NÉT TINH TẾ, TÀI HOA CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG TRONG KHÁM PHÁ ĐỜI SỐNG LỊCH SỬ VĂN HÓA

Một phần của tài liệu toàn văn Phong cách nghệ thuật Nguyễn Huy Tưởng (Trang 75)

TRONG KHÁM PHÁ ĐỜI SỐNG LỊCH SỬ - VĂN HÓA Lịch sử là nguồn cảm hứng lớn, xuyên suốt hành trình sáng tạo của Nguyễn Huy Tưởng. Nhắc đến ông, bạn đọc thường nhắc tới danh hiệu thân quen “người chép sử bằng văn chương”. Dòng chảy lịch sử quá khứ và hiện tại luôn hiện diện rõ nét từ tên nhan đề đến hình ảnh, chi tiết, sự kiện, nhân vật, ngôn ngữ, dù ở thể loại tiểu thuyết, kịch, truyện thiếu nhi hay những trang tùy búy, bút kí… tất cả đều nhuốm sắc màu lịch sử và hơi thở thời đại.

Yêu nước, yêu lịch sử dân tộc là hai phẩm chất nổi bật trong con người và văn nghiệp Nguyễn Huy Tưởng, nó quyện hòa, thấm sâu trong từng câu chữ thể hiện tư tưởng, quan điểm nhất quán của nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật. Với Nguyễn Huy Tưởng, lịch sử là niềm đam mê, viết về lịch sử là một sở trường, là sứ mệnh, trách nhiệm thiêng liêng, nhất là trong bối cảnh đất nước đang chìm trong bóng đêm nô lệ. Trở về cội nguồn dân tộc, người đọc có thể cảm nhận được hình bóng cha ông, hồn cốt dân tộc qua những trang sử do các sử gia ghi chép lại, và cũng có thể thông qua những trang văn của Nguyễn Huy Tưởng để hiểu sâu sắc hơn lịch sử đất nước mình. Lịch sử là những sự kiện đã trải qua trong quá khứ nhưng qua tài nghệ và lối viết độc đáo của Nguyễn Huy Tưởng, những sự kiện vốn bị lớp bụi thời gian phủ mờ bỗng trở nên sinh động, có hồn.

Có thể nói yếu tố lịch sử là một điểm nhấn quan trọng, là tín hiệu nghệ thuật để tiếp cận thế giới nghệ thuật độc đáo và giải mã được bức thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm tới bạn đọc, và đặc biệt qua đó có thể nhận diện được cốt cách, văn phong Nguyễn Huy Tưởng. Trong chương này, chúng tôi đi sâu tìm hiểu những dấu ấn sáng tạo của nhà văn ở bình diện nội dung tư tưởng tác phẩm qua cách thức nhà văn lựa chọn vùng hiện thực thẩm mỹ, chất liệu sáng tác, các kiểu nhân vật chính… để từ đó khẳng định Nguyễn Huy Tưởng là một cây bút chuyên viết về đề tài lịch sử, nhà văn của Hà Nội với những trang viết tài hoa, độc đáo.

3.1. Vùng hiện thực thẩm mĩ đặc sắc trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng

Mỗi nhà văn trong quá trình sáng tạo đều lựa chọn được cho mình một vùng hiện thực thẩm mĩ để khai thác, phản ánh. Vùng hiện thực thẩm mĩ trong sáng tạo văn chương khá đa dạng, đó có thể là vùng thôn quê hay thành thị; miền núi hay đồng bằng; con người hay thế giới loài vật… Ở một nghĩa nào đó, vùng hiện thực thẩm mĩ có thể gọi là vùng đề tài ưa thích, vùng quê sáng tác của nhà văn hay có thể gọi đó là không gian - đối tượng chính mà người viết hướng tới phản ánh, tái hiện. Việc lựa chọn vùng hiện thực thẩm mĩ sẽ chi phối, tác động đến việc thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm, cách thức biểu hiện, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật…, làm nên những đặc điểm riêng biệt, độc đáo trong sáng tác của mỗi nhà văn.

Để có được vùng hiện thực thẩm mĩ phù hợp phụ thuộc vào năng lực, sở trường, niềm đam mê và sự quan tâm của nhà văn đối với những vấn đề mà cuộc sống đặt ra. Đồng thời những tác động của môi trường sống, bối cảnh thời đại và những đòi hỏi, yêu cầu của công chúng bạn đọc sẽ là những yếu tố thử thách để người nghệ sĩ khẳng định tài năng, phát huy sở trường, thế mạnh của ngòi bút.

