Biểu d−ơng, ca ngợi cái thiện

Một phần của tài liệu Triết lý đạo đức trong kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca việt nam (Trang 69)

Về cái thiện và những khía cạnh thuộc vấn đề, khái niệm ấy đ−ợc bàn luận khá nhiều trong kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam.

3.1.1. Ân nghĩa, trách nhiệm của cha mẹ và con dành cho nhau

Trong tác phẩm tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam có khá nhiều câu triết luận, triết lý về công lao, tình cảm của cha mẹ dành cho con.

Ng−ời đọc thấy không ít mệnh đề tại kho tàng sáng tác nói trên khẳng định, bình luận một cách khái quát về công lao to lớn của cha mẹ đối với con. Chẳng hạn, câu tục ngữ "Công cha nghĩa mẹ"; những câu ca dao: "Công cha nghĩa mẹ núi Hoành Sơn nào tày", "ơn cha nặng lắm ai ơi! / Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng c−u mang" [1, tr.55, 201, 611]; và mấy câu dân ca: "Thập ân phụ mẫu xem tày Thái Sơn", "Công cha nh− núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ nh− n−ớc trong nguồn chảy ra", "Công cha đức mẹ cao dày / C−u mang trứng n−ớc những ngày còn thơ" [96, tr.279-280]. Đó là những lời khẳng định và bình luận của ng−ời làm tác phẩm đ−ợc khảo sát ở đây. Vẫn nhằm mục đích thể hiện, chuyển tải nội dung, t− t−ởng này, tác giả tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam còn mô tả cảm nhận của những ng−ời con nói về cha mẹ. Câu tục ngữ "Lên non mới biết non cao, nuôi con mới biết công lao mẫu từ", câu ca dao "Soi g−ơng mới biết mặt mình / Nuôi con mới biết công trình mẹ cha" [1, tr.97, 694], câu dân ca " Công cha nh− ngọc, nghĩa mẹ nh− vàng / Đạo làm con ch−a trả huống chi chàng ng−ời d−ng" [96, tr.725], v.v. là những tác phẩm ghi lại lời những ng−ời con khẳng định công lao của cha mẹ dành cho mình. Tóm lại, nhiều tác phẩm đang đ−ợc xem xét đã bàn luận, khẳng định một cách khái quát về công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Có không ít tác giả tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam đã sử dụng các hình dung từ nh− "trời", "núi Hoành Sơn", "núi Thái Sơn", "n−ớc trong nguồn", "cao dày", "non cao", và dùng những tính từ chỉ phẩm chất nh− "ngọc", "vàng", v.v. để nói về công lao to lớn, quý báu của cha mẹ dành cho con. Lối mô tả, diễn

đạt bằng hình ảnh và màu sắc nh− thế đã để lại ấn t−ợng sâu sắc, khó phai mờ trong tâm trí ng−ời đọc về ân nghĩa của những bậc cha mẹ có thể nói là đến mức vĩ đại dành cho những đứa con do chính họ sinh ra.

Trong sáng tác trên, không chỉ có những triết lý khái quát nh− đã nói, mà còn cụ thể hoá công lao, ân nghĩa của cha mẹ đối với con cái. Không ít tác phẩm tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam bàn về công cha mẹ sinh thành nuôi d−ỡng con. "Con có cha mẹ đẻ, không ai ở lỗ nẻ mà lên", "Công cha ba năm sinh thành tạo hoá / Nghĩa mẹ chín tháng cực khổ c−u mang" [1, tr.53, 340], "Có cha sinh mới ra ta / Làm nên thời bởi mẹ cha vun trồng" [96, tr.280], "Sinh con nào quản công phu / Công cha nghĩa mẹ bể hồ láng lai / Kể từ gìn giữ trong thai / Trải hai trăm tám m−ơi ngày sinh ra" [34, tr.462]. Nếu nh− ở trên nói khái quát về công lao rất to lớn của cha mẹ dành cho con cái, thì ở đây - những câu triết luận này - công sinh thành con cái của những bậc phụ mẫu đ−ợc diễn đạt rõ, cụ thể thêm: không chỉ có to lớn, nhiều, mà còn cực khổ, khó nhọc nữa.

