1. Sở giao thông Vận tải là cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và toàn diện đối với Trung tâm.
2. Trung tâm nhận mọi chỉ thị của sở giao thông vận tải và triển khai kịp thời nội dung nhiệm vụ được giao.
3. Thực hiện chế độ báo cáo tiến độ thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao.
4. Trung tâm chịu sự hướng dẫn nghiệp vụ của các phòng ban chức năng thuộc Sở Giao thông Vận tải để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
-Điều 15. Đối với các cơ quan quản lý chuyên ngành của thành phố
Trung tâm được quan hệ trực tiếp để thực hiện nhiệm vụ theo chương trình kế hoạch được giao. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền quy định, Giám đốc Trung tâm phải xin ý kiến của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải.
-Điều 16. Đối với chính quyền địa phương
Trung tâm chịu sự quản lý của chính quyền địa phương về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, về quản lý dân cư và lao động, về kết cấu hạ tầng … trên cơ sở luật pháp Nhà nước và của Thành phố.
1. Trung tâm được phép quan hệ với các đơn vị nghiên cứu, tư vấn, với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có đủ tư cách pháp nhân để triển khai nhiệm vụ được giao.
2. Quan hệ giữa Giám đốc với BCH Công đoàn.
3. Quan hệ giữa Ban Giám đốc với Chi bộ Trung tâm thực hiện theo quy định của Đảng và các quy định về việc phối hợp công tác do Trung tâm xây dựng.
4. Quan hệ giữa Ban Giám đốc, Công đoàn Trung tâm được thực hiện theo Quy chế hoặc Nghị quyết về mối quan hệ công tác và lề lối làm việc giữa Ban Giám đốc va Thường vụ Công đoàn Trung tâm
5. Quan hệ giữa Ban giám đốc Trung tâm với đoàn thanh niên,…
a. Sáu tháng một lần Giám đốc hoặc Phó Giám đốc được Giám đốc ủy quyền làm việc với thường vụ Công đoàn, Thường vụ Đoàn Thanh niên để thông báo những chủ trương công tác của Trung tâm, biện pháp giải quyết và lắng nghe những ý kiến của đoàn viên Công đoàn, ý kiến đóng góp của các đoàn thể về hoạt động của Trung tâm.
b. Người đứng đầu các đoàn thể Trung tâm được mời tham dự các cuộc họp, hội nghị do Ban giám đốc chủ trì có nội dung liên quan đến hoạt động, quyền và nghĩa vụ hợp pháp và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tập thể đoàn thể đó.
c. Giám đốc tạo điều kiện thuận lợi để các đoàn thể trên hoạt động có hiệu quả, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính của Trung tâm; tham khảo ý kiến của các đoàn thể trước khi quyết định có vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của đoàn viên cũng như của CBCCVC và lao động hợp đồng trong Trung tâm.
6. Quan hệ giữa lãnh đạo các phòng chuyên môn với cấp ủy, các tổ chức đoàn thể và cán bộ, công chức, viên chức, lao động trong phòng, tổ.
a. Lãnh đạo các phòng, tổ tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức Đảng và các đoàn thể hoạt động theo đúng điều lệ, tôn chỉ, mục đích, phối hợp với cấp ủy và các đoàn thể chăm lo và tạo điều kiện làm việc học tập, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ ch cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong phòng, tổ; đảm bảo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Trung tâm, xây dựng nếp sống văn hóa ở công sở và kỷ luật lao động.
b. Cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng và đảng viên, đoàn viên Công đoàn, đoàn thanh niên phải gương mẫu hoàn thành tốt công việc được giao theo đúng quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, luật lao động, nội quy lao động, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về
nhiệm vụ và trách nhiệm của người đảng viên ; giải quyết công việc thủ tục và thời giam; chịu trách nhiệm trước lãnh đạo phòng, tổ về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
Điều 18. Quan hệ quốc tế.