Thông qua vùng hiện thực thẩm mĩ được phản ánh, người đọc sẽ thấy được mối cảm hoài, tâm tư, tình cảm, thái độ của nhà văn trước cuộc sống - con người. Trong văn học Việt Nam hiện đại, nếu Vũ Trọng Phụng hướng ngòi bút vào phản ánh sự nhố nhăng, đồi bại của xã hội đô thị Hà Nội những năm 1936 -1939 thì Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao lại hướng ngòi bút vào phản ánh cuộc sống khốn cùng của những người dân nông thôn khi phải lâm vào bước đường cùng vì sưu cao thuế nặng, vì sự bóc lột của thực dân, phong kiến và những hủ tục của việc làng… Với nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, trên bước đường đến với nghệ thuật ông cũng đã chọn được cho mình vùng hiện thực thẩm mĩ là dòng chảy lịch sử dân tộc trong quá khứ, hiện tại với niềm tự hào về những chiến công thời đại, về những cuộc chiến đấu oanh liệt của ông cha; là niềm khắc khoải, suy tư về vẻ đẹp của kinh thành Thăng Long - Hà Nội trong kháng chiến và trong thời bình. Tất cả được thể hiện một cách đậm nét, xuyên suốt trong toàn bộ hành trình sáng tạo của nhà văn. Ở đây

chúng tôi gọi đó là niềm cảm thức mãnh liệt của Nguyễn Huy Tưởng về những phương diện khác nhau của vùng hiện thực đó. Qua cách lựa chọn, triển khai những đề tài cụ thể trong vùng hiện thực thẩm mĩ của nhà văn, luận án sẽ chỉ ra mối quan tâm đặc biệt của Nguyễn Huy Tưởng đối với lịch sử, với Thăng Long - Hà Nội.

3.1.1. Cảm thức về truyền thống lịch sử dân tộc

Là người giàu lòng yêu nước, Nguyễn Huy Tưởng tìm về với lịch sử như một lẽ tự nhiên. Nhìn vào tên nhan đề các tác phẩm, tuy được viết trong những giai đoạn, thời điểm khác nhau nhưng xâu chuỗi nội dung, chủ đề được phản ánh, người đọc có thể nhận thấy một tư tưởng, quan điểm nhất quán xuyên suốt. Nguyễn Huy Tưởng muốn mượn văn chương và qua văn chương để tái hiện, tạo dựng bức tượng đài nghệ thuật về lịch sử dân tộc trong bốn nghìn năm dựng nước, giữ nước.

Trở về thuở bình minh lịch sử, Nguyễn Huy Tưởng viết An Dương

Vương xây thành Ốc nhằm ngợi ca công lao to lớn của An Dương Vương trong

việc đắp lũy, xây thành chống lại dã tâm xâm lược của Triệu Đà. Đề cập đến cuộc nổi dậy của nhân dân chống lại ách đô hộ của giặc phương Bắc trong

những năm Bắc thuộc, Nguyễn Huy Tưởng viết Cột đồng Mã Viện. Đến thời kỳ độc lập tự chủ, bảo vệ bờ cõi non sông, nhà văn sáng tác An Tư, Lá cờ thêu

sáu chữ vàng, Hội nghị Diên Hồng…để nói lên khí phách, tinh thần, sức mạnh

của quân dân nhà Trần với ba lần đánh thắng giặc Nguyên Mông xâm lược. Bước sang thời Lê - Trịnh với những lục đục, khủng hoảng, rối ren trong cung vua phủ chúa, Nguyễn Huy Tưởng ghi lại thời kỳ đầy biến động đó của lịch sử

trong các tác phẩm Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, và kết lại ở hình ảnh người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh trong Kể

chuyện Quang Trung.

Khi lịch sử chuyển sang trang mới, ngòi bút Nguyễn Huy Tưởng có sự chuyển hướng kịp thời, theo sát những bước chuyển mình của đời sống xã hội. Viết về không khí nổi dậy của đồng bào miền núi những năm kháng chiến

chống Pháp, Nguyễn Huy Tưởng có Bắc Sơn. Viết về Thủ đô kháng chiến, có

Những người ở lại, Sống mãi với Thủ đô, Lũy hoa. Viết về chiến dịch Biên giới

Lục. Và khi đề cập đến không khí hồ hởi của nhân dân trong công cuộc xây

dựng cuộc sống mới ở miền Bắc, hàn gắn vết thương chiến tranh, Nguyễn Huy

Tưởng viết Bốn năm sau.

Đây là hành trình sáng tạo bền bỉ, kiên trì với đề tài lịch sử, chứng tỏ sức sáng tác dẻo dai, niềm say mê mãnh liệt của nhà văn. Tùy vào tính chất, đặc điểm của mỗi thời kỳ, cụ thể hơn là tùy vào đối tượng phản ánh, công chúng tiếp nhận mà nhà văn có cách xử lý đề tài linh hoạt, biểu đạt ý tưởng ở những phương thức, thể loại đa dạng.