Vẫn trong tác phẩm đang bàn, những câu triết luận sau là sự chi tiết, cụ thể hơn về công nuôi d−ỡng con cái, không quản gian khổ, vất vả vì con của những ng−ời làm cha, làm mẹ: "Chim trời ai dễ đếm lông / Nuôi con ai nỡ kể công tháng ngày", "Nuôi con ai nỡ kể tiền cơm", "Anh đi làm m−ớn nuôi ai / Cho áo anh rách cho vai anh mòn ? / Anh đi làm m−ớn nuôi con / áo rách mặc áo, vai mòn mặc vai", "Nuôi con chẳng quản đến thân / Chiếu rách mẹ chịu, áo khăn con nằm / Có khi trời rét căm căm / Mệt chẳng đ−ợc nằm đói chẳng đ−ợc ăn / Mong sao cho con thành thân / Đi học đi mần (làm) gây dựng cho con" [1, tr.42, 126, 192, 597-598]. Theo sự mô tả của nhiều tác giả tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam ở đây thì những bậc cha, mẹ nuôi con từ bé đến lớn đều không kể công, không quản ngại gian khổ, vất vả, khó khăn, nghèo đói của chính mình để dành cho con tất cả, và luôn −ớc muốn, hy vọng con cái thành đạt bằng cách tạo cơ sở, điều kiện cho con cái phát triển. Những ng−ời cha, ng−ời mẹ Việt Nam đích thực đều chân thật cả trong suy nghĩ, cả trong việc làm cụ thể cho con, vì con.

Độc giả cùng giới nghiên cứu đều không khó khăn gì trong việc nhận ra tại kho tàng tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam có nhiều triết lý về sự độ l−ợng và trách nhiệm của cha mẹ đối với con.

Câu tục ngữ "Bát mẻ đánh con sao đành" [1, tr.28] vừa nh− là sự nhận xét, tổng kết thực tế, vừa nh− lời khuyên, nhắc nhở các bậc cha mẹ phải sẵn sàng bỏ qua những lỗi lầm, sơ suất của con. Và, nó còn là lời cảnh báo, tỏ thái độ bất bình với những ai quá nghiêm khắc trừng phạt con khi chúng có khuyết điểm.

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu triết luận, mệnh đề làm sáng tỏ công lao, ân nghĩa to lớn của cha mẹ đối với con cái, cụ thể hơn là khẳng định những bậc cha mẹ chịu trách nhiệm, mất mát hy sinh cho con. Khi tổng kết, khái quát thực tế để đúc kết thành câu tục ngữ "Cá chuối đắm đuối vì con" [1, tr.33], tác giả của nó đã thể hiện t− t−ởng, quan niệm của dân tộc ta về nghĩa vụ, trách nhiệm, l−ơng tâm của cha mẹ phải không quản ngại, chịu khó khăn, đau khổ, tổn thất vì con. Cá chuối mẹ là loài vật điển hình về quan tâm, chăm sóc con của nó. Nó dẫn theo cả đàn con còn bé nhỏ đi kiếm ăn. Khi thấy lâu ch−a tìm đ−ợc mồi ăn cho đàn con d−ới n−ớc, cá chuối mẹ quẫy mạnh nhảy lên bờ giả vờ chết cho đàn kiến tiến tới cắn đốt, hút máu của nó. Nó chịu đựng đau đớn đến khi nào có nhiều con kiến bám, bâu đầy mình nó, nó mới giãy, văng mình xuống n−ớc cho đàn con nó ăn kiến no nê. Cá chuối mẹ th−ơng, chăm, quan tâm, lo miếng ăn cho con đến mức không hề quản ngại khó khăn, đau khổ, hơn nữa, không loại trừ tổn thất lớn, thậm chí phải kết thúc cả sự sống của nó. Trong cuộc sống xã hội, anh, hoặc chị, hoặc bất kỳ ai đều có thể tìm thấy, chứng kiến nhiều ng−ời chị, bà mẹ Việt Nam th−ơng con, quan tâm, chăm sóc, sẵn sàng chịu tổn thất, mất mát, hy sinh cho một hoặc nhiều đứa con thân yêu của mình giống nh− cá chuối mẹ "đắm đuối vì con". Những câu ca ngợi ng−ời phụ nữ, đại loại nh−, nếu không có bà mẹ thì cả nhà thơ, cả các anh hùng cũng đều không có, tuy hơi thái quá, nh−ng đã phản ánh, khẳng định đúng về công lao, trách nhiệm cực kỳ to lớn và hết sức cảm động của hầu hết những ng−ời mẹ đối với con của họ.

