Phê phán thói đời

Một phần của tài liệu Triết lý đạo đức trong kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca việt nam (Trang 48)

Làm nên những tác phẩm tục ngữ, ca dao, dân ca để phê phán nhiều thói đời, cha ông ta nhằm mục đích giáo dục, định h−ớng cho cháu con lúc đ−ơng thời và những thế hệ sau có suy nghĩ, việc làm h−ớng thiện, đồng thời cảnh báo, ngăn chặn lối t− duy, hành động độc ác. Ng−ời viết luận án có chủ định phân tích, bình luận các sáng tác ấy kế tiếp tiết về khẳng định giá trị đạo đức trong tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam. Qua đây sẽ chứng tỏ những vấn đề đạo đức trong kho tàng sáng tác nói trên có tính khác biệt đến mức đối lập nhau một cách rõ ràng.

2.2.1. Đua đòi, l−ời lao động, ham ăn chơi quá đáng

Một thực tế hiển nhiên là trong đời sống xã hội từ x−a đến nay đã có không ít ng−ời mắc chứng tật đua đòi.

Nhiều tác giả tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam tập trung mỉa mai, giễu cợt một cách cay độc thói xấu của ng−ời đời khi thấy ai đó làm hay với kết quả tốt thì liền bắt ch−ớc, nh−ng không biết sức lực, khả năng của mình chẳng

có thể thực thi đ−ợc nh− vậy, rút cuộc chỉ cho thế gian đ−ợc chứng kiến những hành vi hết sức lố bịch. Chứng minh cho nhận xét này là mấy tác phẩm tục ngữ sau đây: "Thuyền đua, bè sậy cũng đua; thấy rau muống v−ợt, rau dừa v−ợt theo" [1, tr.151], "Thuyền đua thì lái cũng đua, bè ngổ đi tr−ớc, bè dừa theo sau" [1, tr.151], "Voi đú, khỉ cũng đú, chuột chù nhảy quanh" [1, tr.151], "Mành treo chiếu rách cũng treo" [14, tr.761], "Cá nhảy, ốc cũng nhảy" [14, tr.761]. Làm nên những tác phẩm đầy chất triết lý về cuộc sống xã hội ấy, tác giả bình dân đã phê phán, chê trách, giễu cợt những kẻ hay bắt ch−ớc việc làm của ng−ời khác, nh−ng ng−ời khác làm hay, tốt, đẹp bao nhiêu thì kẻ đua đòi ấy lại làm dở, tồi tệ, xấu xí bấy nhiêu. Thuyền đua vun vút trên dòng sông, biển, hồ trông thật tuyệt, còn bè sậy mà bắt ch−ớc thao tác đó thì chắc chắn là không thể đ−ợc. Bè rau ngổ cũng không lao nhanh đ−ợc nh− thuyền. Nó chỉ lềnh bềnh trên mặt n−ớc, trôi nhanh hay chậm là do nhân tố ngoài nó đ−a đẩy. Tự nó không hề có khả năng l−ớt sóng nh− con thuyền. Bè rau dừa cũng t−ơng tự nh− bè ngổ, thậm chí, nó còn rất tầm th−ờng về giá trị, chỉ là một loại thức ăn cho heo, thế mà cũng bắt ch−ớc, đua đòi. Thấy voi đú, khỉ, chuột chù cũng làm theo thì chỉ gây trò c−ời cho thiên hạ. Chiếu rách mà học đòi theo mành đem ra treo thì thật là quá lố. Ng−ời ta có thể khen, thích thú tấm mành nhiều hoặc ít. Ng−ợc lại, mảnh chiếu rách mà tr−ơng ra thì khiến cho mọi ng−ời phải kinh rợn và phản đối kịch liệt vì nó vừa phỉ báng mỹ quan, vừa làm mất vệ sinh môi tr−ờng. Thông qua những tác phẩm trên đây, tác giả dân gian không phải là vô tình, mà rất có ý thức nhắc nhở ng−ời đ−ơng thời cùng các thế hệ hậu sinh không đ−ợc đua đòi làm theo kẻ khác khi thực lực của mình không có để tránh trở thành đối t−ợng của sự mỉa mai, giễu cợt, thậm chí là bị công chúng phản đối mạnh mẽ.