Với Nguyễn Huy Tưởng, lịch sử không chỉ được thể hiện qua những tác phẩm nghệ thuật với những hư cấu, sáng tạo, mà còn được thể hiện trong những ghi chép về những lần gặp Bác, trong các biên bản hội nghị tranh luận văn nghệ ở Việt Bắc, những bản kiểm thảo cá nhân và đặc biệt là những trang nhật ký mà ông có ý thức ghi lại từ rất sớm (bắt đầu từ ngày 2/11/1930 khi còn là cậu học sinh trường Bonnal - Hải Phòng cho đến ngày 21/6/1960 được viết trên giường bệnh Bệnh viện Việt - Xô, ít ngày sau khi ông qua đời). Toàn bộ nhật ký Nguyễn Huy Tưởng gồm 40 quyển, quyển nhỏ nhất chỉ bằng hơn nửa lòng bàn tay được nhà văn ghi lại một cách đều đặn trong suốt quá trình sống và sáng tác. Đó là những tâm sự về chuyện đời, chuyện nghề và cả những câu chuyện thầm kín riêng tư không dễ sẻ chia. Nhưng bao trùm nhật ký là không khí thời đại, những biến chuyển của đời sống xã hội, đời sống văn học nghệ thuật, vì thế cuốn nhật ký còn mang dáng dấp của một cuốn biên niên sử được cảm nhận qua lăng kính của người nghệ sĩ.

Viết về lịch sử dân tộc, Nguyễn Huy Tưởng không chạy theo thị hiếu tầm thường, không sa vào những quan niệm hẹp hòi dân tộc chủ nghĩa, mà trên cơ sở, lập trường của một thanh niên yêu nước sớm giác ngộ lý tưởng cộng sản, đi theo cách mạng, kháng chiến, vì thế, khai thác đề tài lịch sử, Nguyễn Huy Tưởng tôn trọng sự thật như nó vốn có, không xuyên tạc, tô hồng. Nếu như một số cây bút lãng mạn cùng thời tìm về quá khứ lịch sử để chạy trốn, thoát li thực tại, chối bỏ trách nhiệm cá nhân; một số khác do cái nhìn định kiến, phiến diện, chịu tác động xấu của những tư tưởng phản động đã bẻ cong ngòi bút, viết sai sự thực, bôi nhọ hình tượng các nhân vật anh hùng, Nguyễn Huy Tưởng không đồng tình, ông chủ trương một lối viết trung thực với thái độ trân

trọng, ngợi ca, phản ánh đúng tinh thần lịch sử thời đại. Và những tác phẩm về đề tài lịch sử của ông đã đem đến cho bạn đọc cái nhìn biện chứng, khách quan, hiểu rõ hơn truyền thống lịch sử, thấy được trách nhiệm, bổn phận của bản thân trước vận mệnh quốc gia, dân tộc.

Với số lượng lớn tác phẩm viết về đề tài lịch sử, tính từ tác phẩm đầu tay

Vũ Như Tô (1941) đến tác phẩm cuối cùng Sống mãi với Thủ đô (1960), có thể

khẳng định rằng lịch sử đã trở thành đề tài xuyên suốt trong hành trình sáng tạo của nhà văn, tạo được sức hấp dẫn trong lòng công chúng bạn đọc. Mỗi tác phẩm viết về đề tài lịch sử đều xuất phát từ một quan niệm đúng đắn, tiến bộ, một ý thức, tinh thần đầy trách nhiệm của người nghệ sĩ - công dân nặng tình với văn hóa dân tộc.

Nhìn nhận tác phẩm về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng, người đọc có thể nhận thấy rõ những chuyển biến tích cực trong tư tưởng, quan niệm sáng tác của nhà văn qua hai giai đoạn sáng tác. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nguyễn Huy Tưởng thường chọn những thời điểm lịch sử đã lùi xa trong quá khứ để phản ánh. Và những sự kiện, giai đoạn tác động mạnh đến tình cảm, thái độ của nhà văn là những sự kiện lớn, có ý nghĩa trọng đại, gắn liền với những bước ngoặt lịch sử. Đó là thời kỳ An Dương Vương dựng nước, thời vua tôi nhà Trần đại phá quân Nguyên, thời vua Lê chúa Trịnh.

Lịch sử ở những “khúc quanh”, những thời khắc với những chuyển biến dữ đội trong sự đối đầu, xung đột với kẻ thù, tự nó cũng đã phản ánh không khí thời đại, đồng thời nói lên bút lực, niềm đam mê và tư duy nghệ thuật về lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng. Nhà văn Pháp Alexandre Dumas khi nói về kinh nghiệm sáng tác văn chương về đề tài lịch sử có viết: “Lịch sử đối với tôi là gì? Nó chỉ là một cái đinh để tôi treo các bức họa của tôi mà thôi.” Nghiên cứu sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng ở giai đoạn sáng tác trước cách mạng, chúng tôi thấy quan điểm này có một phần chi phối, khi ông không quá lệ thuộc, nô lệ vào các tài liệu lịch sử, mặc dù trong quá trình chuẩn bị viết ông đã cất công tìm hiểu, sưu tầm những tri thức lịch sử về văn hóa phong tục, sinh hoạt, ngôn ngữ của những thời kỳ đã qua. Trước những tư liệu ít ỏi mà sử gia ghi chép lại, Nguyễn Huy Tưởng đã có sự lựa chọn những chi tiết, sự kiện, nhân vật tiêu biểu, có ý nghĩa khái quát để vừa phản ánh được không khí, tinh thần thời đại.