Nhiều mệnh đề, tác phẩm trong kho tàng tục ngữ Việt Nam khẳng định công lao, ân nghĩa của cha mẹ sẵn sàng chịu trách nhiệm, hy sinh vì con, cho con: " Có con phải khổ vì con", "Con dại, cái mang" [1, tr.48, 53]. Theo triết lý ấy thì cha mẹ phải sẵn sàng, chấp nhận gian khổ, vất vả và chịu mọi trách nhiệm về các phẩm chất, việc làm sai trái của con. Điều đ−ợc khẳng định trong kho tàng tục ngữ đó thực chất là phản ánh, ghi nhận quan niệm của ông cha ta. Trên thực tế đã có, tuy ch−a đến mức phổ biến, nh−ng cũng

không còn là cá biệt, những gia đình có con em h− hỏng, hút xách, làm điều phi pháp. Nh−ng, một số, chứ không phải là tất cả, bậc cha mẹ ở đấy đã tỏ ra ch−a thấy đ−ợc trách nhiệm của mình tr−ớc những phẩm chất, hành động phi pháp của con. Một số ng−ời làm cha mẹ rất khổ tâm, ân hận vì con h−

hỏng. Một số khác lại có sự ngụy biện, không nhìn thấy, hoặc tránh thừa nhận thiếu sót, sai lầm của mình dẫn đến hệ quả con của họ có hành vi, phẩm chất tồi tệ.

Trong kho tàng tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam hàm chứa nhiều mệnh đề, câu triết luận về tình cảm và việc làm của con đền đáp, chăm sóc

cha mẹ. Đây là nội dung có quan hệ hữu cơ, gắn bó máu thịt với chủ đề công

lao của cha mẹ đối với con trong tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam, và nó cũng cần đ−ợc nghiên cứu để làm sáng rõ hơn những triết lý về đạo đức tại kho tàng sáng tác nói trên.

