phù hợp với sự biến đổi khí hậu
Các thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu đặt ra nhiều loại thách thức hơn đối với cộng đồng các nhà tài trợ. Biến đổi khí hậu sẽ làm cường độ
và tần suất xảy ra thiên tai tăng lên. Tăng cường
đầu tư vào giảm thiểu rủi ro thiên tai là một yêu cầu thiết yếu đểđối phó với thử thách này. Tuy nhiên, thực tế là thiên tai sẽ luôn xảy ra – và cộng
đồng quốc tế sẽ phải phản ứng lại thông qua các hoạt động cứu trợ nhân đạo. Hai yêu cầu đặt ra là tăng cường cung cấp viện trợ và củng cố khả
năng hỗ trợ khắc phục thiên tai.
Cứu trợ thiên tai hiện đang là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất trong công tác viện trợ quốc tế, với tổng mức viện trợ
song phương lên đến 8,4 tỷĐô-la Mỹ – hay 7,5% tổng viện trợ – trong năm 2005.69 Thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu là một trong những
động lực mạnh nhất khiến cho viện trợ nhân đạo tăng lên, và biến đổi khí hậu sẽ càng củng cố
cho xu thế này hơn nữa. Theo dự kiến, mức độ
phải hứng chịu rủi ro thiên tai sẽ có thể tăng Các nước đang phát triển (tỷĐô la Mỹ) 2005 Ước tính phần kinh phí bịảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu (%) Ước tính chi phí thích ứng với biến đổi khí hậu (%) Ước tính chi phí (tỷĐô la Mỹ) 2005 Khoảng giữa của chi phí ước tính (tỷ Đô la Mỹ) 2005 Đầu tư (tỷĐô la Mỹ) 2.724 2–10 5–20 3–54 ~30 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (tỷĐô la Mỹ) 281 10 5–20 1–6 ~3 Hỗ trợ phát triển chính thức thực 107 17–33 5–20 1–7 ~4 Bảng 4.2 Chi phí phát triển khả năng chống chịu khí hậu
Nguồn: Số liệu đầu tư từ IMF 2007, số liệu vềđầu tư trực tiếp nước ngoài từ số liệu của Ngân hàng Thế giới 2007d về ODA trong Bảng Chỉ
4Th Th íc h ư ́ ng v ớ i x u t h ế t ấ t y ế u: h à n h độ ng c ấ p q u ố c g ia v à h ợ p t á c q u ố c t ế
lên cùng với quá trình đô thị hoá, sự phát triển tràn lan, không có hệ thống của các cộng đồng dân cư trong các khu vực ổ chuột, sự suy thoái về môi trường và việc bỏ mặc cho bộ phận dân chúng ở vùng nông thôn bị tụt hậu. Nhưđã chỉ
ra ở chương 2, các thiên tai liên quan đến khí hậu có thể làm chậm lại hoặc thậm chí chặn đứng các tiến bộ trong phát triển con người. Nhưng việc
đối phó với xu thế thiên tai ngày càng tăng có khả năng sẽ làm phân tán nguồn viện trợ khỏi các chương trình phát triển dài hạn trong các lĩnh vực khác – một khả năng cho thấy tầm quan trọng của những nguồn lực viện trợ mới và viện trợ bổ sung
đểđáp ứng các nhu cầu trong tương lai.
Khối lượng viện trợ không phải là vấn đề
duy nhất. Ngoài ra còn có những hạn chế lớn hơn, đó là thời điểm và mức độ thực hiện cam kết. Ví dụ, năm 2004, chỉ có 40% trong tổng số
3,4 tỷĐô-la Mỹđóng góp cho các quỹ khẩn cấp do LHQ kêu gọi được chuyển tới, trong khi phần lớn số tiền này thì lại đến nơi quá trễđể có thể
tránh được được sự thoái lùi về phát triển con người.70 Chiều hướng gia tăng về số lượng các thiên tai liên quan đến khí hậu đe doạ nghiêm trọng đến quá trình phát triển, những mối đe doạ này sẽ phải được giải quyết thông qua việc cải thiện chất lượng viện trợ. Có một mối nguy hiểm đó là những ‘tình trạng khẩn cấp thầm lặng’ được xem là kém quan trọng, có liên quan
đến biến đổi khí hậu, sẽ không được chú ý đúng mức. Các đợt hạn hán quy mô địa phương nhưng dai dẳng ở vùng châu Phi cận Sahara ít thu hút các phương tiện thông tin đại chúng hơn là các sự kiện nhưđộng đất hay sóng thần, mặc dù những hậu quả lâu dài của nó có thể còn nguy hại hơn nhiều. Điều đáng tiếc là việc thiếu tính hấp dẫn đối với các phương tiện thông tin đại chúng thường đồng nghĩa với việc các nhà tài
trợ cũng ít quan tâm hơn và dẫn đến tình trạng thiếu hụt viện trợ hưởng ứng những lời kêu gọi nhân đạo trong những trường hợp này.
