IV: Chỉ còn sẹo trên kết mạc, khỏi bệnh.
Bệnh võng mạc trẻ đẻ non
Cần phân biệt bệnh võng mạc trẻ đẻ non với các bệnh có dấu hiệu đồng tử trắng như: đục thể thủy tinh, bệnh Coats, ung thư võng mạc, viêm màng bồ đào, tồn lưu tăng sinh dịch kính nguyên thủy, hoặc một số tổn hại võng mạc bẩm sinh khác.Bệnh võng mạc trẻ đẻ non (còn gọi là xơ sản sau thể thủy tinh) trước đây là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến mù lòa ở trẻ em. Bệnh xuất hiện ở những trẻ đẻ chưa đủ tháng, cân nặng khi sinh thấp và được chăm sóc trong môi trường có nồng độ oxy cao của lồng ấp. Những năm gần đây, nhờ những tiến bộ trong việc chăm sóc trẻ đẻ non, tỉ lệ trẻ đẻ non có cân nặng thấp sống được càng tăng nên bệnh võng mạc trẻ đẻ non đã trở thành vấn đề càng ngày càng được chú ý. Hiện nay, sự hiểu biết về cơ chế bệnh sinh cũng như việc điều chỉnh mức oxy lồng ấp thích hợp đã góp phần làm giảm đáng kể tỉ lệ mù lòa do bệnh. Bệnh võng mạc trẻ đẻ non nếu được phát hiện và điều trị sớm thì có thể ngăn chặn được mù lòa.
Bệnh sinh
Cơ chế bệnh sinh của bệnh võng mạc trẻ đẻ non hiện nay vẫn còn chưa rõ ràng. Một thuyết phổ biến nhất hiện nay nêu lên sự liên quan với nồng độ oxy. Nồng độ oxy tăng dẫn đến sự co các mạch máu chưa hoàn chỉnh ở võng mạc ngoại vi, từ đó gây ra thiếu máu cục bộ và tăng sinh tân mạch và xơ hóa ở vùng võng mạc thiếu máu, cuối cùng là bong võng mạc. Nhiều yếu tố có liên quan đến sự phát sinh bệnh như cân nặng khi sinh, số tháng tuổi khi sinh, hội chứng suy hô hấp hoặc bệnh nhiễm trùng khi sinh. Trong số này, cân nặng khi sinh thấp là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh. Trẻ đẻ non có cân nặng khi sinh càng thấp thì nguy cơ xuất hiện bệnh võng mạc càng cao. Khoảng 50% trẻ sinh ra với cân nặng dưới 1250 g có dấu hiệu của bệnh võng mạc trẻ đẻ non.
Chẩn đoán
Bệnh võng mạc trẻ đẻ non thường xuất hiện ở võng mạc ngoại vi, nhất là ở phía thái dương. Bệnh tiến triển theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1, có một đường ranh giới rõ ràng (tức là cầu nối tắt giữa động mạch và tĩnh mạch) giữa vùng võng mạc có mạch máu và vùng võng mạc chưa có mạch máu. Giai đoạn 2, xuất hiện một gờ nổi lên (cầu nối tắt to ra). Giai đoạn 1 và 2 tiên lượng tốt, bệnh có thể tự thoái triển. Giai đoạn 3, từ đường gờ sinh ra các tân mạch phát triển vào trong dịch kính. Tân mạch cũng có thể xuất hiện ở võng mạc cực sau (giai đoạn bổ xung). Giai đoạn 3 và giai đoạn bổ xung có tiên lượng nặng, vì tân mạch có thể ảnh hường đến thị lực và là nguyên nhân gây tăng sinh xơ và co kéo dẫn đến bong võng mạc.
Hình - Bệnh võng mạc trẻ đẻ non giai đoạn 3 và 4
Chẩn đoán phân biệt
Cần phân biệt bệnh võng mạc trẻ đẻ non với các bệnh có dấu hiệu đồng tử trắng như: đục thể thủy tinh, bệnh Coats, ung thư võng mạc, viêm màng bồ đào, tồn lưu tăng sinh dịch kính nguyên thủy, hoặc một số tổn hại võng mạc bẩm sinh khác.
Điều trị
Điều trị bệnh võng mạc trẻ đẻ non chủ yếu bằng phẫu thuật, ở giai đoạn sớm có thể điều trị bằng lạnh đông, quang đông laser để tiêu hủy các vùng võng mạc thiếu máu. ở giai đoạn muộn điều trị bằng phẫu thuật cắt dịch kính-võng mạc.