Đọc khối l−ợng tác phẩm ca dao, dân ca trữ tình Việt Nam sẽ thấy ở trong đó có không ít câu, đoạn, bài thơ nổi tiếng nói về tấm lòng của những ng−ời con luôn biết ơn, nhớ th−ơng, không quên công đức cha mẹ. Những tác phẩm ấy có sức cảm hoá, làm xúc động độc giả rất mạnh chính là vì chúng chứa đựng, chuyển tải nội dung, t− t−ởng mang tính đạo đức sâu sắc. Sau đây chỉ trích và phân tích vài ba, chứ không thể là toàn bộ, những câu đó: "Chiều chiều chim vịt kêu chiều / Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau", "Cha mẹ sinh con đ−ợc chữ vuông tròn / Lơ thơ tóc bạc x−ơng mòn răng long / Con ở nhà cho cha mẹ đ−ợc vui lòng / Đầu tắt mặt tối những trông mong đợi chờ / Cha mẹ nuôi con từ trứng n−ớc ngây thơ / Công cha đức mẹ biết bao giờ cho quên" [1, tr.260, 297], "Ngồi buồn nhớ mẹ ta x−a / Miệng nhai cơm búng, l−ỡi lừa cá x−ơng", "Lên non mới biết non cao / Nuôi con mới biết công lao mẫu từ" [96, tr.280]. Qua ít tác phẩm đã dẫn, những ng−ời nghiên cứu và độc giả có sự quan tâm chắc đều nhận ra một triết lý về đạo đức khẳng định con cái luôn nhớ công đức cha mẹ nuôi d−ỡng, chăm chút họ từ ấu thơ. Theo đây thì những khi xa nhà, xa cha mẹ, tâm trạng đ−ợm một nỗi buồn và khi có con, vất vả vì con thì ng−ời ta lại nhớ về cha mẹ, càng ghi sâu công ơn của đức sinh thành. Đấy cũng là biểu hiện đặc thù về tâm lý, tình cảm của con ng−ời Việt Nam: luôn h−ớng về quê h−ơng, nơi có những ng−ời thân yêu nhất của mình, cho dù ở đó không đ−ợc tấp nập, đông vui, nên thơ, sầm uất bằng nhiều vùng,

miền, đất n−ớc khác. Thiết nghĩ, những ng−ời con - nhân vật trữ tình trong mấy tác phẩm ca dao, dân ca đang khảo sát - đã, đang và sẽ là những tấm g−ơng chính diện về đạo đức biết nhớ công lao cha mẹ. Những ng−ời con có ý thức khắc sâu, không quên ân nghĩa của cha mẹ đối với mình thì không thể nào lại không kính hiếu, có trách nhiệm với cha mẹ, chăm sóc cha mẹ chu đáo lúc tuổi già sức yếu.

Khi đã biết và luôn nhớ công ơn cha mẹ thì ng−ời con nào cũng th−ơng yêu thân phụ cùng từ mẫu của họ. Nhiều tác giả tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam triết lý, thể hiện tình cảm ấy bằng những câu thật cảm động, và cũng nh−

ở đâu đó, đ−ợm một nỗi buồn. Tình th−ơng ấy của con cái đối với cha mẹ, theo nguồn tác phẩm ca dao, dân ca đang bàn, xuất phát từ nhiều hoàn cảnh khác nhau. Từ nơi biên giới phía Bắc của Tổ quốc, nghe tiếng chim kêu, ng−ời con gái chạnh lòng th−ơng mẹ và ng−ời thân của cô: "Chim kêu ải bắc non Tần / Nửa phần th−ơng mẹ, nửa phần th−ơng anh" [1, tr.262]. Khi có con, vất vả, gian khổ vì con, ng−ời Việt Nam thấy thêm th−ơng cha mẹ nhiều hơn: "Có con, nghĩ mẹ th−ơng thay / Chín tháng m−ời ngày mang nặng đẻ đau" [1, tr.271]. Lúc song thân tuổi cao, sức yếu hoặc đã qua đời, những ng−ời con thấy th−ơng cha mẹ rất nhiều: "Ngó lên nuộc lạt trên nhà / Đếm bao nhiêu nuộc, th−ơng cha mẹ già bấy nhiêu", "Ngó lên nhang tắt đèn mờ / Mẫu thân đâu vắng bàn thờ lạnh tanh" [1, tr.565, 566]. Ngay cả khi cha mẹ còn sống, nh−ng vì lý do nào đó phải xa thân mẫu, từ phụ, những ng−ời con cảm thấy rất th−ơng song thõn lúc cảnh vật và thời gian bỗng làm cho họ có suy nghĩ và liên t−ởng: "Ngó ra Hòn Họ song song / Th−ơng cha nhớ mẹ đôi dòng luỵ rơi" [1, tr.565], "Chiều chiều ra đứng ngõ sau / Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều" [96, tr.281]. Bởi rất th−ơng cha mẹ, vì thế, dù cha mẹ có nghèo khó, con cái vẫn gần gũi, gắn bó máu thịt với phụ mẫu, chứ không chê trách, xa lánh họ. Mệnh đề đầu trong câu tục ngữ Việt Nam này đã triết lý về điều đó: "Con chẳng chê cha mẹ khó, chó chẳng chê chủ nghèo" [1, tr.52]. Đấy là sự phản ánh chính xác tâm t−, tình cảm của hầu hết dân Việt Nam. Tuyệt đại bộ phận các con rồng cháu tiên của chúng ta dù có đi đâu, làm gì ở chốn đô thị, đông vui, nhộn nhịp cũng vẫn nhớ và trở về quê h−ơng cho dù đó là vùng, miền hẻo lánh, buồn tẻ, bởi vì đấy là nơi chôn rau cắt rốn của mình, nơi có song thân, những ng−ời đã có công sinh thành, giáo d−ỡng cùng nhiều kỷ niệm không thể nào quên đ−ợc đối với mỗi ng−ời sống