Cha ông chúng ta đã từng thông qua nhiều tác phẩm tục ngữ để phê phán những kẻ bất tài nh−ng thấy ng−ời đời làm đ−ợc điều hay việc tốt thì bắt ch−ớc, kết quả là không chỉ trở thành đối t−ợng của sự mỉa mai, giễu cợt, mà còn đóng vai nhân vật bi kịch, tự mình làm tổn thất, thậm chí là giết chính mình. "Thấy cá rô chạy, nồi rang cũng chạy" [1, tr.145], v.v., là những tác phẩm phản ánh hiện t−ợng xã hội đó. Nồi rang mà bắt ch−ớc chạy nhảy nh− cá rô thì chỉ đ−ợc th−ơng tích đầy mình, có thể còn bị vỡ tan tành, chấm dứt vĩnh viễn cả sự tồn tại, hiện diện trên thế gian. Để đời những

tác phẩm tục ngữ đang bàn luận ở đây, cha ông chúng ta đã cảnh báo cháu con rằng, không nên đua đòi làm những việc mà mình không hề có thực lực, khả năng để tránh trở thành nhân vật bị c−ời chê và phải đón nhận bi kịch, chấm dứt cả sự sống là cái cao quý nhất của con ng−ời.

Trong đời sống xã hội chúng ta không khó nhận thấy những cá nhân tuy có chút ít thực lực, nh−ng họ cũng mắc chứng tật thấy ng−ời tài giỏi làm tốt thì bắt ch−ớc. Đó là thực tế bình th−ờng nếu nh− thành quả lao động và con ng−ời của họ không phải xem xét lại. Cha ông chúng ta diễn tả điều đó qua những tác phẩm sau đây trong kho tàng dân ca Việt Nam: "Tầm chăng tơ, nhện cũng chăng tơ / Bao giờ tơ nhện đ−ợc nh− tơ tằm" [96, tr.145], "Tằm giăng tơ, nhện cũng giăng tơ / Thảm th−ơng con nhện biết bao giờ yên thân" [96, tr.841]. Qua hai bài dân ca ấy, ng−ời đọc và giới nghiên cứu đều thấy các thế hệ tiền bối đã hơn một lần tỏ thái độ không tán thành với đồng bào, anh em của mình xuất phát từ sự ham hố đua đòi và ch−a nhận thức đ−ợc đúng khả năng cùng sản phẩm lao động của mình nên làm công việc gì đó để tạo ra những cái quá tầm th−ờng về giá trị, còn tác giả của chúng trở thành nhân vật đáng th−ơng.

Cha ông ta từ nhìn nhận, khái quát thực tế rồi để đời những khúc hát đ−ợc dẫn và bàn luận ở trên đã giúp cho rất nhiều cháu con phải suy nghĩ và rút ra bài học, ph−ơng châm hành động nhằm tránh trình làng sản phẩm chẳng mấy giá trị, còn bản thân mình trở thành bản sao của con nhện nói trên. Nh−ng, trong đời sống xã hội, ở đâu đấy vẫn có không phải là cá biệt những con ng−ời cứ đua đòi, bắt ch−ớc ai đó làm cái công việc mà sức của họ không thể hoàn thành.

Một trong những thói xấu của không ít ng−ời là l−ời lao động, ham ăn chơi

quá đáng đ−ợc tác giả tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam tập trung phê phán.

