Phương pháp nén dữ liệu Raster

Một phần của tài liệu cơ sở GIS và Viễn Thám (Trang 80)

- Phân loại có kiểm định:

c. Phương pháp nén dữ liệu Raster

Mỗi ô vuông được gắn một giá trị thuộc tính thì ta sẽ phải lưu trữ số liệu cho mỗi lớp dữ liệu Raster. Trong trường hợp, nhiều ô vuông có cùng một giá trị thì ta có thể áp

dụng các thuật toán lưu trữ nén để giảm đáng kể bộ nhớ của máy tính. Phương pháp Run- length và Quadtrees là các phương pháp nén dữ liệu Raster được sử dụng phổ biến.

Phương pháp nén theo hàng cột (Run-length codes): Phương pháp này cho phép các

điểm trên mỗi đơn vị bản đồ được lưu trữ theo hàng từ trái qua phải bắt đầu bằng ô (pixel) đầu tiên đến ô (pixel) cuối của mỗi vùng con. Ví dụ, hàng đầu tiên của ma trận ảnh, ta có 2 pixel có giá trị 9 (2:9), tiếp đến là 5 pixel có giá trị 6 (5:6) và cuối cùng một pixel có giá trị 7 (1:7).

Phương pháp nén cây tứ phân (Quadtree block): Phương pháp nén này dựa trên cơ

sở chia liên tục của dạng ma trận 2n x 2n thành các thành phần cây tứ phân. Cả vùng bản đồ được chia thành bốn phần liên tục trong khi thỏa mãn điều kiện giữa các ô vuông con phải nằm trọn trong vùng nghiên cứu. Giới hạn thấp nhất của phép chia là một Pixel. Cấu trúc khối này có thể trình bày dưới dạng cây tứ phân gọi là Quadtree. Toàn bộ mảng gồm 2n x 2n điểm là nút gốc của cây tứ phân và chiều cao lớn nhất của cây là n tầng. Mỗi nút có bốn nhánh cây. Nút lá tương ứng với Quadtree mà nó không cần phải tiếp tục chia tiếp để bao trùm vùng nghiên cứu.

Phương pháp nén hình cây tứ phân có các ưu điểm so với các phương pháp lưu trữ nén khác. Nó làm tiện ích tính toán diện tích chu vi của các vùng có hình dạng chuẩn và có thể giảm bớt sự lưu trữ với các độ phân giải khác nhau do đặc điểm nó có thể thay đổi độ phân giải và giảm lưu trữ ở các khu vực có giá trị thông số thuộc tính đồng đều. Tuy nhiên, những vấn đề nảy sinh đối với phương pháp này là các vùng có cùng kích thước và hình dạng có thể được biểu thị bằng những Quadtree khác nhau nên sẽ gây khó khăn cho việc phân tích nhận hình dạng. Mặt khác, nó gây khó khăn nếu ta muốn chia nhỏ một vùng hay tạo lỗ trống không một vùng của bản đồ.

Ngoài ra, các phương pháp nén khác cũng có thể được sử dụng như phương pháp nén theo đường biên của vùng (Chain codes), phương pháp nén theo khối (Block codes). Các phương pháp nén các lớp dữ liệu của ảnh vệ tinh (các kênh, band) được sử dụng theo phương pháp BSQ (Band sequential), BIL (Band interleaved by line) và BIP (Band interleaved by pixel).

3.3.2.3. Ưu và nhược điểm của dữ liệu vector và Raster

Mỗi mô hình dữ liệu đều có những ưu và nhược điểm, việc sử dụng mô hình dữ liệu nào cho xây dựng cơ sở dữ liệu ứng dụng cần phân tích và đánh giá những mặt ưu và khuyết này. Điểm khác biệt cơ bản là sự hiển thị đối tượng địa lý theo tập các đơn vị cơ bản khác nhau. Mô hình Raster hiển thị các đối tượng địa lý khác nhau chỉ bằng một dạng đơn vị duy nhất là Pixel. Mô hình dữ liệu Vector hiển thị các đối tượng địa lý bằng ba đơn vị cơ sở là điểm, đường và vùng.

Một phần của tài liệu cơ sở GIS và Viễn Thám (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w