Cảm hứng chính, bao trùm lên sáng tác giai đoạn này là cảm hứng lãng mạn - trữ tình, thông qua những câu chuyện, biến cố lịch sử, qua cuộc đời, số phận các nhân vật, nhà văn muốn kí thác những tâm sự thầm kín, những vấn đề về nghệ thuật và cuộc đời.

Ví như khi viết Vũ Như Tô - một vở bi kịch lịch sử đề cập đến bi kịch của

người kiến trúc sư có tài trời dưới thời vua Lê Tương Dực, nhà văn chỉ dựa vào

một phần tư liệu trong Việt sử thông giám cương mục:

Vũ Như Tô, một người thợ ở Cẩm Giàng, xếp cây mía làm thành kiểu mẫu cung điện lớn trăm nóc, dâng lên nhà vua; nhà vua bằng lòng phong cho Như Tô làm đô đốc đứng trông nom việc dựng hơn trăm nóc cung điện lớn có gác, lại khởi công làm Cửu trùng đài… sửa sang xây dựng hết năm này qua năm khác. Quân và dân phải đi làm việc bị bệnh dịch, chết mất khá nhiều… Nguyễn Hoằng Dụ đóng quân ở Bồ Đề được tin Duy Sản bạo nghịch giết vua, bèn chém Vũ Như Tô ở ngoài cửa thành. Lúc Như Tô bị giết, mọi người đều chỉ trích chê cười, có người nhổ nước bọt vào thây của hắn. [176, tr.113]

Còn khi viết về An Tư trong cuốn tiểu thuyết cùng tên, tác giả cuốn

Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) cho rằng:

Riêng về công chúa An Tư, tác giả chỉ dựa vào được một câu trong

Đại Việt sử ký toàn thư: “Khiển nhân tống An Tư công chúa / Vu Thoát

Hoan dục thư quốc nan dã” và một đoạn trong An Nam chí lược: “Ngày

mồng sáu là ngày Ất Dậu, Giảo Kỳ đem bọn Chương Hiến Hầu đánh tan quân của quốc đệ là Trần thái sư, Trần Khải ở bến Phú Tân, chém được một nghìn thủ cấp, Thanh Hóa và Nghệ An đều hàng cả. Thế tử sợ, sai tông nhân là Trung Hiếu Hầu Trần Dương xin hòa, lại sai luôn cận thị là Đào Kiên đem quốc muội dâng Trấn Nam Vương xin hưu chiến.” Những sự kiện khác như câu chuyện Trần Lai đem cơm gạo hẩm dâng lên vua; Yết Kiêu, Dã Tượng cứu thoát Trần Quốc Tuấn; Triệu Trung mặc quân phục nhà Tống giúp Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật đánh trận Hàm Tử Quan; Nguyễn Thông, Nguyễn Khả Lạp đem dân binh giúp Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải đánh trận Chương Dương rồi đánh vào Thăng Long, v.v. Nguyễn Huy Tưởng đều

dựa vào Việt sử thông giám cương mục hoặc Đại Việt sử ký toàn thư.

[41, tr. 114].

Từ những nguồn tư liệu hạn chế mà sử sách ghi chép lại, Nguyễn Huy Tưởng đã có sự xâu chuỗi, kết hợp với trí tưởng tượng mãnh liệt, tái hiện một cách sinh động những câu chuyện lịch sử đã diễn ra hàng nghìn năm.

Viết về đề tài lịch sử là điều không dễ với nhiều khó khăn thách thức đặt ra, đòi hỏi cái tâm, cái tầm và văn tài của người viết, phải vượt qua những rào cản về không gian, thời gian với những khác biệt về ngôn ngữ, văn tự cổ xưa, về cung cách, lối sống, văn hóa, phong tục của những giai đoạn khác nhau. Với Nguyễn Huy Tưởng, ngay từ thuở thiếu thời, những câu chuyện lịch sử mang sắc màu huyền thoại, cổ tích về các nhân vật lịch sử, những trận đánh lớn của ông cha qua lời kể của người bác và anh trai đã đi vào tiềm thức, trở thành

Một phần của tài liệu toàn văn Phong cách nghệ thuật Nguyễn Huy Tưởng (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)