Tác giả bài ca dao "Con cò lặn lội bờ ao / Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng / Chú tôi hay tửu hay tăm / Hay n−ớc chè đặc hay nằm ngủ tr−a / Ngày thì

−ớc những ngày m−a / Đêm thì −ớc những đêm thừa trống canh" [48, tr.167] đã phê phán một mẫu ng−ời rất ham ăn chơi, l−ời biếng lao động từ trong ý thức của anh ta. Bài ca dao này "Ăn no rồi lại nằm khèo / Thấy giục trống chèo bế bụng đi

xem" [48, tr.167] cùng chủ đề với tác phẩm dẫn kế trên. ở đấy, tác giả của nó phê phán một ng−ời chỉ biết ăn và chơi bời, ngoài ra không còn có suy nghĩ và chăm chú lao động. Những ng−ời làm hai tác phẩm ca dao sau đây đều đồng thời vừa phê phán ai đó đã ham ăn lại l−ời lao động: "Làm thì chẳng muốn bằng ai / Ăn thì thứ nhất thứ hai trong làng" [48, tr.167], "Ăn thì ăn những miếng ngon / Làm thì chọn việc cỏn con mà làm" [48, tr.167]. Câu tục ngữ "Đồng bấc thì qua, đồng quà thì nhớ" [1, tr.71] nói lên sự bất bình của tác giả đối với hạng ng−ời chỉ chăm chăm ăn uống, còn những việc làm cần thiết cho cuộc sống th−ờng nhật dù rất nhỏ nhẹ cũng chẳng quan tâm và dễ quên đi.

Câu tục ngữ của dân tộc Tày "Bàn việc chẳng hở răng / Bàn ăn nói liến thoắng" [94, tr.131] và tác phẩm tục ngữ sau của ng−ời Thái Việt Nam "Ngày ngồi lê, tối về vê xôi" [94, tr.131] cũng đều mang nội dung, tính chất phê phán những cá nhân trốn tránh lao động, ng−ợc lại, thích thú, quá lo đáp ứng nhu cầu của cái dạ dày. Qua đây chúng ta thấy thói xấu l−ời lao động, ham ăn chơi quá đáng là một thực tế mang tính khá phổ biến ở Việt Nam từ miền xuôi đến miền ng−ợc, từ dân tộc đa số đến các dân tộc thiểu số n−ớc ta đều có chứng tật ấy.

Những biểu hiện về tâm lý muốn an nhàn, trốn tránh lao động, ăn chơi h−ởng thụ quá mức là đặc tr−ng cố hữu của nền sản xuất tiểu nông. Chúng đã bị cha ông ta chỉ trích từ trong xã hội cũ. Vì thế, chúng càng không có lý do tồn tại, cần đ−ợc phê phán mạnh mẽ để xoá bỏ nhanh và nhiều nhất trong quá trình xây dựng nền sản xuất lớn và con ng i m i n c ta hiện nay.

2.2.2. Ngu dốt, khoe khoang

Nhiều tác giả tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam tỏ ra có ý thức phê phán bằng cách mỉa mai, giễu cợt một cách cay độc những biểu hiện ngu dốt của ng−ời đời.

"Thế gian còn dại ch−a khôn / Sống mặc áo rách, chết chôn áo lành" [48, tr.168]. Đây là bài ca dao nói về một quan niệm mang tính phổ biến của dân Việt Nam từ nông thôn ra thành phố, từ miền xuôi lên miền núi, từ dân lao động chân tay ít chữ cho đến tầng lớp đ−ợc học nhiều có hiểu biết, kiến thức sâu rộng, từ quá khứ xa x−a và cả hiện tại đều gần nh− cùng chung một lối suy nghĩ, con ng−ời ta lúc sống thì may mặc áo quần lành rách thế nào

cũng đ−ợc, nh−ng khi từ biệt cõi đời này lại phải mang bộ đồ tốt đẹp nhất. Ông cha ta đã nhận thấy quan niệm nh− vậy là vô lý và có ý thức muốn sửa cho đúng. Để đời câu ca dao trên, tác giả của nó không chỉ phê phán một quan niệm sai lầm cố hữu mà còn mong con cháu cùng các thế hệ hậu sinh phải đoạn tuyệt, không tái diễn chứng tật ấy. Nh−ng, có thể vì nhiều lý do gì đó và theo phong tục tập quán, cho nên đến nay ng−ời Việt Nam vẫn không sửa thói quen: sống có thể mặc rách, ng−ợc lại, khi chết phải có áo quần lành, đẹp chụn theo.