1. Trung tâm được phép quan hệ với các tổ chức Quốc tế ( Chính phủ và phi chính phủ ) Tổ chức kinh tế và doanh nghiệp nước ngoài theo quy định pháp luật để triển khai thực hiện các chương trình, dự án do thành phố và sở giao thông vận tải chỉ đạo.
2. Chấp hành các nguyên tắc, quy định hiện hành và chịu sự quản lý của Nhà nước trong công tác đối ngoại.
3. Giám đốc Trung tâm cử cán bộ viên chức và lao động hợp đồng thuộc Trung tâm tham dự các hoạt động đào tạo, huấn luyện, thực tập, tham quan hội thảo … ở nước ngoài theo các chương trình hợp tác Quốc tế, trình Sở chủ quản và các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Chương III.
Các nghiệp vụ chủ yếu của trung tâm điều hành và quản lý giao thông đô thị Hà Nội
3.1. Nghiên cứu và phát triển hệ thống mạng lưới VTHKCC và tổ chức quản lý điều hành trên địa bàn Hà Nội. chức quản lý điều hành trên địa bàn Hà Nội.
3.1.1. Một số khái niệm.
1. Vận tải khách công cộng bằng xe buýt là hoạt động vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành.
2. Tuyến xe buýt là tuyến vận tải khách cố định bằng ô tô, có điểm đầu, điểm cuối và các điểm dừng đón trả khách theo quy định.
a) Tuyến xe buýt đô thị là tuyến xe buýt có điểm đầu, điểm cuối tuyến trong đô thị;
b) Tuyến xe buýt nội tỉnh là tuyến xe buýt hoạt động trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nối các thành phố, thị xã, huyện, khu công nghiệp, khu du lịch;
c) Tuyến xe buýt lân cận là tuyến xe buýt có lộ trình đi từ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến các tỉnh lân cận, các khu công nghiệp, khu du lịch (điểm đầu, điểm cuối và lộ trình của một tuyến không vượt quá 2 tỉnh, thành phố; nếu điểm đầu hoặc điểm cuối thuộc đô thị loại đặc biệt thì tuyến không vượt quá 3 tỉnh, thành phố).
3. Xe buýt là ô tô chở khách có thiết kế từ 17 ghế trở lên và có diện tích sàn xe dành cho khách đứng (diện tích dành cho 1 khách đứng là 0,125m2) theo tiêu chuẩn quy định.
4. Điểm dừng xe buýt là những vị trí xe buýt phải dừng để đón hoặc trả khách theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
5. Điểm đầu, điểm cuối của tuyến xe buýt là nơi bắt đầu, kết thúc của một hành trình xe chạy trên một tuyến.
6. Kết cấu hạ tầng phục vụ xe buýt: Ngoài hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ chung cho việc hoạt động của các phương tiện cơ giới và người đi bộ còn có: làn đường xe buýt hoạt động, đường dành riêng, đường ưu tiên cho xe buýt, điểm đầu, điểm cuối, điểm trung chuyển xe buýt, nhà chờ xe buýt, biển báo và các vạch sơn tại các điểm dừng, bãi đỗ dành cho xe buýt, các công trình phụ trợ phục vụ hoạt động khai thác vận tải khách công cộng bằng xe buýt.
7. Biểu đồ chạy xe buýt trên một tuyến là tổng hợp các lịch trình chạy xe của các chuyến xe tham gia vận chuyển trên tuyến trong một thời gian nhất định.
8. Vé lượt là chứng từ để khách sử dụng đi một lượt trên một tuyến xe buýt.
9. Vé tháng là chứng từ để khách sử dụng đi lại thường xuyên trong tháng trên một hoặc nhiều tuyến xe buýt.
3.1.2.Mạng lưới tuyến xe bus trên địa bàn Hà nội. Sơ đồ hệ thống xe bus trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Bảng 1.Các tuyến xe bus trên địa bàn thành phố Hà Nội.
STT Tên tuyến SHT Cự ly ( km ) Phương tiện
Cự ly tuyến
Cự ly
HĐ KH VD