Chóng oxi hóa hiđrô trong đồng lỏng tạo thành hơi nước dễ dàng thoát ra khỏi đồng lỏng Trong thực

Một phần của tài liệu 2 LUYEN VA TAI SINH DONG (Trang 39 - 41)

nước dễ dàng thoát ra khỏi đồng lỏng. Trong thực tế, người ta chừa lại khoảng 0,05-0,2% Cu2O.

Điện phân tinh luyện đồng

Điện phân tinh luyện đồng là phương pháp điện phân với cực dương hoà tan. Nó dựa trên cơ sở hoà tan điện hoá đồng từ cực dương và kết tủa lại đồng sạch ở cực âm trong bể điện phân với dung dịch điện ly là CuSO4 + H2SO4.

Các tạp chất, hoặc là không bị hoà tan từ cực dương (do điện thế phóng điện của chúng dương hơn của đồng), hoặc là tập trung trong dung dịch điện phân (do điện thế phóng điện của chúng âm hơn của đồng). Kết quả là người ta thu được đồng cực âm có độ sạch cao và bùn cực dương chứa các kim loại qúy.

Cực dương là đồng đỏ thu được sau khi hỏa tinh luyện, thường có chiều dày 25-50 mm, cân nặng 150-350 kg. Cực âm là lá đồng sạch có chiều dày 0,5-0,6 mm. Dung dịch điện phân là hỗn hợp CuSO4 và H2SO4.

Ở cực dương, đồng hoà tan vào dung dịch chủ yếu ở dạng cation Cu2+: Cu – 2e = Cu2+,

Các kim loại Zn, Ni, Pb, As, Sn, Sb và Bi cũng bị hoà tan vào dung dịch tương tự như đồng.

Các kim loại qúy Au, Ag; các chất tạp Cu2S, Cu2Se, Cu2Te không hoà tan vào dung dịch, mà ở lại bùn cực dương.

Ở cực âm, ngược lại cation Cu2+ từ dung dịch được phóng điện để thành đồng kim loại, bám lên cực âm:

Cu2+ + 2e = Cu,

Các kim loại tạp cùng hoà tan vào dung dịch với đồng, nhưng do điện thế phóng điện âm hơn đồng nên không phóng điện kết tủa lên cực âm mà vẫn nằm lại dung dịch – vì vậy, trong quá trình điện phân, dung dịch bị bẩn do tích lũy tạp chất. Để tránh các chất tạp cùng phóng điện ở cực âm làm bẩn đồng cực âm, sau một thời gian nhất định, cần lấy đi một phần dung dịch điện phân để khử chất tạp.

Một phần của tài liệu 2 LUYEN VA TAI SINH DONG (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(42 trang)