Nhận thức bao giờ cũng có quan hệ biện chứng với hành động và tâm lý tình cảm của con ng−ời. Từ nhận thức sai, nhiều khi dẫn đến những hành động và sinh ra biểu hiện tâm lý, tình cảm hoàn toàn không bình th−ờng. Mấy tác phẩm tục ngữ Việt Nam sau đây minh họa cho nhận xét trên: "Thế gian nhiều kẻ mơ màng, thấy hòn son thắm ngỡ vàng nâng niu" [18, tr.268], "Của trọng hơn ng−ời" [18, tr.270], "Ng−ời ghét của yêu" [18, tr.270], "Giàu ng−ời không bằng giàu của" [18, tr.270]. Lầm t−ởng hòn son là vàng rồi cất giấu, giữ gìn nó, thật tức c−ời. Ng−ời làm ra của, chứ của không thể làm ra con ng−ời. Nghĩa là con ng−ời có giá trị hơn hẳn của cải. Ai đó có nhận thức sai, cho rằng của cải có giá trị cao hơn con ng−ời, từ đó có thái độ trọng, yêu, thích của hơn ng−ời, đó là những dấu hiệu tâm lý đạo đức thật đáng phê phán. L−u giữ trong kho tàng sáng tác dân gian những tác phẩm tục ngữ đang đ−ợc xem xét ở đây, cha ông chúng ta hẳn là không có ý định gì khác ngoài việc phê phán những ng−ời do nhận thức sai lầm dẫn đến hành vi trở thành đối t−ợng của sự phủ định một cách nghiêm khắc.

Từ ngu tối trong nhận thức, nhiều ng−ời đã có những hành động vô ích hoặc là rất tai hại. Mấy câu tục ngữ "Đánh bùn sang ao" [16, tr.374], "Ném bùn sang ao" [16, tr.374], "Vạch thuyền tìm kiếm" [16, tr.417], "Khắc thuyền tìm g−ơm" [16, tr.417] đều giống nhau ở chỗ cùng chế giễu những việc làm có thể nói là hết sức phi lý vì thiếu sự chỉ dẫn của một trí tuệ sáng suốt. Do đầu óc tăm tối, không biết đáy ao chứa đầy bùn nên ai đó cứ làm những động tác thừa, vô ích là ném bùn vào đấy. Khắc, đánh dấu vào mạn thuyền để hy vọng tìm đ−ợc g−ơm rơi từ nơi ấy xuống sông là một động tác rất phi lý. Nó xuất phát từ sự nhận thức ngu độn của kẻ lỡ tay để rơi g−ơm. Chuyện x−a kể rằng, có ng−ời đi thuyền chẳng may rớt g−ơm xuống sông.

Anh ta liền khắc dấu vào mạn thuyền chỗ mất g−ơm báu để mong sau đó mò lại đ−ợc. Về nhà anh ta gọi ng−ời đi tìm g−ơm. Gia nhân đi mũ g m chỉ thấy dấu trên mạn thuyền, còn v t bỏu c n tỡm ở đâu thì không biết, không

th y. Hai câu tục ngữ về tìm kiếm nói trên là sự khái quát thực tế. Tác giả của chúng qua phủ định việc khắc vào thuyền mong tìm lại đ−ợc g−ơm là để vừa tỏ thái độ bất bình với cách làm ấy, vừa khẳng định một điều ng−ợc lại, cụ thể là trong hành động cần có sự tham gia, chỉ dẫn của lý trí sáng suốt mới đem lại kết quả hữu ích. Nghĩa là sự phê phán nói trên của cha ông ta trong kho tàng tục ngữ Việt Nam không chỉ mang tính phủ định thuần tuý mà còn cho con cháu và các thế hệ kế sau một ph−ơng châm hành động.

