Liệu các nhà tài trợ khác đã bù đắp cho sự thiếu hụt trong chuyển giao viện trợ thông qua các quỹ
thích ứng với biến đổi khí hậu chuyên dụng hay chưa? Còn tồn tại nhiều vấn đề trong việc đánh giá các nỗ lực viện trợở cấp độ rộng lớn hơn, bởi không có một khái niệm thống nhất về thế nào là một hoạt động thích ứng. Tuy nhiên, các phân tích chi tiết cho thấy việc lồng ghép công tác hoạch
định thích ứng vào các chính sách viện trợ vẫn còn
ở cấp độ rất sơ khởi.
Các nhà tài trợ song phương và đa phương
đang dần tăng cường hỗ trợ cho công tác thích
ứng, bắt đầu từ một nấc thang thấp. Một nghiên cứu đánh giá về 10 cơ quan viện trợ song phương lớn, hiện chiếm gần hai phần ba tổng số tiền hỗ
trợ phát triển quốc tế, đã cố gắng xác định những dự án có tập trung vào công tác thích ứng với biến
đổi khí hậu. Đánh giá này ghi nhận tổng cam kết cho công tác này là 94 triệu Đô-la Mỹ trong giai
đoạn 5 năm, từ 2001 tới 2005 – tức là thấp hơn 0,2% so với mức hỗ trợ phát triển trung bình.64 Tất nhiên, con số này chỉ phản ánh những gì đã diễn ra trong quá khứ. Có dấu hiệu cho thấy các nhà tài trợđang bắt đầu đáp ứng lại các nhu cầu của quá trình thích ứng với biến đổi khí hậu. Ví dụ, trong giai đoạn 2005-2007, hoạt động liên quan
đến công tác thích ứng của Ngân hàng Thế giới đã tăng lên từ khoảng 10 lên thành 40 dự án.65 Tuy nhiên, công tác hoạch định và huy động kinh phí cho quá trình thích ứng với biến đổi khí hậu vẫn còn là những hoạt động chưa được đa phần các tổ
chức tài trợ quan tâm tới.
Nếu không thay đổi tình hình này sẽđể lại hậu quả không những cho tình trạng nghèo đói và dễ bị tổn thương ở các nước đang phát triển mà còn cho cả mức độ hiệu quả của công tác viện trợ. Trong khi phần lớn các nhà tài trợ rất chậm phản
ứng trước thách thức của công tác thích ứng, thì các chương trình viện trợ của họ sẽ bịảnh hưởng trực tiếp bởi biến đổi khí hậu. Một ví dụ rõ ràng nhất là: các chương trình phát triển nông thôn sẽ
không hoàn toàn bình an vô sự trước những hậu quả của sự thay đổi trong tình hình mưa. Và việc
4Th Th íc h ư ́ ng v ớ i x u t h ế t ấ t y ế u: h à n h độ ng c ấ p q u ố c g ia v à h ợ p t á c q u ố c t ế
hạn hán ngày càng diễn ra thường xuyên ở khu vực châu Phi cận Sahara sẽảnh hưởng rất trực tiếp
đến các chương trình y tế, dinh dưỡng và giáo dục. Và việc cường độ và tần suất bão lụt tăng lên sẽ
làm tổn hại đến các chương trình viện trợ trên rất nhiều lĩnh vực. Các hình ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng cho thấy các cơ sở trường học và y tế bị các cơn lũ cuốn trôi ở Băng-la-đét năm 2007 là minh chứng cho việc các khoản đầu tư xã hội có thể bị các thiên tai liên quan tới khí hậu gây thiệt hại như thế nào.
Ở khắp các nước đang phát triển, những khoản đầu tư viện trợ lớn đang bị trói buộc vào các dự án và chương trình rất dễ tổn thương trước biến đổi khí hậu. Uỷ ban Hỗ trợ Phát triển (DAC) của OECD đã phát triển một cơ chế khung để xác
định những hoạt động viện trợ nhạy cảm với biến
đổi khí hậu. Uỷ ban đã áp dụng khung này vào một số các nước đang phát triển. Đối với Băng-la-
đét và Nê-pan, DAC ước tính rằng hơn một nửa tổng số viện trợđược tập trung vào các hoạt động mà sẽ có thể chịu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.66
Sử dụng hệ thống báo cáo của DAC, chúng rôi
đã thực hiện một nghiên cứu phân tích ‘độ nhạy cảm của hoạt động viện trợ’ cho các hạng mục tài trợ trải đều trong suốt giai đoạn 2001-2005. Nói rộng ra, chúng tôi xác định các hoạt động hỗ trợ
phát triển mà có thểđược coi là dễ bị tổn thương bởi nhiều cấp độ rủi ro biến đổi khí hậu khác nhau. Phạm vi của các rủi ro này trải từ một số
ít các hoạt động đặc biệt nhạy cảm – ví dụ như
nông nghiệp và nước sinh hoạt – cho đến một tập hợp rộng hơn bao gồm các dự án và chương trình có thể bịảnh hưởng trong các lĩnh vực như giao thông vận tải.67
Kết quả thật đáng kinh ngạc. Phân tích của chúng tôi cho thấy 17% các loại hỗ trợ phát triển rơi vào nhóm nhỏ các hoạt động đứng trước những rủi ro nghiêm trọng, và đến 33% có thể chịu rủi ro ở mức độ bao quát hơn. Nếu thể hiện ra bằng con số tài chính, khoảng 16-32 tỷĐô-la Mỹđang phải chịu các rủi ro ngay trước mắt. Những con số
này cho thấy các viện trợ ‘đối phó với khí hậu’ nên
được xem là một phần quan trọng của việc ứng phó trước thách thức thích ứng. Ước tính các viện trợ ‘đối phó với khí hậu’ này đạt khoảng 4,5 tỷĐô- la Mỹ, hay 4% tổng viện trợ năm 2005.68 Nên nhớ
rằng nó mới chỉ là kinh phí dành cho việc bảo vệ
các hạng mục đầu tư hiện nay chống lại biến đổi khí hậu, chứ chưa phải là kinh phí gia tăng trong việc sử dụng các chương trình viện trợ vào mục
đích củng cố sức đề kháng thiên tai.
Ẩn sau những con số nổi bật này, có những sự
khác biệt giữa các nhà tài trợ. Một số các nhà tài trợ song phương chủ chốt – bao gồm Canada, Đức, Nhật Bản và Anh – đang đối mặt với nguy cơ tiếp xúc với rủi ro cao (Hình 4.6). Danh mục vốn hỗ trợ
của các tổ chức đa phương như Ngân hàng Phát triển Châu Phi (ADB) và Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) của Ngân hàng Thế giới cũng đang trong tình trạng tương tự.