Nội dung trình phê duyệt dự án:

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập Trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị Hà Nội (Trang 45)

III Xí nghiệp xe điện Hà Nộ

b. Nội dung trình phê duyệt dự án:

1.Tên dự án: Cải thiện vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội 2.Chủ đầu tư: Sở Giao thông vận tải Hà Nội.

Đại diện chủ đầu tư: Trung tâm quản lý và điều hành GTĐT Hà Nội. 3.Đơn vị tư vấn lập Dự án: Công ty tư vấn triển khai công nghệ và Xây dựng giao thông (CTDCC)

4.Chủ nhiệm lập dự án: Hoàng Gia Trung 5.Mục tiêu đầu tư xây dựng:

-Tạo ra một điểm trung chuyển với công suất phục vụ khoảng 46 xe buýt/giờ/hướng, Phục vụ xấp xỉ 1200 hành khách trung chuyển cho một giờ/hướng;

-Nâng cao chất lượng VTHKCC từ phương tiện đến nhân lực để đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững của thành phố Hà Nội;

-Tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho hành khách tiếp cận với xe buýt; -Xây dựng thí điểm làn đường dành riêng cho xe buýt lần đầu tiên tại Hà Nội sử dụng làn đường giữa của tuyến;

-Áp dụng phương tiện xe buýt tiêu chuẩn thử nghiệm và làm cơ sở cho phát triển chiến lược;

6.Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng:

a.Hạng mục 1: Cải tạo hạ tầng xe buýt đoạn hành lang Long Biên - Yên Phụ

b.Hạng mục 2: Thiết kế điểm trung chuyển và đường dành riêng cho xe buýt trên đường Hoàng Quốc Việt

c. Hạng mục 3: Đầu tư mua xe buýt tiêu chuẩn

d. Hạng mục 4: Xây dựng điểm trung chuyển tại Nhổn và nghiên cứu đề xuất một điểm trung chuyển đa phương thức tại khu vực ga đầu cuối Nhổn thuộc tuyến ĐSĐT số 3.

7.Địa điểm xây dựng: Thành phố Hà Nội 8.Diện tích sử dụng đất:

-Tuyến Yên Phụ: 11766 m2 bao gồm cả phần đường hiện trạng và làm mới

-Tuyến Hoàng Quốc Việt: 19215 m2 bao gồm cả điểm trung chuyển và làn đường dành riêng cho xe buýt.

9.Phương án xây dựng ( Thiết kế cơ sở ).

a.Hạng mục 1: Cải tạo hạ tầng xe buýt đoạn hành lang Long Biên - Yên Phụ

-Chiều dài làn đường dành riêng 1030m, kéo dài từ điểm trung chuyển Long Biên đến gần nút giao Yên Phụ - đường Thanh Niên.

+ Bề rộng mặt đường cho các loại phương tiện: Bm= 2 x 10m +Hai dải phân cách giữa Bpc1= 3,50m và Bpc2= 4,50m

+Vỉa hè Bvh1= 4,50m và Bvh2= 4,0m

+Bề rộng mặt đường dành riêng cho xe buýt: Bb=2 x 3,50m -Số lượng điểm dừng đỗ trên toàn tuyến: 4

-Số lượng nhà chờ xe buýt tiêu chuẩn: 4

-Hệ thống đèn tín hiệu dành riêng cho xe buýt : 02 hệ thống. -Chiều dài bó vỉa: 1350 m

-Tổng diện tích bê tông asphalt làm mới: 1937 m2

-Tổng diện tích trải bê tông asphalt mặt đường xe chạy: 9829 m2

-Các hạng mục khác: diện tích lát gạch block, cống, ô bó gốc cây xem chi tiết trong phụ lục;

b.Hạng mục 2: Thiết kế điểm trung chuyển và đường dành riêng cho xe buýt trên đường Hoàng Quốc Việt.

Quy mô thiết kế điểm trung chuyển:

Chiều dài toàn bộ đoạn trung chuyển 350m, trong đó bao gồm các thành phần sau:

-Khu đón trả khách số 1 bao gồm: dài 75m, rộng 6,5m cho phép xe buýt dừng đỗ dón trả khách và có thể vượt xe. Thiết kế cửa vào cho xe buýt 6,5m và khống chế cửa ra cho xe buýt là 4,5m.