Trong đời sống xã hội đã có không ít ng−ời nhiều khi tự làm khổ mình là do ngu dốt về nhận thức hoặc bởi một cố tật nào đó. Típ ng−ời mắc chứng bệnh ấy cũng bị tác giả tục ngữ, ca dao Việt Nam phê phán, xem nh− tấm g−ơng phản diện để con cháu và các thế hệ hậu sinh nhìn vào, mong tránh tái lặp.

"Thân lừa −a nặng" [58, tr.54] là câu tục ngữ nói về con vật thuộc họ ngựa có đặc điểm là nó chỉ chịu làm theo chủ khi bị quát mắng, đánh đập, còn nói, thúc giục khẽ khàng thì không có tác động gì đối với loài thú này. Tác giả câu tục ngữ Việt Nam nói về cố tật của con thú chính là để phê phán những ai đó thiếu tự giác, nhắc nhở nhỏ nhẹ thì không nghe, cứ phải có biện pháp mạnh mới chịu làm theo quy định chung. Nh− thế là tác phẩm tục ngữ đang bàn ở đây vừa mang tính phê phán, vừa chuyển tải những thông tin để giáo dục.

"Cây cao bóng mát chẳng ngồi / Ra ngồi chỗ nắng trách trời không râm" [20, tr.77]. Đây là bài ca dao trữ tình ngắn gọn về câu chữ, nh−ng chứa đựng nhiều hình ảnh, màu sắc (cây cao, bóng mát, con ng−ời và khoảng không gian đầy nắng) và đọc lên, độc giả không thể không có thái độ phủ định nhân vật duy nhất trong tác phẩm do ngu dốt đã tự làm khổ bản thân mình rồi có lời oán trách hết sức vô lý. Cho ra đời thi phẩm ấy, tác giả của nó muốn công chúng ng−ời đọc và th−ởng thức phải có sự thông minh, trí tuệ, tránh tự đày ải mình nh− nhân vật đ−ợc mô tả trong đó với nhận thức ngu tối và hành vi đáng phải phê phán.

Tiếp cận kho tàng tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam, giới nghiên cứu và công chúng độc giả còn đ−ợc hấp dẫn bởi nhiều tác phẩm đã phê phán, giễu cợt cái chứng bệnh khoe khoang của nhiều ng−ời trong xã hội.

Ngoài phẩm chất tự kiêu thiếu tính khiêm tốn, những ng−ời mắc tật thích khoe khoang còn do nhiều nguyên nhân khác. "Chì khoe chì nặng hơn đồng / Sao chì chẳng đúc nên cồng, nên chiêng" [1, tr.385]. "Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn / Sao trăng lại phải chịu luồn đám mây?" [48, tr.172]. "Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng / Đèn ra tr−ớc gió đ−ợc chăng hỡi đèn" [48, tr.172]. Đấy là mấy tác phẩm ca dao Việt Nam mang nội dung chỉ trích những ng−ời thích khoe khoang xuất phát từ chỗ chỉ thấy phần hơn, −u việt, không nhận ra điểm non yếu của mình so với đối ph−ơng mà họ phủ định.

Cùng một khối l−ợng thì chì nặng hơn đồng. Xét về mặt ấy, chì hơn đồng. Nh−ng giá trị của một sự vật, hiện t−ợng nói chung, của con ng−ời nói riêng, đâu chỉ ở chỗ trọng l−ợng nặng, nhẹ. Trong nhiều tr−ờng hợp, trọng l−ợng không phản ánh mấy giá trị của sự vật. Chì chỉ thấy điểm hơn của mình nên tự hào, khoe khoang là mình nặng hơn đồng. Khoe khoang nh− thế là tỏ ra thiếu khiêm tốn, văn hoá, hiểu biết và không có quan điểm biện chứng. Đồng có thể đúc nên chuông, nên khánh. Tiếng chuông đồng ngân vang. Tiếng chuông chùa, tiếng chuông nhà thờ, đó là những tín hiệu sinh hoạt tâm linh, tín ng−ỡng, văn hoá, tinh thần không thể thiếu đ−ợc của hàng chục triệu ng−ời

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Triết lý đạo đức trong kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca việt nam (Trang 48)