nghĩa tình, coi trọng các giá trị tinh thần, tình cảm. Bình luận mệnh đề, triết lý nói trên, ng−ời viết muốn nhấn mạnh, l−u ý độc giả rằng, phần lớn dân Việt Nam có tình cảm gắn bó, yêu th−ơng cha mẹ, quê h−ơng nh− vậy.

Tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam hàm chứa triết lý về con cái chăm sóc cha mẹ bằng nhiều việc làm cụ thể mang tính đời th−ờng, thiết yếu và hiếu thảo. Ng−ời nghiên cứu cũng nh− không ít độc giả mỗi khi đọc những câu triết luận đó thì đều lay động nơi tâm hồn và thu nhận đ−ợc nhiều ấn t−ợng d−ờng nh− không thể nào quên. ấy chính là vì những khía cạnh, vấn đề t− t−ởng, triết học vốn trừu t−ợng nh−ng đã đ−ợc tác giả của loại hình sáng tác nói trên diễn đạt một cách sinh động nên đã cảm hoá đ−ợc độc giả và chứng tỏ tác dụng giáo dục đạo đức ở đấy thật không nhỏ trong b i c nh l ch s ng và Nhà n c ta đang ch tr ng xõy d ng con ng i m i mang ph m ch t ti n b , lành m nh đ xõy d ng ch ngh a xó h i.

Ca dao Việt Nam đã nhiều lần đề cập những ng−ời con có nhu cầu thăm viếng cha mẹ. "Anh về đ−ờng ấy mấy cung / Cho em về cùng thăm mẹ thăm cha" [48, tr.81]. y là lời của ng−ời con ở nơi xa hỏi khách bộ hành và xin đ−ợc đi cùng trên đ−ờng về quê thăm song thân của mình (hoặc của bạn trai). Tác giả ca dao Việt Nam thể hiện thật cảm động về suy nghĩ và việc làm đền đáp cha mẹ của con cái: "Mẹ già ở tấm lều tranh / Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con" [48, tr.32]. Thông qua hai câu lục bát ngắn gọn, ng−ời làm ca dao đã mô tả đ−ợc rõ nét một mẹ già sống trong cảnh nghèo, túp lều tranh không mấy giá trị nh−ng đáng trân trọng, đ−ợc con đẻ th−ờng xuyên, hằng ngày thăm viếng. Tính khách quan của sự thể hiện ở đây mang ý nghĩa giáo dục đạo đức khá sâu sắc: thăm viếng cha mẹ là trách nhiệm th−ờng nhật của con cái, và công việc này xuất phát từ trách nhiệm, tình cảm yêu th−ơng chứ

Một phần của tài liệu Triết lý đạo đức trong kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca việt nam (Trang 69)