-Khu đón trả khách số 2 bao gồm: Đoạn tuyến 2 có chiều dài 75m, rộng 6,5m cho phép xe buýt dừng đỗ dón trả khách và có thể vượt xe; và bờ ke số 3 cho hành khách chờ đón xe buýt. Thiết kế của ra cho xe buýt 3,5m.

-Kết cấu áo đường các tuyến được thiết kế loại mặt đường Asphan cao cấp A1 theo tiêu chuẩn 22TCN-211-06.

-Mặt đường có bó vỉa 2 bên loại không đan, thoát nước theo chiều dọc tuyến.

-Bờ ke số 2 là nơi phân tách hai chiều chuyển động của xe buýt, đồng thời là nơi cho phép hành khách kết nối với cầu bộ hành để qua đường và kết nối bờ ke số 1 và số 3.

-Nhà điều hành và bán vé xe buýt, nhà vệ sinh công cộng được bố trí trên bờ ke số 2.

-Bố trí 05 vị trí đỗ xe cho xe buýt dừng đỗ tạm thời khi dãn cách đầu, cuối. Các vị trí đỗ xe này được bố trí dọc hai bên dải phân cách giữa trong phạm vi điểm trung chuyển.

-Chi tiết các hạng mục được trình bày trong phần thiết kế cơ sở.

Quy mô thiết kế đường dành riêng cho xe buýt:

-Chiều dài đoạn tuyến dành riêng cho xe buýt là 1600m;

-Bề rộng mặt đường dành riêng cho xe buýt gồm 2 làn xe rộng: 7m

- Ket cấu áo đường các tuyến được thiết kế loại mặt đường Asphan cao cấp A1 theo tiêu chuẩn 22TCN-211-06.

Mặt đường có bó vỉa 2 bên loại có đan một bên, dốc ngang một phía. Số lượng nhà chờ xe buýt tiêu chuẩn bố trí trên đoạn đường dành riêng cho xe buýt (không kể tại vị trí điểm trung chuyển): 04 nhà chờ cho mỗi hướng.

Thiết kế chi tiết các hạng mục được trình bày trong phần thiết kế cơ sở. Chiều dài bó vỉa: 4684 m

Tổng diện tích bê tông asphalt làm mới: 15015m2 Các hạng mục khác: xem chi tiết trong phụ lục c.Hạng mục 3: Đầu tư mua xe buýt tiêu chuẩn

Dự án sẽ mua một xe buýt tiêu chuẩn, nhập khẩu EU để vận hành thử nghiệm tại Hà Nội và đảm bảo các tiêu chí sau:

-Thuận tiện cho người già, người khuyết tật đảm bảo các yêu cầu tối thiểu yêu cầu: với độ rộng cửa 80cm, chiều cao sàn tối đa 60cm, chiều cao trần tối thiểu 180cm

-Sử dụng bộ truyền lực chủ động để đảm bảo an toàn và dễ dàng dàng cho lái xe điều khiển.

d.Hạng mục 4:

-Xây dựng điểm trung chuyển tại Nhổn và nghiên cứu đề xuất một điểm trung chuyển đa phương thức tại khu vực ga đầu cuối Nhổn thuộc tuyến ĐSĐT số 3:

Do tính chất và quy mô của hạng mục nên trong nội dung thực hiện dự án này hạng mục 4 sẽ được nghiên cứu kỹ hơn trong một dự án khác.

10. Loại, cấp công trình: Đường trục chính đô thị cấp II 11. Tổng mức đầu tư dự án: Dự kiến là 41,264,304,823 đồng. 12. Nguồn vốn đầu tư:

-Vốn viện trợ không hoàn lại của vùng Ile-de-France: 30,542,684,546 đồng.

-Vốn ngân sách của thành phố: 8,664,379,150 đồng.

13.Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư là Sở GTVT giao Trung tâm quản lý và điều

hành giao thông đô thị Hà Nội trực tiếp quản lý dự án. 14. Thời gian thực hiện dự án:

-Thời gian thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư: Quý II năm 2012.

-gian hoàn thành kết thúc dự án: Theo thỏa thuận với Vùng Ile de France và theo dự án được duyệt.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập Trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị Hà Nội (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w