Công tác phục hồi sau thiên tai là một lĩnh vực khác trong quản lý viện trợ mà cũng có ý nghĩa quan trọng đối với công tác thích ứng. Khi các cộng đồng dễ bị tổn thương đối mặt với hạn hán, lũ lụt hay lởđất, những tổn hại tức thời của người dân sẽ nhanh chóng chuyển thành những bước thoái lùi về lâu dài trong phát triển con người. Hỗ trợ cho công tác phục hồi sớm sẽ
là hết sức thiết yếu để tránh được hậu quả này. Tuy nhiên, trong khi các nguồn viện trợ cho công tác cứu trợ thiên tai đang trên đà tăng lên, thì viện trợ cho công tác khôi phục lại đang bị thiếu hụt một cách có hệ thống. Kết quả là, quá trình chuyển tiếp từ cứu trợ sang phục hồi thường xuyên bịảnh hưởng bởi thực trạng thiếu kinh phí và các nguồn lực đã cam kết nhưng không
được giải ngân. Những người nông dân không
được trợ giúp giống cây trồng và những khoản tín dụng mà họ cần để khôi phục khả năng sản xuất, những người dân ở các khu ổ chuột buộc phải tự mình tạo dựng lại những tài sản cần thiết, trong khi cơ sở hạ tầng cho y tế và giáo dục bị bỏ trong tình trạng đổ nát.
Nền móng cho một hệ thống đa phương được trang bịđểđối phó với các tình trạng khí hậu khẩn cấp mới chỉđang chuẩn bị hình thành. Quỹ
Phản ứng Khẩn cấp Trung ương (CERF), do LHQ quản lý, là một nỗ lực nhằm đảm bảo cho cộng
đồng quốc tế có đủ nguồn lực sẵn sàng để bắt đầu triển khai các hành động từ sớm và đểđối phó với những ‘tình trạng khẩn cấp thầm lặng.’ Mục tiêu của nó là triển khai viện trợ nhân đạo một cách khẩn cấp và hiệu quả ngay trong vòng 72 giờđầu xảy ra khủng hoảng. Từ khi đi vào hoạt
động năm 2006 đến nay, CERF đã nhận được cam kết từ 77 quốc gia. Đề xuất hiện nay là gây dựng một nguồn ngân quỹ quay vòng hàng năm giá trị
450 triệu Đô-la Mỹ vào năm 2008. Hệ thống đa phương ở quy mô cao hơn cũng đang tiến hành cải cách. Cơ chế Toàn cầu về Giảm thiểu và Khắc phục Thiên tai (GFDRR) của Ngân hàng Thế giới cũng bao gồm một cơ chế trực thuộc – Quỹ Dự
phòng Cấp vốn cho các Hoạt động Phục hồi – một quỹ tín thác có nhiều nhà tài trợ và nhằm hỗ trợ
cho quá trình chuyển đổi sang giai đoạn phục hồi, thông qua một cơ chế cấp vốn nhanh chóng,
Bảng 4.3 Đầu tư vào công tác thích ứng tới năm 2015
Chi phí ước tính Ước tính chi phí đối với nước tài trợ
% của GDP của các
nước OECD năm 2015 tỷĐô la Mỹ năm 2015
Đầu tư phát triển khả năng chống chịu khí hậu 0,1 44
Điều chỉnh công tác giảm nghèo theo biến đổi khí hậu 0,1 40
Tăng cường khả năng ứng phó với thiên tai (.) 2
Tổng cộng 0,2 86
4Th Th íc h ư ́ ng v ớ i x u t h ế t ấ t y ế u: h à n h độ ng c ấ p q u ố c g ia v à h ợ p t á c q u ố c t ế
bền vững và có thể tiên liệu được. Cả hai quỹ
CERF và GFDRR đều trực tiếp giải quyết những bất cập trong hệ thống phản ứng khẩn cấp hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn có rủi ro là các chi phí của công tác phản ứng khẩn cấp ngày càng gia tăng tất sẽ hút bớt kinh phí trợ giúp phát triển dài hạn ở các lĩnh vực khác.
Vượt qua thách thức thích ứng – củng cố hợp tác quốc tế