực sự thấy rằng hiện nay đang có hàng chục triệu người sử dụng và phát triển ứng dụng MS Windows. Và như Charles Petzold (tác giả của một trong những cuốn sách tiêu biểu về Windows trên C) đã nói trên New york Time: Với những ai trong chúng ta sống bằng nghề giải thích các chi tiết phức tạp trong lập trình Windows cho các lập trình viên, thì Visual Basic là một đe doạ thực sự cho sinh kế của chúng ta...

Visual Basic 2.0 đã nhanh hơn, mạnh hơn và còn dễ sử dụng hơn Visual Basic 1.0 Visual Basic 3.0 tăng thêm những cách thức đơn giản để điều khiển những cơ sở dữ liệu mạnh nhất sẵn có. Visual basic 4.0 hỗ trợ sự phát triển 32 bit và bắt đầu tiến trình chuyển Visual Basic thành một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng đầy đù. Visual Basic 5.0 thêm khả năng tạo tập tin thi hành (.EXE) thực sự và có khả năng lập các điều khiển cho riêng bạn.

Phiên bản 6.0 mới nhất của Visual Basic kế tục truyền thống này: Những ứng dụng Windows 95/98 và Windows NT giờ đây được phát triển chỉ cần rất ít thời gian so với trước đây. Các lỗi lập trình (mối rối - bugs) không còn thường xảy ra nữa, và nếu có, cũng dễ phát hiện và dễ sửa hơn. Nói đơn giản là: Với Visual Basic, việc lập trình dưới Windows không chỉ trở nên hiệu quả hơn mà còn trở nên lý thú hơn.

Đặc biệt, Visual Basic cho phép bổ xung các menu, hộp văn bản, nút lệnh, nút tuỳ chọn, các hộp kiểm tra, các hộp danh sách, thanh cuốn, và các hộp tập tin và thư mục cho các cửa sổ trống. Người dùng có thể dùng các lưới ( Grid) để quản lý dữ liệu trên bảng. Chúng ta có thể truyền thông với các ứng dụng Windows khác, và có thể là quan trọng nhất có một phương pháp dễ dàng để người dùng điều khiển và truy nhập các cơ sở dữ liệu. (Những thành phần đó được Visual Basic gọi là các điều khiển control).

Có thể có nhiều cửa sổ trên màn hình. Các cửa sổ này có toàn quyền truy cập clipboard và các thông tin trong hầu hết các ứng dụng Windows khác. Chúng ta có thể dùng Visual Basic để truyền thông với các ứng dụng khác đang chạy dưới Windows, dùng phiên bản hiện đại nhất của công nghệ COM /OLE trong Windows.

CHƯƠNG III

PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG ĐÀU TƯ VÀ

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống thông tin quản lý đầu tư tiền gửi của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w